1. Cây phi lao là cây gì?
Nguồn gốc của cây phi lao
Cây phi lao là loại cây có hoa thuộc bộ Fagales, họ Casuarinaceae và còn được gọi với nhiều tên khác như dương phi lao, dương liễu … Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được cây phi lao có nguồn gốc từ châu Úc và những hòn đảo thuộc phía Tây Thái Bình Dương. Cây phi lao xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1986, hiện loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh thành trên cả nước và chủ yếu tại các vùng duyên hải miền Trung.
Cây Phi Lao cảnh là cây gì?
Đặc điểm cây phi lao
Cây phi lao là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 15 - 25m, trên thân cây, vỏ cây có màu nâu nhạt nhưng phần sau lớp vỏ lại có màu nâu hồng. Vỏ cây khi phát triển đến giai đoạn nhất định thường bong ra thành từng mảng lớn. Thân cây phân ra nhiều cành nhỏ, chia thành đốt, màu xanh lá sẫm và đặc biệt là cành của cây sẽ thay lá thực hiện chức năng quang hợp.
Cây có lá đốt, nhỏ như lá kim, có xu hướng tiêu giảm thành vảy nhỏ dài chỉ từ 1 - 2mm, sợi ngắn mọc xung quanh đốt của cành. Lá có màu xanh đậm, tiết vào thu lá ngả sang màu đỏ cam hoặc cũng có thể đột biến chuyển thành màu trắng.
Đặc điểm của cây phi lao
Cây phi lao có hoa đơn tính mọc cùng gốc, nghĩa là có cả hoa đực và hoa cái trên một cây. Hoa đực hình đuôi sóc, màu vàng nâu, mọc thành cụm vòng, không có bao hoa, có một nhị, thường mọc tập trung ở đầu cành tạo cảm giác toàn cây như bị khô cháy. Hoa cái khi nở hoa màu đỏ hồng, mọc ở ngọn cành thành cụm ở giữa ôm sát thân cành khoe sắc đỏ thu hút.
Hoa của cây phi lao
Cây phi lao có hệ rễ cọc ăn sâu xuống lòng đất lên đến 2m, ngoài ra cây còn có hệ rễ phụ mọc ngang lan rộng, có vi khuẩn cố định đạm Frankia. Nhờ vào hệ thống rễ chắc chắn nên cây có thể chịu được mọi tác động từ gió bão cấp 10.
Quả là dạng quả kép hình bầu dục, khi chín vỏ tự hóa gỗ và tự giải phóng các hạt ra ngoài, có khả năng tái sinh cao thành những cây con mạnh khỏe.
Quả của cây phi lao
Cây thích nghi tốt ở những khu vực đồi cát ven biển, đồng bằng, vùng sinh thái nội địa, vùng đồi núi cao. Do đó thường được trồng làm rừng phòng hộ giúp ngăn chặn bão lũ, chắn gió cho các cánh đồng lúa nước ở khu vực miền Trung.
Cây vẫn sinh trưởng tại nơi đất có độ pH 5.5, không giàu cát hoặc đất dốc tầng dày. Nhưng đối với các loại đất có thành phần cơ giới cao hoặc quá khô thì cây sẽ không được phát triển tốt. Từ đó, cây sẽ nhanh biến dạng thành các bụi thấp hoặc chết dần.
Phân loại cây phi lao phổ biến hiện nay
Theo Giáo sư Lâm Công Định, ở Việt Nam phi lao có 2 chủng: phi lao trắng và phi lao tía. Phi lao trắng có đặc điểm gỗ khá mềm và nhẹ, có màu trắng nhưng lại độ bền không cao. Phi lao tía (gỗ màu hồng)mang ưu điểm hơn phi lao trắng là độ bền cao hơn nhưng khá nắng.
