Cây cảnh

Lọc
Làm mới

Màu sắc

Giá

Thương hiệu

Sản phẩm: 49
Cây Huyết Giác

Cây Huyết Giác

1.100.000 đ
Cây Phong Giả

Cây Phong Giả

1.210.000 đ
Cây Dừa Giả

Cây Dừa Giả

1.320.000 đ
Cây Dola Bạc

Cây Dola Bạc

1.540.000 đ

Bí quyết chọn mua cây cảnh theo nhu cầu

Việc lựa chọn cây cảnh trong không gian nội thất tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần lưu ý rất nhiều. Theo dõi bài viết ngay bên dưới để lưu về những mẹo lựa chọn cây cảnh phù hợp theo nhu cầu sử dụng và phong cách nội thất, kèm theo cách chăm sóc cây cảnh.

Tìm hiểu về cây cảnh 

Công dụng của cây cảnh

Cây cảnh không chỉ làm cho môi trường sống của chúng ta thêm xanh mát và sinh động, mà còn có nhiều công dụng khác. Dưới đây là một vài công dụng của cây cảnh:

  • Tạo không gian xanh: Cây cảnh mang lại một môi trường xanh mát và tự nhiên trong nhà hoặc ngoài trời. Chúng giúp cải thiện chất lượng không khí, hấp thụ bụi và các chất ô nhiễm khác, giúp làm sạch không khí xung quanh.
  • Cân bằng độ ẩm: Một vài loại cây cảnh có khả năng cân bằng độ ẩm trong môi trường nhà ở. Chúng hấp thụ nước thông qua rễ và phát huy lại nước này qua các lỗ thông khí trên lá, tạo ra hiệu ứng tạo ẩm tự nhiên trong không gian xung quanh.
  • Giảm tiếng ồn: Cây cảnh cũng có thể làm giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh và tạo ra một không gian yên tĩnh hơn.
  • Cải thiện tâm trạng và sức khỏe: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên và cây cảnh có thể cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe. Chỉ cần ngắm nhìn cây cảnh và tiếp xúc với thiên nhiên trong không gian sống có thể giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn.
  • Trang trí và tạo không gian sống hài hòa: Cây cảnh là một phần quan trọng trong trang trí nội thất và ngoại thất. Chúng mang lại màu sắc, hình dáng và sự sống động cho không gian sống, tạo ra một môi trường hài hòa và thu hút mắt.
  • Tạo khí hậu mát mẻ: Trồng cây cảnh ở các khu vực ngoài trời có thể tạo ra một không gian mát mẻ hơn, giúp giảm nhiệt độ
  • Đuổi côn trùng: Một số loại cây còn có khả năng thanh lọc không khí và xua đuổi côn trùng, tạo ra mảng xanh

Ý nghĩa phong thủy của cây cảnh

Theo quan niệm phong thủy, cây cảnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cân bằng và hài hòa năng lượng trong không gian sống:

  • Tăng cường năng lượng: Theo phong thuỷ, cây cảnh với màu xanh tươi tắn và vươn lên mạnh mẽ sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới, tượng trưng cho sự sống và sự phát triển. Chúng thường được đặt trong các vị trí phù hợp trong nhà hoặc văn phòng để tăng cường sự nhiệt tình, sự tự tin và năng lượng tích cực.
  • Hấp thụ năng lượng xấu: Một số cây cảnh được cho là có khả năng hấp thụ và biến đổi năng lượng xấu, giúp làm sạch không gian và đem lại cảm giác yên bình. Chúng có thể đặt trong các vị trí có năng lượng tiêu cực hoặc nơi có sự chênh lệch năng lượng để cân bằng và làm dịu không gian.
  • Cân bằng âm và dương: Cây cảnh đóng vai trò trong việc cân bằng âm và dương, hai nguyên tắc tương đối và trái ngược trong phong thủy. Những cây cảnh có hình dáng cân đối, lá và hoa đẹp mắt có thể tạo ra sự hài hòa giữa hai yếu tố này, tạo ra sự cân bằng và sự thông suốt trong môi trường sống.
  • Mang lại may mắn và thịnh vượng: Một vài loại cây cảnh được cho là mang lại may mắn và thịnh vượng theo quan niệm phong thủy. Ví dụ, cây kim tiền được coi là mang lại tài lộc và giàu có, cây phát tài được cho là tạo ra sự thịnh vượng và may mắn, cây kim ngân hay lan hồ điệp cũng được nhiều gia chủ ưa chuộng.

