Chảo

Lọc
Làm mới

Màu sắc

Giá

Thương hiệu

Sản phẩm: 39
Chảo Nhôm Fussen CS 24×5.1cm

Chảo Nhôm Fussen CS 24×5.1cm

662.900 đ
947.000 đ
-30%

Kinh nghiệm mua sắm chảo tiện dụng theo nhu cầu nấu nướng

Chảo là vật dụng không thể thiếu trong mọi gian bếp. Nhưng có những loại chảo nào? Chọn theo tiêu chí ra sao? Sử dụng và bảo quản chảo như nào là đúng thì không hẳn ai cũng biết. Cùng Space T giải đáp các thắc mắc này để chọn lựa chảo phù hợp với nhu cầu sử dụng qua bài viết sau nhé.

Phân loại chảo

Có nhiều cách phân loại chảo hiện nay như: phân theo kích thước, phân theo chất liệu, phân theo công năng sử dụng…

Phân loại theo chất liệu

  • Chảo gang: làm từ gang (hợp kim sắt – carbon), có độ bền cao, khả năng giữ nhiệt lâu. Sử dụng được cho bếp củi, bếp gas, thao tác làm sạch đơn giản, tuổi thọ cao.
  • Chảo nhôm chống dính: làm từ nhôm được phủ lớp chống dính trên bề mặt. Chảo dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên không phù hợp để sử dụng các loại thực phẩm có vị chua, đồng thời dễ biến dạng, móp méo khi gặp tác động mạnh như rơi, va chạm. 
  • Chảo đá chống dính: làm từ chất liệu nhôm hoặc inox phủ đá hoa cương hoặc đá tự nhiên trên bề mặt, inox với bề mặt vân đá, có thể sử dụng cho bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại. 
  • Chảo inox: làm từ inox có phủ lớp chống dính, bề ngoài của chảo thoạt nhìn giống với chảo nhôm chống dính nhưng làm từ chất liệu inox nên chảo có độ bóng và sáng hơn. 

Phân loại theo thiết kế

  • Chảo chống dính: loại chảo phổ biến hiện nay với thiết kế phủ lớp chống dính lên bề mặt giúp bà nội trợ dễ dàng làm các món chiên, rán đơn giản, nhẹ nhàng
  • Chảo xào: là loại chảo thường được thiết kế sâu lòng, miệng rộng cho phép thực hiện thao tác đảo nhẹ nhàng, làm chín thực phẩm theo phương pháp xào đơn giản và đẹp mắt.
  • Chảo hai mặt: loại chảo có thiết kế với 2 mặt chống dính úp vào nhau cho phép bạn lật đồ ăn dễ dàng mà không dần dùng đũa, thậm chí đồ ăn chín nhanh và chín đều hơn khi bạn đậy nắp lại. 
  • Chảo nướng: loại chảo có bề mặt chống dính kết hợp thiết kế rãnh sâu cho phép tách mỡ khỏi thịt nướng hiệu quả. 

Những điều cần lưu ý khi chọn mua chảo

Để chọn được mẫu chảo phù hợp với nhu cầu sử dụng, sau đây là một số điểm bạn nên lưu ý:

  • Chọn chảo phù hợp với chủng loại bếp: mỗi loại bếp sẽ phù hợp với từng loại chảo có thiết kế đế khác nhau, ví dụ: 

+ Với bếp củi bạn nên lựa chọn chảo gang hoặc nhôm;

+ Với bếp gas, bạn có thể chọn chảo đá, chảo nhôm hoặc chảo inox;

