Cây lộc vừng: Ý nghĩa, giá thành và cách trang trí
21-08-2023Lượt xem: 16404

Cây lộc vừng: Ý nghĩa, giá thành và cách trang trí

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Cây lộc vừng là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích sử dụng để trang trí trong nhà, ngoài sân vườn, nhà hàng hoặc quán cafe. Cùng Space T tìm hiểu về loại cây này, ý nghĩa, giá thành và một số gợi ý bố trí cây phù hợp cho không gian nội thất và ngoài trời.
Mục lục
1. Đặc điểm của cây lộc vừng
2. Cây lộc vừng có những loại nào?
3. Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng
4. Công dụng của lộc vừng trong đời sống
5. Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
6. Giá thành cây lộc vừng
7. Cách bố trí cây lộc vừng trong không gian nội ngoại thất

1. Đặc điểm của cây lộc vừng

Cây lộc vừng (hay cây mưng, cây chiếc) là loại cây thuộc họ lộc vừng, có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Lộc vừng mọc phổ biến ở các vùng đất ẩm ven biển Bắc Úc và Nam Á. Tại Việt Nam, cây lộc vừng phát triển ở khắp mọi miền từ Bắc đến Nam.

Cây lộc vừng có thân gỗ vững chắc, lá xanh mọng mang hình mác độc đáo, cành phân tán tốt tạo nên tán lá rộng lớn. Hoa của cây lộc vừng nở rộ từ thời điểm tháng 3 đến tháng 8, hoa mọc thành chùm nổi bật ở đầu cành, có màu đỏ hoặc trắng với hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu.

Cây lộc vừng có chùm hoa rủ xuống đặc trưng

Cây lộc vừng có chùm hoa rủ xuống đặc trưng

Quả lộc vừng có dạng hình hộp hoặc tròn, đường kính khoảng 9 - 11 cm, với lớp vỏ dày xung quanh hạt. Quả non có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng nâu.

2. Cây lộc vừng có những loại nào?

Tại nước ta, cây lộc vừng có thể chia thành 3 loại phổ biến là cây lộc vừng hoa đỏ, cây lộc vừng hoa trắng và cây rau vừng, với các đặc điểm như sau:

Cây lộc vừng hoa đỏ

Lộc vừng hoa đỏ là loại cây lộc vừng thường thấy và được ưa chuộng nhất hiện nay, có hoa mang sắc đỏ nổi bật và hương thơm dịu dàng. Loài cây này có xuất xứ từ các khu vực đất ngập nước ở Nam Á và quần đảo Philippines. Vì mang sắc đỏ với ý nghĩa đem lại may mắn, nhiều gia đình chọn trồng cây lộc vừng hoa đỏ để làm cây cảnh trang trí nhà.

Loại cây lộc vừng hoa đỏ

Loại cây lộc vừng hoa đỏ

Cây lộc vừng hoa trắng

Giống lộc vừng này có hoa màu trắng ngả hồng, được biết đến với tên khoa học là Barringtonia racemosa. Lộc vừng hoa trắng có mùi thơm thoang thoảng, thường được trồng để trang trí cảnh quan, sân vườn, tạo điểm nhấn cho không gian.

Loại cây lộc vừng hoa trắng

Loại cây lộc vừng hoa trắng

Cây rau vừng

Là loại cây thường được trồng ở các khu vực dọc bờ biển và vùng đất ngập mặn tại miền Nam. Cây rau vừng có tán lá xum xuê, tạo quả trực tiếp từ cành thay vì từ hoa như các loại cây lộc vừng khác.

Loại cây rau vừng

Loại cây rau vừng (Nguồn: Chợ Cây Xanh)

3. Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây cảnh mang giá trị phong thủy to lớn, thể hiện qua việc loại cây này nằm trong bộ tứ "Sanh - Sung - Tùng - Lộc" hoặc thường được xếp vào nhóm "Phúc (cây sung) - Lộc (cây lộc vừng) - Thọ (cây vạn tuế)". Cây lộc vừng là đại diện cho sự thịnh vượng, bình an, hạnh phúc và may mắn.

Ngoài ra, tên gọi của cây lộc vừng cũng mang ý nghĩa sâu sắc: chữ "lộc" trong tài lộc và "vừng" trong câu "vừng ơi, mở cửa ra", có thể hiểu đó là việc mở cửa để chào đón tài lộc vào nhà. Cũng chính vì vậy mà nhiều gia chủ lựa chọn trồng cây lộc vừng ở khu vực lối vào nhà như một cách để đón chào, thu hút tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.

Trong quan niệm cổ xưa, việc trồng cây lộc vừng trong nhà với những bông hoa đỏ kết thành chùm mang ý nghĩa của sự hỷ sự. Màu hoa đỏ đặc trưng của cây lộc vừng còn mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc.

Cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc

Cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc

Gốc cây lộc vừng vững chắc biểu thị ý chí kiên trì, không dễ bị lay động của gia chủ. Đồng thời, cây lộc vừng còn mang thông điệp về gắn kết gia đình và tình bằng hữu, thể hiện qua sự xum xuê của tán cây và hoa kết chùm.

Không chỉ vậy, cây lộc vừng còn có khả năng xua đuổi khí xấu và tà ma, đồng thời mang đến sự thuận lợi cho công việc kinh doanh. Vì vậy nhiều chủ quán cũng lựa chọn trồng cây lộc vừng ở khuôn viên sân vườn hoặc bố trí trong không gian quán.

4. Công dụng của lộc vừng trong đời sống

Ngoài ý nghĩa phong thủy và tạo vẻ đẹp cho không gian sống, cây lộc vừng còn là nguồn dược liệu với những lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe. Mỗi bộ phận của cây đều có thể tạo thành các loại thuốc chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh liên quan đến da liễu, tai mũi họng, đường tiêu hóa,...

  • Rễ lộc vừng: rễ cây có vị đắng, được sử dụng để giảm viêm, trị nấm da, giải nhiệt, hạ sốt, giảm loãng đờm, trị ho và còn được sử dụng để chế tạo thành thuốc trị sởi.
  • Vỏ lộc vừng: vỏ cây lộc vừng chứa nhiều tanin, có thể sấy khô và sắc nước uống trị tiêu chảy, kiết lị, giảm đau bụng và hạ sốt.
  • Lá lộc vừng: lá cây có vị chua, bên cạnh việc có thể chế biến thành các món ăn còn có giá trị trong việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
  • Hạt lộc vừng: hạt cây lộc vừng chứa tanin và các chất dinh dưỡng quý giá khác, được dùng trong y học phương Tây để tạo thuốc chống ung thư, giảm đau và chống nấm. Ngoài ra, khi trộn với dầu và bột, hạt lộc vừng có thể trị tiêu chảy, đau bụng hoặc các vấn đề liên quan đến mắt.
  • Quả lộc vừng: thường được dùng để điều trị ho, hen suyễn. Ngoài ra có thể ép nước quả lộc vừng xanh để bôi lên vùng da bị chàm để chữa chàm da. Rượu ngâm quả lộc vừng còn có công dụng trị đau răng hiệu quả.

Cây lộc vừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cây lộc vừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe

5. Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Cách trồng cây lộc vừng

Hiện nay, hai cách phổ biến để trồng cây lộc vừng là gieo hạt và chiết cành. Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh hơn và ra hoa tốt hơn, bạn nên sử dụng phương pháp chiết cành.

Quy trình chiết và trồng cây lộc vừng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chiết cành gồm dao, đất, túi nilon, trấu và rễ bèo.

Bước 2: Dùng dao khoanh vỏ cành gốc, bó phần khoanh bằng bùn, trấu, rễ bèo và bọc lại bằng túi nilon để theo dõi sự phát triển của rễ cây.

Bước 3: Khi rễ phát triển đủ, tách và trồng cây ra ngoài vườn hoặc chậu. Nếu bạn trồng lộc vừng ngoài vườn, đào hố với độ sâu phù hợp để đặt cây vào. Nếu trồng trong chậu, hãy chọn chậu có đáy sâu để rễ cây phát triển.

Bước 4: Tưới nước cho cây tiếp tục phát triển với bộ rễ mới. Đối với cây đã chiết, che chắn bảo vệ cành cây để tránh bị cháy nắng hay héo úa.

Trồng cây lộc vừng bằng phương pháp chiết cành

Trồng cây lộc vừng bằng phương pháp chiết cành

Quá trình trồng và chiết cành lộc vừng thường mất vài tháng. Vì vậy, hãy lên kế hoạch và chọn thời gian phù hợp để thực hiện. Ngoài ra, việc chiết cành nên được thực hiện vào tháng 6 hoặc 7 khi thời tiết ấm áp.

Cách chăm sóc cây lộc vừng

Để chăm sóc cây lộc vừng phát triển khỏe mạnh và cho ra hoa đều đặn, bạn nên chú ý đến các yếu tố đất trồng, nước tưới, ánh sáng, phân bón, nhiệt độ và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

  • Đất trồng: Đất trồng cây lộc vừng nên có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để tăng khả năng sinh trưởng cho cây.
  • Nước tưới: Không cần tưới nước nhiều cho cây lộc vừng, chỉ cần tưới khoảng 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho đất, đảm bảo cây phát triển và sinh trưởng tốt. Tần suất tưới có thể giảm khi cây đã đủ trưởng thành.
  • Ánh sáng: Cây lộc vừng ưa sáng, vì vậy khi trồng và bố trí cây nên lựa chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên cần tránh ánh nắng gay gắt khi cây còn non.
  • Phân bón: Đối với đất đã có đủ dinh dưỡng, không cần bón phân nhiều. Chỉ cần bón phân cho cây non, cây mới chiết và khi cây chuẩn bị ra hoa.
  • Nhiệt độ: Cây lộc vừng ưa nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng ở cả môi trường lạnh và nóng.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra các bộ phận của cây lộc vừng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ phù hợp.

