1. Tết Nguyên Đán là gì?
Chắc hẳn ngày Tết (hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền) đã không còn xa lạ với người Việt Nam ta. Đây là một ngày lễ truyền thống được diễn ra vào những ngày Âm lịch đầu năm mới. Tên gọi “Tết” thực chất là cách đọc phiên âm Hán - Việt của từ “Tiết”, chữ “nguyên” trong tiếng Hán có nghĩa là “sự khởi đầu” và từ “đán” nghĩa là “buổi sáng sớm”.
Vì thế, cụm từ “Tết Nguyên Đán” có thể được hiểu là một “thời kỳ rạng đông đã bắt đầu”. Đây cũng là ngày bắt đầu của một năm mới, một mùa xuân mới. Do đó, đây là buổi sáng vô cùng thiêng liêng và là báo hiệu cho những điều tốt lành sắp xảy đến.
Ngày Tết được xem như một sự khởi đầu mới cho một năm, một giai đoạn hay một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Đây chính là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam và mọi người đều dành những điều tốt đẹp nhất cho ngày lễ này.
Ngày Tết được xem như một sự khởi đầu mới cho một năm, một giai đoạn hay một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới
2. Tết Nguyên Đán 2025 là ngày nào?
Hằng năm, Tết Nguyên Đán (Tết ta) sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày mùng 1 đầu năm Âm lịch. Do được tính theo Âm lịch nên ngày Tết ta luôn diễn ra muộn hơn ngày Tết dương lịch (Tết tây). Bên cạnh đó, theo quy luật tính 3 năm nhuận 1 tháng theo Âm lịch nên ngày đầu tiên của dịp Tết Nguyên Đán sẽ luôn rơi vào khoảng từ ngày 21/01 đến ngày 19/02 Dương lịch.
Năm 2025, Tết Nguyên Đán sẽ rơi vào ngày 29/01/2025 (Thứ tư) theo lịch dương (tức 1/1/2025 âm).
Có nhiều nghi vấn xoay quanh việc Tết thực sự có bao nhiêu ngày. Theo truyền thống, ngày Tết Âm lịch hằng năm thường sẽ diễn ra vào khoảng 7 - 8 ngày cuối của năm cũ và 7 ngày đầu của năm mới (từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Ngày Tết Âm lịch hằng năm thường sẽ diễn ra vào khoảng 7 - 8 ngày cuối của năm cũ và 7 ngày đầu của năm mới
3. Lịch nghỉ Tết 2025 cập nhật mới nhất
Sắp tới, ngày mùng 1 Tết Âm lịch năm 2025 sẽ được diễn ra vào ngày 29/01 Dương lịch. Và theo Bộ luật lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày trong dịp Tết Nguyên Đán 2025 và được hưởng nguyên mức lương. Vì thế, thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 có thể rơi vào khoảng 27/01 đến hết 31/01 Dương lịch (từ 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 3 Tết).
Người lao động dự kiến sẽ được nghỉ từ ngày 27/01/2025 đến hết ngày 31/01/2025
Như vậy, theo lịch dự kiến, Tết năm 2025, người lao động có thể được nghỉ tới 9 ngày liên tục, từ 25 Tết (26/01/2025) đến hết ngày mùng 5 Tết (02/02/2025). Kỳ nghỉ Tết kéo dài này là một điều kiện thuận lợi để người lao động có nhiều thời gian ở bên gia đình và tận hưởng trọn vẹn dịp Tết Nguyên Đán với người thân.
4. Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?
Đến nay, ngày lễ này luôn được tin là đã tồn tại rất lâu đời cùng với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, rất ít người biết đến nguồn gốc của Tết Nguyên Đán và cũng có khá nhiều tranh cãi xoay quanh việc ngày Tết cổ truyền bắt nguồn từ đâu.
Có một số nguồn tin cho rằng, ngày Tết Nguyên Đán thực chất bắt nguồn từ lễ “Xuân Tiết” của Trung Quốc. Và trong 1000 năm Bắc thuộc, người Trung Quốc đã du nhập ngày Tết vào trong văn hoá cả người Việt Nam.
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử
Theo một số nghiên cứu, vào thời vua Hùng, Tết sẽ được tổ chức vào giữa tháng Tý (tháng 11 Âm lịch) khi tiết trời chuẩn bị se lạnh. Do chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc, người Việt đã chuyển sang ăn Tết vào tháng Dần (tháng 1 Âm lịch). Tuy nhiên, ở những nơi như Tây Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ vẫn tổ chức kỷ niệm ngày đầu tháng 11 Âm lịch như: xông đất, mở cửa rừng,...