Các loại cây cảnh phổ biến được nhiều gia chủ lựa chọn

  • Cây Kim tiền: Cây Kim tiền được coi là loài cây mang lại tài lộc và giàu có cho gia chủ, Cây có tán rộng, thân cao tượng trưng cho sự ăn nên, làm ra. Nó thường được trồng để thu hút tiền bạc và may mắn về tài chính.
  • Cây Kim ngân: Cây Kim ngân được coi là cây mang lại sự may mắn và tài lộc như cái tên của nó - tiền vàng. Đồng thời cây cũng có khả năng hấp thụ năng lượng tiêu cực, thanh lọc không khí. Đối với người làm trong nhóm ngành kinh doanh như buôn bán, đầu tư thì trồng một cây kim ngân là một lựa chọn phù hợp để  chiêu dụ tiền tài. 
  • Cây Lan ý: Cây Lan ý là một loại cây hoa phổ biến và được coi là biểu tượng của sự thanh cao và tươi mới. Cây lan ý thường có ý nghĩa phong thủy xua đuổi vận xui, tăng vượng khí, phòng tránh được tiểu nhân. Nó thường được trồng tại các không gian nội thất để trang trí và làm dịu không gian.
  • Cây Lưỡi hổ: Cây Lưỡi hổ được cho là mang lại sự may mắn và bảo vệ môi trường sống khỏi năng lượng tiêu cực, xua đuổi tà khí, sự xui xẻo trong gia đình. Cây này cũng có khả năng lọc không khí và làm sạch môi trường cực kỳ tốt.
  • Cây Phát tài: Cây Phát tài được cho là mang lại sự thịnh vượng và tài lộc. Nó có thân cây dạng gốc dây và lá màu xanh đậm. Cây phát tài có thể phát triển và sống khỏe trong môi trường nước nên được ví von với ngụ ý tốt đẹp là mang đến tài lộc, may mắn, tiền vào như nước,
  • Cây Phú quý: Cây Phú quý là một loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc. Cây có tán lá dày rộng, điểm xuyến một chút màu đỏ và màu xanh.
  • Cây Ngọc ngân: Cây Ngọc ngân có lá mượt mà và thường trồng trong chậu treo hoặc để leo trên giá sách. Loại cây này được coi là biểu tượng của tài lộc và sự thịnh vượng. Ngoài ra, loài cây này còn có ý nghĩa mang đến sự hanh thông, giúp bạn đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp.
  • Cây Sen đá: Cây Sen đá được xem là loại cây tượng trưng cho sức sống dẻo dai, trường tồn, vĩnh cửu. Sen đá còn giúp cho chủ nhân thuận lợi hơn về mặt tiền bạc, thăng tiến trong công danh sự nghiệp, , cũng như thu hút năng lượng tích cực và tạo ra cân bằng không gian.
  • Cây Xương rồng: Cây Xương rồng thường được coi là biểu tượng của sức mạnh, bền bỉ và may mắn.

Gợi ý một số cây cảnh trồng trước nhà

  • Cây lộc vừng: Cây lộc vừng là loại cây có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, bình an và hòa thuận.
  • Cây cau cảnh, dừa cảnh: Mang ý nghĩa che chắn, bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu. Cây cau cảnh có dáng cao vút, không làm khuất ánh sáng, nắng sớm hay ngăn cản gió thổi vào nhà.
  • Cây họ cam, chanh, quất: Là những loài cây họ cam chanh, có màu sắc tươi sáng, quả tròn trịa, mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Chính vì vậy, đây là những loài cây được nhiều gia đình lựa chọn để trưng bày trong dịp Tết.
  • Cây vạn niên thanh: Trong phong thủy, vạn niên thanh mang đến sự sung túc, hòa hợp trong hôn nhân và sống thọ cho gia chủ. Đối với sức khỏe, cây vạn niên thanh có khả năng giải độc, chữa bệnh suy nhược và lọc không khí.
  • Cây thiết mộc lan: Còn gọi là cây phát tài, là loại cây có lá xanh bóng, rìa lá màu vàng tươi, mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây có thể thu hút tài lộc, xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, sức khỏe cho gia chủ. 
  • Cây tre, trúc: Loài cây thân thẳng, mảnh mai, mọc thành bụi, có sức sống mãnh liệt, bất khuất, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Vì vậy, cây tre, trúc được coi là biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe, may mắn, tài lộc và sự đoàn kết, gắn bó.
  • Cây ngũ gia bì: hường được chọn để trồng trước nhà vì mang nhiều tầng ý nghĩa. Đối với y học, cây có tác dụng hấp thụ nhiều khí độc, xua đuổi muỗi. Còn đối với phong thủy, cây ngũ gia bì tượng trưng sự trường thọ, may mắn.

