Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Lọc
Làm mới

Màu sắc

Giá

Thương hiệu

Sản phẩm: 1921
GIÁ SỈ
49.000 đ
GIÁ SỈ
66.000 đ
-18%
80.000 đ
GIÁ SỈ
46.000 đ
-29%
65.000 đ
GIÁ SỈ
155.100 đ
-14%
180.000 đ
GIÁ SỈ
82.280 đ
GIÁ SỈ
45.000 đ
GIÁ SỈ
750.000 đ
GIÁ SỈ
3.750.000 đ
-6%
3.990.000 đ
GIÁ SỈ
4.950.000 đ
GIÁ SỈ
240.000 đ
-20%
300.000 đ
GIÁ SỈ
290.000 đ
GIÁ SỈ
2.200 đ
GIÁ SỈ
39.500 đ
-21%
50.000 đ
GIÁ SỈ
185.000 đ
-30%
265.000 đ
GIÁ SỈ
149.000 đ
-30%
213.000 đ
GIÁ SỈ
73.500 đ
GIÁ SỈ
290.000 đ
-24%
380.000 đ
GIÁ SỈ
45.980 đ
GIÁ SỈ
94.500 đ
GIÁ SỈ
185.000 đ
-54%
400.000 đ
GIÁ SỈ
46.000 đ
-29%
65.000 đ
GIÁ SỈ
43.000 đ
GIÁ SỈ
1.000 đ
GIÁ SỈ
8.000 đ
-20%
10.000 đ
GIÁ SỈ
275.000 đ
-9%
302.500 đ
GIÁ SỈ
73.500 đ
GIÁ SỈ
1.265.000 đ
GIÁ SỈ
80.000 đ
-11%
90.000 đ
GIÁ SỈ
33.000 đ
-9%
36.300 đ
GIÁ SỈ
46.200 đ
-8%
50.000 đ
GIÁ SỈ
2.915.000 đ
GIÁ SỈ
450.000 đ
-31%
650.000 đ
GIÁ SỈ
79.000 đ
-20%
99.000 đ
GIÁ SỈ
61.700 đ
-12%
70.000 đ
GIÁ SỈ
84.000 đ
GIÁ SỈ
102.000 đ
-15%
120.000 đ
GIÁ SỈ
39.800 đ
-9%
43.780 đ
GIÁ SỈ
79.000 đ
GIÁ SỈ
52.500 đ
GIÁ SỈ
1.290.000 đ
GIÁ SỈ
20.000 đ
-33%
30.000 đ
GIÁ SỈ
23.100 đ
GIÁ SỈ
35.000 đ
-30%
50.000 đ
GIÁ SỈ
159.720 đ
GIÁ SỈ
238.700 đ
-37%
380.700 đ
GIÁ SỈ
300.000 đ
-50%
600.000 đ
GIÁ SỈ
136.000 đ
-15%
160.000 đ
GIÁ SỈ
31.500 đ
-50%
63.000 đ
GIÁ SỈ
750.000 đ
GIÁ SỈ
52.500 đ

Để nâng cao tiện ích sử dụng và chất lượng sống, nhiều gia đình cần đến sự hỗ trợ từ nhiều món đồ gia dụng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để lưu về cẩm nang mua sắm đồ gia dụng phù hợp theo nhu cầu sử dụng trong gia đình.

Đồ gia dụng là gì? Đồ gia dụng thông minh là gì?

Đồ gia dụng là gì?

Đồ gia dụng là những sản phẩm được sản xuất để phục vụ cho sức khỏe và cuộc sống tiện nghi của con người bao gồm cá nhân và gia đình. Chúng bao gồm tất cả những món đồ dùng trong nhà như xoong nồi, đồ dùng nhà bếp, bàn ghế, giường tủ và nhiều hơn nữa.

Đồ dùng gia dụng có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như theo chức năng, theo mục đích sử dụng, theo giá cả, theo xuất xứ,...

Đồ gia dụng thông minh là gì?

Đồ gia dụng thông minh là những vật dụng gia đình được tích hợp các tính năng tiện ích hiện đại. Có rất nhiều chức năng trong cùng một sản phẩm. Với cách điều khiển đơn giản, cũng như thao tác dễ dàng, tiện lợi, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho các công việc hàng ngày.