Do sự ảnh hưởng của Trung Quốc, người Việt bắt đầu ăn Tết vào tháng 1 Âm lịch
Nhưng, theo sự tích “bánh chưng bánh dày” trong văn hoá Việt Nam, ngày Tết Nguyên Đán lại xuất hiện trước thời vua Hùng. Truyền thuyết về chàng Lang Liêu và sự ra đời của hai loại bánh biểu tượng của người Việt cũng gợi ý rằng Tết đã ra đời trước cả giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
Theo sự tích “bánh chưng bánh dày” trong văn hoá Việt Nam, ngày Tết Nguyên Đán đã xuất hiện trước cả giai đoạn Bắc thuộc
5. Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán
Theo quan niệm của người Việt, ngày Tết cổ truyền không chỉ đánh dấu cho sự bắt đầu của một năm mới hay là sự hy vọng có được một cuộc sống hài hoà với thiên nhiên mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hoá và tâm linh sâu sắc.
Thời khắc giao thoa của đất trời
Tết Nguyên Đán tượng trưng cho sự khởi nguồn, sự bắt đầu của một giai đoạn mới. Tết còn là thời điểm giao thoa giữa đất trời, con người và thiên nhiên. Khi thời khắc giao thừa (thời điểm kết thúc ngày 30 cuối năm Âm lịch) vừa điểm, năm cũ sẽ kết thúc và mọi người sẽ lại bắt đầu lại một chu trình hoàn toàn mới với hy vọng về một tương lai an lành, hạnh phúc.
Giao thừa là thời điểm giao thoa giữa đất trời, con người và thiên nhiên
Ngày của sự trở về và đoàn tụ
Trong tâm trí của người Việt Nam, Tết chính là dịp hiếm hoi mà những người con xa xứ có thể trở về quê hương và quây quần bên người thân, gia đình của mình. Vì thế, những người đi làm thường sẽ có xu hướng hoàn thành mọi dự án hay công việc của mình thật nhanh chóng trước Tết để có thể tận hưởng một mùa xuân trọn vẹn bên gia đình.
Tết là dịp để những người xa quê về đoàn tụ cùng gia đình
Tết chính là dịp hiếm hoi mà những người con xa xứ có thể trở về quê hương và quây quần bên người thân, gia đình của mình.
Những ngày Tết cũng là ngày mà chúng ta được đi thăm họ hàng, hàng xóm, thầy cô hay bạn bè của mình. Đây cũng là lúc mà những lời chúc Tết đầy yêu thương hay những bao lì xì đỏ thắm được trao. Do đó, những ngày Tết cũng giúp chúng ta gắn kết hơn với những người xung quanh, tạo ra không khí sum vầy và ấm áp.
Dịp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên
Vì ngày Tết là lúc mà bạn được đoàn tụ với gia đình nên đây cũng là khoảng thời gian mà chúng ta cùng tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình, là khoảng thời gian mà con cháu giữ trọn đạo hiếu với ông bà của mình.
Tết là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên
Ở nhiều gia đình, nhang đèn trên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết phải luôn sáng rạng rỡ và tỏa hương ấm áp. Bên cạnh đó, bánh trái, đồ cúng hay mâm ngũ quả cũng phải được dâng lên để mọi người trong gia đình cùng nhau tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến những người tổ tiên.
Cúng bái tổ tiên ngày Tết cũng là một cách tỏ lòng biết ơn đến những người đã mất
Phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày Tết là một truyền thống đẹp đẽ trong văn hoá của người Việt Nam ta. Đồng thời, truyền thống này cũng thể hiện đức tính và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc.
Ngày của sự may mắn và hy vọng
Tết là ngày mà bạn và gia đình, người thân và bạn bè có thể cùng ngồi lại và trò chuyện hay ôn lại những chuyện đã trải qua trong năm cũ. Tuy nhiên, đó không phải là than vãn mà là một hành động gửi gắm những hy vọng của mình về một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc.
Tết là biểu tượng cho sự hy vọng về một năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc
Ngoài ra, Tết Nguyên Đán cũng được xem là dịp để xua đuổi những điều xui xẻo. Do đó, mỗi khi ngày Tết gần kề, các gia đình đều tất bật quét dọn những bụi bẩn ở trong nhà như một hình thức rũ bỏ những “điều không may mắn” trong năm cũ để đón chào tài lộc và may mắn của năm mới.