Gợi ý một số loại cây cảnh để bàn

  • Cây hồng môn: Có lá hình ống trụ, màu xanh tươi. Hoa của cây có màu đỏ tươi, hình trái tim, tượng trưng cho tình yêu, sự quyết tâm và thành công. Cây có khả năng điều hòa không khí và dễ chăm sóc nên rất phù hợp để đặt trên bàn làm việc.
  • Cây sống đời: Có nhiều màu sắc tươi tắn, mang đến không gian tràn đầy sức sống. Lá cây dày, mọng nước, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. Lá cây khi rơi xuống đất có thể mọc lên cây con mới, thể hiện sự kiên cường, bất khuất.
  • Cây trạng nguyên: Loài hoa mang tên một vị quan trong triều đình, có lá màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự thành công. Cây được cho là mang lại may mắn và thăng tiến trong công việc.
  • Cây huy hoàng: Cây có lá to, xanh nhạt, đan xen những đốm trắng hoặc hồng. Cây tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý và may mắn. Đặt cây ở bàn làm việc giúp công việc thuận lợi, tinh thần thoải mái và mọi sự suôn sẻ.
  • Cây Ngân hậu: còn gọi là cây Minh Ty Rằn hay Vạn Niên Vạch, lá cây màu xanh đậm, có nhiều đốm trắng, hoa mọc ở đỉnh cây. Cây Ngân hậu có đặc điểm không rụng lá, thích hợp để bàn, giúp lọc không khí hiệu quả.
  • Vạn niên thanh: Là loại cây được ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cây có tên gọi mang ý nghĩa "vạn năm xanh tươi", tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe và may mắn.
  • Cây Lan Ý: Là loại cây có khả năng lọc không khí, tăng độ ẩm, giúp da không bị khô khi ngồi điều hòa. Hoa Lan Ý trắng tinh khôi, nở vào ban đêm, mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho gia chủ.

Lưu ý khi mua sắm cây cảnh

Có một số lưu ý quan trọng sau đây giúp bạn chọn mua được cây cảnh phù hợp:

  • Bạn cần xác định được lượng ánh sáng trong không gian mà bạn muốn đặt cây cảnh. Một số loại cây cần ánh sáng mạnh, trong khi các loại khác thích hợp với ánh sáng yếu hơn.
  • Xem xét không gian mà bạn muốn đặt cây cảnh và xác định kích thước tối ưu cho cây. Đừng chọn cây quá lớn cho không gian nhỏ, và ngược lại, đừng chọn cây quá nhỏ cho không gian rộng lớn.
  • Chọn loại cây cảnh phù hợp với tần suất chăm sóc của bạn. Một số cây cần chăm sóc đặc biệt và quan tâm đều đặn, trong khi nhiều loại cây cảnh khác có thể tự nhiên và dễ chăm sóc hơn. Vì vậy bạn cần xem xét xem bạn có đủ thời gian để chăm sóc loại cây đó không nhé.
  • Bạn cần xác định rằng bản thân muốn tìm cây để trang trí không gian nội thất, làm mát không gian, tạo ra không gian xanh hay mang lại may mắn và tài lộc để chọn được loài cây thích hợp với mục đích sử dụng.
  • Kiểm tra tình trạng của cây trước khi mua. Hãy chắc chắn rằng cây có lá màu tươi sáng, không có dấu hiệu của sâu bệnh, và có hệ rễ và thân cây khỏe mạnh. Chọn những loại cây tương hợp với khí hậu và điều kiện sống trong khu vực của bạn
  • Nếu bạn không chắc chắn về việc chọn cây cảnh, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ nhân viên cửa hàng cây cảnh hoặc các chuyên gia về cây trồng.