Sản phẩm gia dụng thông minh có thể được điều khiển từ xa qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Người dùng có thể bật/tắt, điều chỉnh nhiệt độ, thời gian,... các thiết bị gia dụng thông minh chỉ bằng một vài thao tác với các ứng dụng kết nối với thiết bị

Đồ gia dụng thông minh còn có thể tự động hoạt động theo lịch trình hoặc theo các cảm biến. Ví dụ, lò nướng thông minh sẽ thông báo về điện thoại người dùng khi nướng bánh xong, máy lạnh thông minh có thể tự động tắt khi phòng không có người,...

Ưu điểm của các sản phẩm đồ gia dụng thông minh

  • Tiện lợi: Đồ gia dụng thông minh có thể được điều khiển từ xa, giúp người dùng dễ dàng sử dụng ngay cả khi không ở gần thiết bị.
  • Tiết kiệm năng lượng: Đồ gia dụng thông minh có thể tự động điều chỉnh công suất hoạt động, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí.
  • An toàn: Đồ gia dụng thông minh thường được tích hợp các tính năng an toàn, chẳng hạn như tự động ngắt điện khi quá tải, giúp đảm bảo an toàn cho người dùng.

Đồ dùng gia đình gồm những gì? Phân loại hàng gia dụng

Dụng cụ ăn uống

  • Bình nước: Bình nước thường làm bằng nhựa, thủy tinh hoặc kim loại và có thể có nắp để đậy kín, giữ nước trong thời gian dài, thuận tiện để sử dụng.
  • Bình giữ nhiệt: Bình giữ nhiệt có lớp cách nhiệt bên trong để giữ nhiệt tốt hơn và có thể được sử dụng để giữ nước nóng hoặc lạnh.
  • Bình ngâm rượu: Loại bình có dùng để đựng các loại rượu ngâm, thường được làm từ thủy tinh với kiểu dáng sang trọng.
  • Ấm trà: Ấm trà là vật dụng không thể thiếu để lưu trữ các loại trà dùng để tiếp khách hay thưởng thức trà, thường có thiết kế tinh tế, làm từ các chất liệu gốm sứ cao cấp. 
  • Bình sữa: Bình làm từ chất liệu an toàn và thiết kế bắt mắt, dùng để đựng sữa cho trẻ.
  • Ly và ca nước: Ly và ca nước thường được làm từ thủy tinh, sứ, nhựa với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau.
  • Ống hút: Dụng cụ dùng để thưởng thức các loại đồ uống một cách dễ dàng, thường làm từ nhựa, giấy, inox hay các vật liệu thân thiện với môi trường.
  • Đĩa: Đĩa có nhiều kích thước, hình dạng và chất liệu khác nhau. Đĩa thường có phần lõm ở giữa để chứa thức ăn.
  • Chén và tô: Chén và tô thường có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, với đáy phẳng và các bên cao hơn để giữ thức ăn không tràn ra ngoài.
  • Muỗng - Nĩa - Dao - Đũa: Muỗng được sử dụng để múc và nắm thức ăn, nĩa được sử dụng để gắp thức ăn, dao được sử dụng để cắt thức ăn thành từng phần và đũa được sử dụng trong nền văn hóa ẩm thực Đông Á.

Vật dụng nhà bếp

  • Hũ gia vị: Đây là các hũ, hộp có nắp kín để lưu trữ, bảo quản gia vị như muối, đường, tiêu, hành, tỏi…
  • Dụng cụ nấu ăn: Bao gồm các dụng cụ như xoong, chảo, nồi, nồi áp suất, nồi hấp và các công cụ khác dùng để nấu ăn
  • Đồ dùng sơ chế: Bao gồm các công cụ để sơ chế thực phẩm trước khi nấu như dao, bàn cắt, rổ, thớt hoặc bất kỳ công cụ nào khác cần thiết để cắt, gọt, rửa và sơ chế thực phẩm.
  • Kệ úp chén đĩa: Đây là các kệ hoặc ngăn chứa dùng để cất giữ chén, dĩa và các đồ dùng ăn uống khác trong nhà bếp để tiết kiệm không gian và giữ cho chén dĩa gọn gàng.
  • Phụ kiện nhà bếp: Các vật dụng khác để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nhà bếp, như bồn rửa, vòi chậu rửa, phụ kiện tủ bếp,...