Chăm sóc cây lộc vừng

Chăm sóc cây lộc vừng

6. Giá thành cây lộc vừng

Bạn có thể tìm mua cây lộc vừng tại các vườn ươm hoặc mua cây giống từ các trang thương mại điện tử với mức giá từ 40.000 - 130.000 đồng/cây giống. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn mua cây lộc vừng trưởng thành với giá dao động từ 500.000 - 7.000.000 đồng/cây, tùy thuộc vào chiều cao và đường kính thân cây.

7. Cách bố trí cây lộc vừng trong không gian nội ngoại thất

Cây lộc vừng trong không gian nội thất

Với vẻ đẹp thu hút cùng những ý nghĩa, công dụng tuyệt vời trong đời sống, cây lộc vừng là lựa chọn hoàn hảo để tặng trong các dịp tân gia, khai trương hoặc trang trí không gian nội thất nhà ở. Gia chủ có thể đặt chậu lộc vừng ở những vị trí lối vào, phòng khách, phòng làm việc,... để thu hút vượng khí, tài lộc và bình an cho gia đình.

Cây lộc vừng đặt trong không gian nội thất thường là loại cây bonsai

Cây lộc vừng đặt trong không gian nội thất thường là loại cây bonsai

Chậu cây lộc vừng bonsai nhỏ gọn thường được dùng để trang trí phòng khách, phòng làm việc

Chậu cây lộc vừng bonsai nhỏ gọn thường được dùng để trang trí phòng khách, phòng làm việc

Cây lộc vừng ở ngoài trời

Là loại cây thân gỗ có tán rộng nên cây lộc vừng là lựa chọn hoàn hảo để trồng che nắng, trang trí cho sân vườn, cổng vào, hay những không gian công cộng như công viên, vỉa hè,...

Là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thủy nên cây lộc vừng rất thích hợp để trồng ở sân nhà

Là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thủy nên cây lộc vừng rất thích hợp để trồng ở sân nhà

Cây lộc vừng trồng ở sân trước nở hoa rực rỡ khi vào mùa

Cây lộc vừng trồng ở sân trước nở hoa rực rỡ khi vào mùa

Trồng cây lộc vừng ở khu vực cổng trước nhà

Trồng cây lộc vừng ở khu vực cổng trước nhà

Cây lộc vừng bonsai trang trí cho khu vực ban công

Cây lộc vừng bonsai trang trí cho khu vực ban công

Nếu có khoảng sân vườn rộng rãi, gia chủ nên cân nhắc trồng cây lộc vừng để tạo điểm nhấn thú vị cho không gian

Nếu có khoảng sân vườn rộng rãi, gia chủ nên cân nhắc trồng cây lộc vừng để tạo điểm nhấn thú vị cho không gian

Cây lộc vừng có tán rộng nên cũng thường được trồng để làm cây che nắng cho sân vườn, hàng quán

Cây lộc vừng có tán rộng nên cũng thường được trồng để làm cây che nắng cho sân vườn, hàng quán

Không gian vỉa hè xanh mát với cây lộc vừng nở hoa đỏ rực

Không gian vỉa hè xanh mát với cây lộc vừng nở hoa đỏ rực

Cây lộc vừng không chỉ giúp che nắng mà còn làm đẹp cho cả một góc đường

Cây lộc vừng không chỉ giúp che nắng mà còn làm đẹp cho cả một góc đường

Trên đây là những thông tin về cây lộc vừng, ý nghĩa, mức giá cũng như cách bố trí cây phù hợp trong không gian trong nhà và ngoài trời. Với vẻ ngoài ấn tượng, mang nhiều ý nghĩa và công dụng trong cuộc sống, cây lộc vừng là loại cây cảnh mà bạn nên có trong tổ ấm để mang đến không gian sống chất lượng cho gia đình.

Nếu bạn đang có nhu cầu hoàn thiện nội thất cho không gian sống, hãy liên hệ ngay với Space T - nền tảng kết nối chủ nhà với các đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín. Gia chủ sẽ được kết nối, nhận tư vấn, báo giá miễn phí từ các nhà thầu phù hợp nhất với nhu cầu. Tìm hiểu cụ thể tại đây.

Gợi ý các sản phẩm trang trí, nội thất, gia dụng:

1. Cây cảnh & Bình hoa với đa dạng kiểu dáng

2. Hoa lá cành nhiều kích thước và chất liệu khác nhau

3. Chậu cây với những mẫu thiết kế mới nhất, hiện đại và thời thượng

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại Space T Shop.

0

Bình luận

Bài viết liên quan