+ Với bếp từ, bạn nên chọn chảo có phần đế được thiết kế chuyên biệt

  • Chọn chảo theo chất liệu: chất liệu chảo được ưa thích nhất hiện nay là inox cao cấp hoặc chảo từ hợp kim nhôm, các chất liệu này có khả năng dẫn nhiệt tốt, hầu như không biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và an toàn cho sức khỏe. 
  • Chọn chảo dựa theo chất liệu chống dính: đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, do đó, khi lựa chọn chảo, bạn nên cân nhắc lựa chọn loại chống dính phù hợp (chống dính đá hoa cương, chống dính với men ceramic, chống dính Teflon & Whitford).
  • Chọn chảo dựa theo độ sâu và độ rộng của chảo: các loại chảo miệng rộng, sâu lòng thường cho khả năng nấu nhanh hơn, phù hợp với món xào. Các loại chảo đáy thấp sẽ phù hợp hơn với món chiên. Tuỳ theo nhu cầu nấu nướng và số lượng thực phẩm cần nấu hàng ngày mà bạn lựa chọn loại chảo có kích thước phù hợp.
  • Chọn chảo dựa theo độ nặng hoặc độ dày mỏng: các loại chảo dày, nặng thường có khả năng giữ nhiệt lâu hơn so với chảo mỏng, tuy nhiên trọng lượng nặng sẽ khiến bạn khó cầm hơn. 
  • Chọn chảo theo cỡ: nếu bạn cần loại chảo nấu nướng cho 2 đến 3 người ăn, bạn nên chọn chảo cỡ 24cm đổ xuống, nếu gia đình có nhiều thành viên hơn, bạn có thể cân nhắc dùng chảo cỡ 26cm hoặc 28cm. 
  • Chọn chảo được sản xuất từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo về chất lượng cũng như chế độ bảo hành. 

Cách vệ sinh và bảo quản chảo đúng cách

Sau đây, Space T sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và bảo quản chảo đúng cách để việc nấu nướng đơn giản hơn và giúp chảo tăng tuổi thọ.

  • Với chảo chống dính mới mua về, bạn nên rửa qua để làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt trước khi sử dụng.
  • Với chảo chống dính, bạn có thể sử dụng ít dầu mỡ, thậm chí chiên bánh mì hoặc trứng trên chảo mà không cần mỡ, dầu hay bơ. 
  • Nên nấu ở nhiệt độ vừa phải, không để lửa quá to khiến cho chảo quá nóng hoặc bốc khói, khiến giảm tuổi thọ của lớp chống dính. 
  • Không nên dùng chảo sai mục đích (ví dụ: dùng chảo rán để kho)
  • Không thêm mắm muối trực tiếp vào chảo chống dính trong quá trình đang nấu. bởi độ mặn từ muối tác động lên lớp chống dính đang nóng có thể làm giảm tuổi thọ của chảo. Bạn cũng nên sử dụng chảo xào riêng, chảo chiên (rán) riêng và chỉ sử dụng đúng loại chảo với đúng mục đích.
  • Không nên sử dụng chảo để lưu trữ thức ăn trong thời gian dài. 
  • Vệ sinh và làm sạch chảo bằng vật dụng mềm, không dùng các miếng chùi rửa bằng kim loại có tính chà xát cao có thể khiến lớp chống dính của chảo nhanh bị bong tróc. 
  • Chỉ nên làm vệ sinh chảo khi chảo đã nguội.
  • Không cho chảo vào máy rửa chén bởi nhiệt độ cao và chất tẩy rửa mạnh bên trong máy rửa chén có thể làm bong tróc, giảm tuổi thọ lẫn chất lượng chảo.
  • Không xếp chồng chảo lên nhau mà không có lớp bảo quản bởi có thể khiến chảo bị trầy xước. 
  • Nên thay mới chảo sau một thời gian sử dụng khi phát hiện chảo bị xuống cấp, bong tróc lớp chống dính để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. 

Trên đây là những chia sẻ của Space T về cách phân loại chảo, tiêu chí chọn mua chảo và hướng dẫn bảo quản chảo đúng cách. Nếu bạn đang cần tìm mua chảo để sử dụng trong gia đình, truy cập ngay vào Shop Nội thất của Space T để tham khảo và có thêm lựa chọn nhé.