Bảo quản thực phẩm

  • Hộp bảo quản: Hộp bảo quản thường làm bằng nhựa, thủy tinh hoặc kim loại, có khả năng giữ cho thực phẩm tươi ngon, ngăn chặn sự oxi hóa hoặc tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Hộp cơm - Camen: Đây là một loại hộp đặc biệt được thiết kế để giữ nhiệt và bảo quản cơm nóng trong một khoảng thời gian dài.
  • Máy hút chân không: Là các thiết bị dùng để hút chân không túi thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn.

Đồ dùng phòng tắm

  • Khăn lau: Có nhiều loại khăn lau khác nhau, thường được làm bằng vải mềm như bông, cotton hoặc microfiber để thấm hút nước tốt và mềm mại với da.
  • Phụ kiện phòng tắm: Phụ kiện phòng tắm bao gồm các đồ dùng nhỏ để tiện ích và trang trí phòng tắm như kệ đựng, gương, móc treo, bình chứa xà phòng, thảm phòng tắm,…
  • Vòi hoa sen và vòi xịt vệ sinh: Các dụng cụ phun xịt nước để người dùng vệ sinh cá nhân và làm sạch không gian nhà tắm.
  • Nắp bồn cầu: Phụ kiện dùng để hỗ trợ người dùng khi đi vệ sinh.
  • Hộp đựng giấy vệ sinh: Loại hộp dùng để chứa đựng giấy vệ sinh dùng trong phòng tắm, thường có thiết kế đơn giản và có thể treo tường, giúp tối ưu diện tích nhà tắm.

Đồ dùng sinh hoạt

  • Đồ treo quần áo: Đồ treo quần áo bao gồm móc treo quần áo, gỗ treo áo, gương soi và các bộ phận khác để tạo ra không gian treo và trưng bày quần áo.
  • Dụng cụ vệ sinh nhà cửa: Các dụng cụ, hàng tiêu dùng dùng để hỗ trợ trong việc vệ sinh nhà cửa, như thùng rác, cây lau, chổi, các loại dung dịch vệ sinh,... Có nhiều loại thùng rác như thùng rác nhựa, thùng rác kim loại và thùng rác có nắp kín để giữ cho mùi hôi và rác không lan ra môi trường xung quanh.
  • Vợt muỗi: Sản phẩm dùng để tiêu diệt các loại côn trùng bay như muỗi, ruồi, nhặng,...
  • Phụ kiện công nghệ: Các thiết bị, đồ dùng công nghệ hỗ trợ người dùng cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí như camera, máy chiếu, đồ sạc điện thoại, ổ cắm, các loại pin,...
  • Văn phòng phẩm: Các món đồ dùng thiết yếu cho không gian làm việc như kệ màn hình, giá đỡ điện thoại, hũ đựng bút viết,...

Thiết bị lọc nước

  • Máy lọc nước: Thiết bị điện thông minh với công nghệ lọc tiên tiến tích hợp bên trong, giúp lọc trực tiếp các loại vi khuẩn có hại, mang đến nguồn nước sạch cho gia đình.
  • Cây nước nóng lạnh: Là món đồ dùng hiện đại với chức năng tạo ra nước nóng và nước lạnh nhanh chóng cho gia đình.
  • Bình lọc nước: Dụng cụ có thiết kế đơn giản dùng để lọc nước cho gia đình, thường có thiết kế nhỏ gọn.

Thiết bị gia dụng nhà bếp

Thiết bị phòng bếp gồm các thiết bị điện hữu ích cho khu vực bếp như nồi cơm điện, nồi điện đa năng, ấm đun, ấm siêu tốc, bình thủy điện, bếp gas, bếp điện, lò vi sóng, lò nướng, máy xay, máy pha cà phê, máy ép, máy làm sữa hạt, máy đánh trứng, máy vắt cam, máy hút mùi, máy rửa chén và các thiết bị khác.

Điện gia dụng

Điện gia dụng bao gồm các thiết bị điện sử dụng trong gia đình như máy hút bụi, máy lọc không khí, máy hút và tạo độ ẩm, máy nước nóng, máy giặt, máy sấy, bàn ủi, máy may, đèn bắt muỗi,...

Điện lạnh

Điện lạnh gồm các sản phẩm điện trong nhà giúp tạo ra nguồn nhiệt cao hoặc thấp tùy nhu cầu. Một số thiết bị điện lạnh phổ biến hiện nay là tủ lạnh, tủ đông, tủ mát, máy lạnh, quạt, đèn sưởi nhà tắm,...