Lợi ích của cây cảnh giả

  • Thân thiện với vật nuôi và trẻ em: Cây cảnh giả không gây độc hại, an toàn cho những gia đình có thú cưng hay trẻ nhỏ hay nghịch phá.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: So với cây cảnh thật bạn phải chăm sóc như bón phân, tưới nước và phơi nắng. Cây cảnh giả chỉ cần phủi bụi thường xuyên mà không quá nhiều công sức.
  • Linh hoạt trong trang trí: Cây cảnh giả có nhiều loại, kích thước và kiểu dáng, đáp ứng mọi nhu cầu trang trí nội ngoại thất. Bạn có thể dễ dàng thay đổi vị trí hoặc tạo hình theo ý muốn.
  • Tiết kiệm chi phí: So với việc mua và chăm sóc cây thật, cây cảnh giả có giá thành rẻ hơn và tiết kiệm chi phí về lâu dài.
  • Bảo vệ sức khỏe: Với những người bị hen xuyễn hay di ứng phấn hoa, cây cảnh giả là giải pháp trang trí thay thế phổ biến.

Các loại cây cảnh giả phổ biến

  • Cây cảnh giả kích thước lớn: Những loại cây này tạo ấn tượng mạnh, chẳng hạn như cây xương rồng hoặc cây bàng Singapore. Cây dừa giả hoặc cây chuối cũng mang lại vẻ đẹp không kém. 
  • Cây cảnh giả kích thước nhỏ: Cây cảnh giả nhỏ gọn có thể di chuyển linh hoạt và mang lại phong cách nhiệt đới cho bất kỳ căn phòng nào. Chậu cây cảnh nhỏ có vô vàn lựa chọn cho bạn để trang trí bàn việc, bàn học, bàn ăn,...
  • Bó hoa giả: Những bó hoa giả loại hoa giả có thể được lựa chọn làm quà tặng hoặc trang trí phòng ngủ do chúng có rất nhiều màu sắc và kiểu trang trí hơn hoa thật. 
  • Vòng hoa khô: Vòng hoa khổ đang là xu hướng hiện nay, đặc biệt để trang trí các dịp lễ hoặc quán cà phê. Nếu bạn sắp có đám cưới, sinh nhật lớn hoặc các lễ hội khác, bạn có thể sử dụng vòng hoa khô, đảm bảo vẻ đẹp trong suốt cả ngày.
  • Vách ngăn cây cảnh giả: Các khu vực làm việc của văn phòng hoặc phòng khách của nhà ở có thể được ngăn cách bởi các tủ cây cảnh giả.

Cách chăm sóc cây cảnh đúng cách

Để chăm sóc cây cảnh đúng cách, bạn có thể lưu lại các mẹo sau đây:

  • Ánh sáng: Đặt cây cảnh ở nơi có ánh sáng phù hợp. Hãy đọc và tìm hiểu sâu về yêu cầu ánh sáng của loài cây cụ thể mà bạn muốn chăm sóc.
  • Tưới nước: Mỗi loại cây có nhu cầu về nước khác nhau. Hãy kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới nước và tránh làm ngập cây. Đảm bảo rằng đất được phơi khô một chút giữa các lần tưới để tránh gây hại cho hệ rễ.
  • Đất và chậu: Sử dụng chất liệu và loại đất phù hợp cho cây cảnh của bạn. Đất phải có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng nước đọng. Đồng thời, chọn chậu có lỗ thoát nước để loại bỏ nước dư thừa.
  • Phân bón: Cung cấp phân bón định kỳ để nuôi dưỡng cây. Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón chuyên dụng cho cây cảnh, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Hãy nhớ không quá sử dụng phân bón, vì điều này có thể gây hại cho cây.
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa cây để giữ được hình dáng và kích thước mong muốn. Loại bỏ các cành cây khô, cành bị hỏng hoặc lá đã chết.
  • Kiểm tra sâu bệnh và sâu bọ: Theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và sâu bọ trên cây. Nếu phát hiện, hãy sử dụng phương pháp kiểm soát tự nhiên hoặc sử dụng thuốc trừ sâu an toàn để loại bỏ chúng.
  • Rửa lá: Định kỳ rửa lá của cây để loại bỏ bụi, cặn bẩn giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn và tăng khả năng quang hợp.
  • Phủi bụi: Đối với cây cảnh giả, việc lau chùi bụi bẩn trên các tán lá, cành hoa thường xuyên giúp cây luôn bóng đẹp.

Trên đây là tổng hợp các mẹo giúp bạn chọn lựa được một chậu cây cảnh phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian nội thất. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm cây cảnh, hãy lựa chọn tại website của Space T.