2. Ý nghĩa phong thủy của cây phi lao cảnh
Cây phi lao trong phong thuỷ rất phù hợp với người mệnh Mộc, cây được xem là một nạp âm trong mệnh Mộc - Dương Liễu Mộc. Sở hữu ngoại hình nhẹ nhàng, mềm mại nhưng thường người có nạp âm này lại rất nhạy bén, thực tế, nhạy cảm, đa đoan, suy nghĩ phức tạp. Ngoài ra, cây phi lao còn là biểu tượng sự tĩnh lặng, sự bình yên, sự dễ chịu. Dựa vào đó, cây tăng cường sức mạnh, làm chủ tâm trí giúp người trồng cảm thấy an yên, thư thái hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây phi lao cảnh
3. Cây phi lao hợp tuổi gì, mệnh gì?
Dựa vào ý nghĩa phong thuỷ của cây phi lao, có thể biết được cây thích hợp với những người thuộc mệnh Mộc. Không chỉ thế cây còn hợp với người thuộc tuổi Thân như Bính Thân (1956), Mậu Thân (1968), Canh Thân (1980), Nhâm Thân (1992), cây giúp tăng cường sự thẩm mỹ, sự tĩnh lặng và sự sắc sảo trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Cây phi lao nằm trong nhóm cây phong thủy không nên đặt trước cửa nhà, do phần âm trong cây nhiều nên khi trồng trước nhà có thể lôi kéo năng lượng tiêu cực, ngăn cản tài lộc vào nhà. Chính vì thế, cây này thường được trồng ở khu vực sau nhà.
Cây phi lao cảnh hợp tuổi gì, mệnh gì?
4. Công dụng của cây phi lao
- Cây phi lao được trồng ở bìa rừng để bảo vệ thiên nhiên lẫn con người, giúp chắn gió, bão cat bão cát, bão biển cho đồng ruộng, nhà cửa tại các khu vực đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.
- Cây phi lao trong Đông Y có công dụng chữa bệnh rất tốt. Chẳng hạn như, rễ cây chữa các triệu chứng ỉa chảy, lỵ. Vỏ cây có tác dụng làm toát mồ hôi và lợi tiểu, còn lá cây thì có tác dụng kháng khuẩn.
- Chất Tanin trong vỏ dùng để nhuộm lưới đánh cá. Với đặc điểm gỗ nặng, cứng nên phi lao thường dược sử dụng trong việc xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ …
- Cây phi lao được trồng trong chậu làm bonsai để trang trí nhà cửa hay các công trình công cộng làm đẹp cảnh quan đô thị.
Công dụng của cây phi lao
5. Cách trồng và chăm sóc cây phi lao
Cách trồng cây phi lao
Có nhiều phương pháp nhân giống cây phi lao cảnh như chiết và giâm cành, nhân giống từ hạt. Sau đây là các bước trồng cây phi lao:
Bước 1: Chuẩn bị cây giống
- Có thể chọn trồng từ hạt giống hay giâm cành từ cây bố mẹ.
- Để tiết kiệm thời gian, công lao chăm cũng như sức khoẻ của cây nên đến địa chỉ uy tín mua cây con.
Bước 2: Chọn chậu cây
- Chậu có kích thước phù hợp, để cây phát triển thoải mái.
- Chậu phải có lỗ thoát nước để tránh tình trạng rễ úng nước, đất quá ẩm.
Bước 3: Chọn đất trồng
Cây phi lao không kén chọn đất trồng, chỉ cần đất tốt, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng xanh ươm. Kết hợp các loại phân bón để kích thích cây phát triển thuận lợi.
Bước 4: Trồng cây
- Cho đất vào khoảng ⅔ chậu, tạo một hố đất chính giữa
- Đặt bầu cây vào hố đất giữa chậu ngay ngắn.
- Lấp đất xung quanh cây để cây đứng vững.
Bước 5: Tưới nước
Bạn có thể tưới nước cho cây phi lao hàng ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần. Nếu trời nắng nóng, tránh tưới nước cho cây vào buổi trưa, tránh để cây bị chết.
Cách trồng và chăm sóc cây phi lao cảnh
Cách chăm sóc cây phi lao
- Đất trồng: Nhờ vào đặc điểm không kén đất trồng nên cây phi lao khá dễ chăm sóc, nhưng khi trồng trong chậu nên chọn đất trồng và bón phân tốt để cây sinh trưởng tốt. Hãy xới đất, làm cỏ, vun gốc khoảng 2 – 3 lần/năm.
- Ánh sáng: Cây phi lao chịu nắng, gió, sinh trưởng mạnh ở nơi có ánh sáng mặt trời.
- Nước: Cây phi lao rất ưa nước, cây sẽ phát triển mạnh khi đủ nước, nhưng chỉ nên bổ sung nước 2 ngày/lần, tránh tưới quá nhiều khiến ngập úng, thối rễ.
- Phân bón: Rễ của phi lao có thể tự sản xuất lân và đạm bằng cách cộng sinh với các vi khuẩn khác. Chỉ cần tiến hành bón thúc 500g phân rong biển và 50g phân vi sinh 1 năm/lần cho một gốc.
- Cắt tỉa lá: Để lá phi lao phát triển tốt thì cần cắt tỉa định kỳ, đồng thời phòng ngừa cây khỏi các loại sâu (đục thân, ăn lá).
6. Giá thành cây phi lao - cập nhật mới nhất
Cây phi lao được người tiêu dùng yêu thích dùng để trồng trong các công trình, hàng rào, bonsai … Tuỳ vào mục đích sử dụng, kích thước, cây sẽ có những mức giá khác nhau, tham khảo bảng giá chưa tính phí chậu, vận chuyển:
Chiều cao |
Đường kính gốc |
Số lượng |
Giá bán (vnđ) |
1.5 - 3 m |
1 - 5 cm |
1 |
25.000 - 250.000 |
3 - 5 m |
5 - 10 cm |
1 |
250.000 - 850.000 |
4 - 6 m |
10 - 15 cm |
1 |
850.000 - 2.000.000 |
5 - 7 m |
15 - 20 cm |
1 |
2.000.000 - 3.500.000 |
6 - 8 m |
20 - 25 cm |
1 |
3.500.000 - 5.000.000 |
7- 9 m |
25 - 30 cm |
1 |
5.000.000 - 12.000.000 |
7. Hình ảnh đẹp về cây phi lao
Với màu sắc tươi sáng, cây phi lao tạo ra một điểm nhấn sinh động trong không gian sống, mang lại cảm giác sảng khoái và năng động.
Trong nhiều nền văn hóa, lá lớn của cây phi lao được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, giúp tạo ra một không gian sống tích cực và giàu sang.
Nhìn vào cây phi lao có thể mang lại cảm giác thư giãn và tĩnh lặng, giúp giảm căng thẳng và stress trong cuộc sống hàng ngày.
Cây phi lao được trồng làm cây cảnh, tạo ra một không gian sống đẹp mắt và sang trọng, giúp tạo điểm nhấn và tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Cây phi lao là loại cây phổ biến được ưa chuộng trong trang trí nội thất nhờ vào vẻ đẹp của lá và sự dễ dàng trong việc chăm sóc (Nguồn: CayCanhHaNoi.vn)
Thông qua bàn tay của những nghệ nhân mà cây phi lao có rất hình dáng độc lạ, bắt mắt người nhìn (Nguồn: VTCNews)
Đối với những người yêu cây cảnh, đặc biệt là có niềm đam mê với các loại cây bonsai thì phi lao chính là một lựa chọn hoàn hảo.
Cây phi lao mini để bàn thường được sử dụng để trang trí không gian nội thất, từ phòng khách đến văn phòng làm việc, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và tạo điểm nhấn cho không gian.
Phi lao cũng là loại cây dễ trồng và chăm sóc, phù hợp cho nhiều loại môi trường sống khác nhau.
Những cành cây phi lao có thể vươn dài, và uốn cong theo ý muốn của người trồng (Nguồn: iBonsais.com)
Tóm lại, cây phi lao không chỉ là một loại cây cảnh nội thất phổ biến mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực và giá trị trong trang trí nội thất và tạo không gian sống.
Với khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt nên việc chăm sóc cây phi lao khá đơn giản.
Phi lao mang lại rất nhiều lợi ích như tạo bóng mát, làm hàng rào hay là lựa chọn cho những người thích chơi bonsai bởi khả năng dễ tạo hình.
Cây phi lao được trồng để làm vành đai phòng hộ, đưa vào trang trí công trình đường phố, khu dân cư, công trình dân dụng, công viên, nhà ở … Bên cạnh đó, có một số nghệ nhân đưa cây vào danh sách những loại cây bonsai với những tạo hình độc đáo, đẹp mắt. Hi vọng thông tin được cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp các bạn chăm sóc cây phi lao tốt nhất. Và nhớ theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều cách chăm sóc nhà bổ ích nhé!
Đừng quên, Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và công ty nội thất hoàn toàn miễn phí chỉ sau một bước đăng ký kết nối vô cùng đơn giản. Đồng thời, Space T cũng cung cấp nền tảng Shop mua sắm nội thất, đồ gia dụng, đồ trang trí,...với vô vàn sản phẩm, giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi. Tham khảo Space T Shop ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Bình xịt tưới cây
2. Hoa lá cành
3. Đồng hồ
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!