Chăm sóc cá nhân

Đồ dùng chăm sóc cá nhân là các sản phẩm hàng gia dụng giúp làm đẹp, chăm sóc, bảo vệ và theo dõi sức khỏe của người dùng. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân điển hình là máy massage, máy tập thể dục, máy sấy tóc, đồ cạo râu, máy tắm nước, máy rửa mặt, máy đo huyết áp, bàn chải điện, tông đơ, mũ bảo hiểm, dụng cụ thể thao, cân sức khỏe, nhiệt kế,...

Đồ du lịch

Đồ dùng du lịch là các sản phẩm tiện dụng khi đi du lịch, dã ngoại, cắm trại, ví dụ như quạt mini, vỉ kẹp nướng BBQ, ấm nước, hộp nhựa, thùng giữ nhiệt, gối kê chân, bàn - ghế xếp, túi chống nước, móc treo giỏ, khăn rằn,…

Thiết bị nhà thông minh

Các thiết bị nhà thông minh được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là các loại công tắc, cảm biến, ổ cắm thông minh, thiết bị báo khói, thiết bị chống trộm, phụ kiện thiết bị chống trộm, relay, motor và điều khiển hồng ngoại.

Đồ dùng cho bé

Đồ dùng cho bé là các sản phẩm đồ dùng gia đình hỗ trợ cho sự phát triển của bé, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, như các món đồ chơi cho bé, dụng cụ học tập, thanh chắn giường,...

Phụ kiện thú cưng

Phụ kiện cho thú cưng là các món đồ dùng cho vật nuôi trong nhà, như đồ chơi cho mèo, nhà cho mèo, nhà cho chó, các dụng cụ để thú cưng ăn uống, vui chơi,...

Dụng cụ sửa chữa

Dụng cụ sửa chữa gồm các thiết bị, dụng cụ, phụ kiện để người dùng cải tạo, sửa chữa các vật dụng trong gia đình. Một số dụng cụ sửa chữa thiết yếu trong nhà là máy khoan và mũi khoan, máy mài, máy cắt, máy cưa, máy chà nhám, máy phát điện, máy bơm nước, máy rửa xe, búa, kìm, tua vít, băng keo điện, thang gấp, bút thử điện, đồ dùng bảo hộ lao động, ổn áp, phụ kiện cửa đi và cửa tủ,...

Những điều cần lưu ý khi chọn mua vật dụng gia đình

Việc lựa chọn đồ gia dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng và phong cách căn nhà sẽ không làm khó được bạn khi nắm rõ các lưu ý:

  • Hãy cân nhắc túi tiền để lựa chọn hàng gia dụng để vừa đáp ứng được các tiêu chí mua sắm vừa đảm bảo có giá thành phù hợp.
  • Công suất đồ gia dụng càng cao càng mang lại kết quả nhanh nhưng sẽ ngốn không ít điện năng. Vì vậy cần chọn món đồ có công suất tương ứng với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
  • Ngoài việc chọn lựa dựa trên tính thẩm mỹ các bạn cần tìm hiểu kỹ chức năng của món đồ gia dụng muốn mua. Đồ gia dụng cao cấp hiện đại được trang bị nhiều tính năng khác nhau như chế độ hẹn giờ, điều chỉnh nhiệt độ, tự động ngắt kết nối, tiết kiệm điện nước …
  • Chế độ bảo hành sẽ bảo vệ quyền lợi mua hàng của bạn, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa vào những năm đầu sử dụng sản phẩm.
  • Các hộ gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi cần tránh mua những thiết bị hiện đại. Thiết bị điều chỉnh phức tạp sẽ gây cản trở họ trong quá trình sử dụng, nếu sử dụng sai cách có thể gây thất thoát không mong muốn.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ gia dụng gia đình?

Đồ gia dụng tiện ích là những vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện nghi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để sử dụng hàng gia dụng một cách hiệu quả và an toàn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:

Đối với đồ gia dụng thông minh

  • Sử dụng sản phẩm chính hãng: Đồ gia dụng thông minh thường có giá thành cao hơn so với các loại đồ gia dụng thông thường, do vậy việc lựa chọn sản phẩm chính hãng sẽ giúp đảm bảo chất lượng, độ bền và an toàn cho người sử dụng.
  • Đặt thiết bị ở vị trí phù hợp: Cần đặt thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nước và các thiết bị điện tử khác để hạn chế nguy cơ chập cháy, nổ.
  • Chú ý nguồn điện: Sử dụng ổ cắm điện riêng cho thiết bị và đảm bảo nguồn điện cung cấp đủ công suất cho thiết bị hoạt động.
  • Cập nhật phần mềm: Đảm bảo phần mềm của thiết bị luôn được cập nhật phiên bản mới nhất để khắc phục các lỗi và cải thiện hiệu năng hoạt động.
  • Vệ sinh thiết bị thường xuyên: Vệ sinh thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất và kéo dài tuổi thọ.