6. Một số hoạt động thường có trong ngày Tết Nguyên Đán
Dù ngày Tết Âm lịch đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử và có rất nhiều sự thay đổi về hình thức, nhưng có những hoạt động và phong tục truyền thống ý nghĩa vẫn còn được giữ lại đến tận hôm nay. Đồng thời, trải qua khoảng thời gian dài biến đổi, những hoạt động mới cũng được thêm vào ngày Tết hằng năm để phù hợp với thời đại hơn.
Gói bánh chưng, bánh tét
Gói bánh chưng, bánh tét là một phong tục truyền thống lâu đời và đến nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 27 hay 28 Tết, các gia đình đều ngồi lại với nhau để gói những chiếc bánh chưng và bánh tét.
Gia đình nào cũng gói khoảng vài chục chiếc bánh để dâng lên cúng ông bà tổ tiên, đem tặng cho bạn bè và người thân hay để gia đình cùng nhau ăn trong dịp năm mới. Những lúc gói bánh cũng là lúc mà gia đình có thể trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong năm mới.
Hoạt động gói bánh sẽ có phần khác nhau ở nhiều nơi. Người miền Bắc thường gói những chiếc bánh chưng vuông vức còn người miền Nam thường gói bánh tét với hình trụ dài. Bánh chưng bánh tét tuy khác nhau về hình dáng nhưng đều được làm từ lúa gạo. Quan niệm cho rằng, bánh chưng càng vuông vức và bánh tét càng tròn thì năm mới sẽ càng sung túc và an khang.
Gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam
Vệ sinh nhà cửa
Để chào đón một năm mới vui vẻ và tràn đầy phấn khởi, việc dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ và ngăn nắp là một việc không thể thiếu trong những ngày giáp Tết.
Bằng cách quét sạch bụi bẩn, vứt bỏ đi những thứ không dùng đến trong năm cũ, bạn đang gửi gắm hy vọng rằng những điều không tốt trong năm cũ sẽ bị vứt bỏ. Đồng thời, việc sắm sửa những đồ dùng mới mẻ cho ngôi nhà của mình cũng tượng trưng cho sự đón chờ những điều may mắn đang đến với gia đình vào ngày năm mới.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp là một việc không thể thiếu trong những ngày giáp Tết.
Trang trí nhà cửa
Bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, trang trí cho ngôi nhà thật đẹp mắt vào những đầu năm mới cũng giúp không khí thêm ấm áp và vui tươi. Đồng thời, sử dụng những vật dụng trang trí với màu sắc tươi sáng như vàng, đỏ, xanh lá cũng giúp cho không gian Tết của bạn thêm sáng sủa. Dưới đây là một số những gợi ý trang trí nhà cửa ngày Tết mà bạn có thể tham khảo.
Mẫu trang trí Tết cho không gian phòng khách
Mẫu trang trí Tết cho ngôi nhà với cây đào và cây mai
Mẫu trang trí Tết với lồng đèn và cây cảnh
Bạn cũng có thể sử dụng decal dán kính để trang trí nhà ngày Tết
Mua sắm quần áo mới
Trong những ngày Tết cận kề, các gia đình cũng đều nô nức đi mua những bộ quần áo mới để nâng cấp hình ảnh bản thân vào ngày xuân. Quần áo mới cũng giúp bạn làm mới bản thân với hy vọng mang đến sự thay đổi tích cực và vui vẻ hơn cho năm mới. Bạn cũng nên lưu ý lựa chọn những loại trang phục phù hợp với từng sự kiện để không khí Tết thêm phần hoàn thiện nhé!
Mẫu áo dài Tết cho bé
Mẫu áo dài Tết cho nữ
Mẫu áo dài Tết cho gia đình
Chụp ảnh trước Tết
Hoạt động chụp ảnh trước Tết là một hoạt động mới nổi trong những năm gần đây và rất được giới trẻ ưa chuộng. Những bộ ảnh Tết với áo dài truyền thống, áo dài cách tân, áo tứ thân của Tết xưa,...đều được các bạn trẻ rất hưởng ứng và thể hiện trong những ngày cận Tết.
Hơn nữa, những ngày giáp Tết, các quán cafe, nhà hàng hay trung tâm thương mại đã thực hiện trang trí cho không gian của mình một cách đẹp mắt. Do đó, bạn có thể tự do lựa chọn địa điểm để cho ra những bức ảnh đẹp nhất.
Hoạt động chụp ảnh Tết ngày nay cũng được nhiều gia đình quan tâm
Chụp ảnh Tết với áo dài là một nét đẹp đang được rất nhiều bạn trẻ hiện nay yêu thích
Những bộ áo dài truyền thống và cách tân đều rất được ưa chuộng trong dịp này
Các bé nhỏ cũng có những bộ ảnh Tết cho riêng mình, vô cùng độc đáo và đáng yêu
Mua sắm cây đào, cây mai chơi tết
Cây đào, cây mai là những biểu tượng không thể thiếu ở mọi gia đình vào những ngày đầu xuân năm mới. Cũng giống như bánh chưng bánh tét, việc chưng cây mai hay cây đào cũng sẽ có phần khác nhau ở mỗi khu vực.
Ở miền Nam, người dân sẽ ưa chuộng sử dụng cây mai để chưng Tết hơn vì cây cho ra hoa màu vàng. Theo quan niệm của người dân nơi đây, màu vàng chính là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành và tài lộc. Vì thế, chưng hoa mai có thể đem đến một năm mới an lành và thịnh vượng.
Chưng hoa mai giúp đem đến một năm mới may mắn và tốt lành
Còn ở miền Bắc, hoa đào sẽ thường được sử dụng để chưng Tết hơn. Sự sinh sôi và nảy nở của hoa đào cũng giúp cho con người thêm hy vọng vào sự phát triển trường tồn của cá nhân và gia đình. Đồng thời, hoa đào cũng được xem là có thể xua đuổi tà ma, mang lại sự an yên và hạnh phúc cho gia chủ.
Hoa đào được xem là có thể xua đuổi tà ma, mang lại sự an yên và hạnh phúc cho gia chủ
Mua bánh kẹo tiếp khách
Theo phong tục xưa, mỗi nhà vào ngày Tết đều phải có một mâm trầu cau để dành tiếp khách với quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Hiện nay, khi đất nước đã phát triển và kinh tế đã dần ổn định, nhiều nhà giờ đây đã không còn dùng trầu cau mà sẽ tiếp những khách đến thăm bằng những loại bánh kẹo và mứt.
Bánh kẹo Tết là một trong những món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình trong ngày Tết
Bánh kẹo không chỉ giúp cho tinh thần của những vị khách đến thăm nhà thêm vui vẻ mà còn giúp cuộc trò chuyện thêm phấn khởi với hy vọng những lời nói thốt ra cũng sẽ ngọt ngào và thắm đượm những tình cảm chân thành.
Con cháu trở về nhà cùng gia đình
Tết Nguyên Đán là dịp để bạn có thể trở về bên gia đình để cùng nhau đón một mùa xuân sum vầy. Tết cũng là thời điểm mà gia đình có thể cùng nhau chia sẻ những chuyện đã qua trong năm cũ. Vì thế, những người đi làm xa xứ đều luôn cố gắng hoàn thành hết những công việc còn dang dở trước Tết để nhanh chóng trở về đón một mùa Tết đoàn viên cùng người thân.
Tết là thời điểm mà gia đình có thể cùng nhau chia sẻ những chuyện đã qua trong năm cũ
Trang trí mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên
Mâm ngũ quả là một trong những yếu tố không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Mâm ngũ quả thường kết hợp 5 loại trái cây với màu sắc và ý nghĩa khác nhau, với hy vọng mang đến sự phong phú và đa dạng cho một năm mới đủ đầy và sung túc hơn.
Mâm ngũ quả thường kết hợp 5 loại trái cây với màu sắc và ý nghĩa khác nhau
Bàn thờ gia tiên cũng là một phần rất quan trọng trong ngôi nhà của mỗi gia đình. Đó là nơi mà chúng ta thờ cúng và bày tỏ lòng thành kính đến những người thân đã mất. Do đó, việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên cũng là một công việc không thể bỏ qua trong những ngày giáp Tết. Đây cũng là một cách bày tỏ lòng biết ơn và thành kính của bạn đến tổ tiên của mình.
Trang trí bàn thờ gia tiên cũng là một công việc quan trọng trong những ngày giáp Tết
Tiễn ông Táo về trời
Là một nghi thức rất quan trọng được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm của người xưa, ngày 23 tháng Chạp là ngày mà ông Táo sẽ trở về Thiên Đình để báo cáo mọi chuyện đã xảy ra ở trong nhà của gia chủ. Vì thế, vào ngày này, các gia đình sẽ dọn dẹp nhà bếp thật sạch sẽ và bày biện một mâm cơm thật thịnh soạn để đưa tiễn ông Táo về trời.
Đồng thời, các gia đình cũng chuẩn bị những món đồ như áo mã, mũ giấy và một hay ba con cá chép để ôn Táo có thể cưỡi về trời. Trong văn hoá Việt Nam, ông Táo là đại diện cho sự ấm no, hạnh phúc của một gia đình nên việc cúng và đưa tiễn ông Táo cũng là một biểu hiện cho sự cầu mong cho gia đình ngày càng hoà thuận và ấm êm.
Là một nghi thức rất quan trọng được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp
Thông thường, sau khi cúng ông Táo, các gia đình sẽ đưa những chú cá chép đi phóng sinh. Nhưng để thuận tiện trong việc bày biện và cúng bái, nhiều gia đình hiện nay đã thay những chú cá chép thật bằng cá chép giấy.
Nhiều gia đình hiện nay đã thay những chú cá chép thật bằng cá chép giấy
Cúng giao thừa và đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời khắc mà pháo hoa được bắn rực cả bầu trời. Đây là lúc mà cả gia đình cùng ngồi chờ đón một năm mới đang đến gần mang theo nhiều may mắn và phấn khởi. Chắc hẳn chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều cảnh các gia đình ngồi cùng xem TV hay đang tụ tập ngoài sân chờ xem pháo hoa được bắn lên.
Bên cạnh đó, cúng giao thừa cũng là phong tục không thể thiếu trong thời khắc này. Theo truyền thống, cúng giao thừa bao gồm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích đưa tiễn vị thần coi sóc và cai quản hạ giới của năm cũ đi và đón thần mới về. Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường bao gồm trầu cau, rượu, xôi, mũ và áo thần linh,...
Cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích đưa tiễn vị thần coi sóc và cai quản hạ giới
Còn mâm cúng trong nhà là để cúng các vị Thổ Công, tổ tiên và các vị thần cai quản trong nhà. Mâm cúng ở trong nhà sẽ tương tự với mâm cúng ngoài trời nhưng sẽ không có mũ và áo thần linh.
Mâm cúng trong nhà là để cúng các vị Thổ Công, tổ tiên và các vị thần cai quản trong nhà
Chúc tết làng xóm, họ hàng, thầy cô giáo
Nhắc đến ngày Tết Nguyên Đán, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của những đứa trẻ trong những bộ quần áo mới đang tung tăng đi chúc Tết người lớn. Vì thế, hoạt động này đã trở thành một trong những biểu tượng của ngày đầu năm.
Không chỉ trẻ em, những bạn trẻ cũng có thể đến chúc Tết cho những người xung quanh mình như cha mẹ, hàng xóm, họ hàng hay thầy cô. Lời chúc Tết ý nghĩa trong ngày xuân sẽ giúp gắn kết mối quan hệ xung quanh và tạo ra không khí ấm áp.
Lời chúc Tết ý nghĩa trong ngày xuân sẽ giúp gắn kết mối quan hệ xung quanh
Lì xì may mắn
Phong tục lì xì mừng tuổi cho trẻ em và người lớn tuổi để cầu chúc sức khỏe và may mắn trong năm mới. Những phong bao lì xì đỏ chứa đựng lời chúc tốt lành và hy vọng một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc sẽ làm cho không khí mùa xuân thêm tưng bừng.
Những phong bao lì xì đỏ chứa đựng lời chúc tốt lành và hy vọng một năm mới tràn đầy niềm vui
Chơi Tết
Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hội chợ, lễ hội truyền thống để tận hưởng không khí Tết. Các hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp mọi người hiểu hơn về văn hóa, truyền thống và những giá trị tốt đẹp của ngày Tết. Những hoạt động vui chơi ngày Tết giúp tạo nên một không khí Tết đầm ấm, vui tươi và giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Các hoạt động vui chơi ngày Tết không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp mọi người hiểu hơn về văn hóa, truyền thống
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin thú vị về ngày Tết Nguyên Đán cũng như những hoạt động mà bạn có thể tham gia vào ngày xuân năm mới. Space T hy vọng bạn đã thu thập được thật nhiều thông tin bổ ích và những ý tưởng đặc sắc cho mùa Tết sắp đến.
Space T là nền tảng nội thất kết nối miễn phí giữa chủ nhà và các công ty nội thất chỉ với một bước đăng ký đơn giản. Ngoài ra, Space T còn có Space T Shop, nơi cung cấp đa dạng sản phẩm từ đồ gia dụng đến nội thất và trang trí. Hãy ghé thăm Space T Shop để khám phá thêm!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Đồ trang trí
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!