Đối với thiết bị gia dụng bếp

  • Sử dụng dụng cụ nấu nướng phù hợp: Sử dụng dụng cụ nấu nướng có chất liệu phù hợp với loại bếp (bếp gas, bếp từ, bếp điện) để đảm bảo hiệu quả trong nấu nướng, cũng như an toàn cho người sử dụng.
  • Không sử dụng thiết bị khi đang bị ướt hoặc dính dầu mỡ: Nước và dầu mỡ có thể gây chập cháy, nổ cho thiết bị.
  • Vệ sinh thiết bị thường xuyên: Vệ sinh bếp và các dụng cụ nấu nướng sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
  • Kiểm tra định kỳ thiết bị: Nên kiểm tra định kỳ thiết bị bếp gas với thợ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đối với đồ điện gia dụng khác

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu: Xác định nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình trước khi mua sản phẩm để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
  • Sử dụng sản phẩm đúng cách: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Vệ sinh sản phẩm thường xuyên: Vệ sinh sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm hoạt động tốt nhất và kéo dài tuổi thọ.
  • Bảo quản sản phẩm đúng cách: Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và các chất hóa học.

Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng thiết bị điện khi đang có dấu hiệu hỏng hóc: Nếu thiết bị điện có dấu hiệu hỏng hóc, cần ngưng sử dụng ngay và liên hệ với hãng sản xuất để được bảo hành, sửa chữa.
  • Tránh sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc: Việc sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc có thể gây quá tải cho hệ thống điện, dẫn đến nguy cơ chập cháy, nổ.
  • Rút phích cắm điện khi không sử dụng: Rút phích cắm điện của các thiết bị điện khi không sử dụng để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn.

Cách vệ sinh và bảo quản đồ dùng gia dụng đúng cách

Vệ sinh và bảo quản đồ gia dụng đúng cách là rất quan trọng để duy trì sự sạch sẽ, an toàn và đảm bảo tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình. 

Cách vệ sinh đồ dùng gia đình

Bạn cần chuẩn bị vật liệu và sản phẩm vệ sinh như nước, xà phòng nhẹ, giấy vệ sinh, khăn mềm và những sản phẩm vệ sinh đặc biệt phù hợp với từng loại đồ gia dụng cụ thể.

Áp dụng phương pháp vệ sinh phù hợp cho từng loại đồ gia dụng.

  • Đồ gia dụng bằng nhựa: Sử dụng xà phòng nhẹ để làm sạch bề mặt, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh có thể làm hư hỏng bề mặt nhựa.
  • Đồ gia dụng bằng kim loại: Dùng xà phòng nhẹ làm sạch bề mặt kim loại. Sử dụng một khăn mềm hoặc bàn chải để loại bỏ bụi hoặc vết bẩn. Sau đó, rửa sạch và lau khô.
  • Đồ gia dụng bằng thủy tinh: Sử dụng nước và xà phòng nhẹ hoặc dung dịch làm sạch thủy tinh để rửa sạch bề mặt. Tránh sử dụng vật liệu cứng để chà thủy tinh.
  • Đồ gia dụng bằng gỗ: Vệ sinh bề mặt gỗ bằng một miếng khăn mềm hoặc bọt biển ẩm. Tránh sử dụng nước quá nhiều hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể làm hư hỏng bề mặt gỗ.

Bảo quản đồ gia dụng đúng cách

Để đồ gia dụng được bảo quản lâu dài và tránh hỏng hóc, hãy tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Lưu trữ đồ gia dụng ở nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Lưu ý rằng cách vệ sinh và bảo quản đồ gia dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và vật liệu.
  • Hãy luôn tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và áp dụng các phương pháp phù hợp để đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ của đồ gia dụng.

Trên đây là thông tin tổng hợp của Space T về đồ gia dụng thiết yếu. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm đồ gia dụng giá rẻ cho gia đình mình, hãy truy cập ngay Shop nội thất của Space T và tham khảo nhé.

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone