Cây hồng môn: Ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cho nội ngoại thất
11-08-2023Lượt xem: 5920

Cây hồng môn: Ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cho nội ngoại thất

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Cây hồng môn là một trong số những loại cây cảnh rất được ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy và vẻ đẹp kiều diễm của nó. Cùng Space T tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây, cách chăm sóc cây hồng môn tốt nhất và cách bày trí trong từng không gian qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tổng quan về cây hồng môn

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn có những loại nào?

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

2. Ý nghĩa của cây hồng môn

Ý nghĩa phong thủy

Cây hồng môn hợp với mệnh gì, tuổi gì?

3. Giá thành cây hồng môn
4. Cách bố trí cây hồng môn trong không gian nội ngoại thất

Cây hồng môn trong không gian nội thất

Cây hồng môn trong không gian ngoại thất

1. Tổng quan về cây hồng môn

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn còn được gọi là cây buồm đỏ, cây vĩ hoa tròn, môn hồng hay hồng môn đỏ. Tên khoa học của loài cây này là Anthurium Andraeanum, thuộc họ Araceae (họ nhà Ráy), có nguồn gốc từ Educado và Columbia. Hiện nay cây được trồng rất phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây hồng môn

Hồng môn là một loại cây thân thảo, thường mọc thành bụi nhỏ. Lá của nó có hình trái tim, màu xanh và dài từ 18cm đến 30cm. Lá non sẽ nhạt màu hơn lá già. Cuống lá của nó có hình ống trụ và dài từ 30cm đến 40cm. Cây hồng môn sống lâu và khỏe hơn so với nhiều loại cây cảnh khác.

Lá và hoa của cây hồng môn đỏ

Lá và hoa của cây hồng môn đỏ

Cây hồng môn có những loại nào?

Cây hồng môn hiện nay được phân loại theo kích thước với 3 loại chính: Đại hồng môn, Trung hồng môn và Tiểu hồng môn. 

Đại hồng môn có lá to, màu xanh nhạt, có gân lá giống chân vịt. Lá hình bầu dục, đầu lá nhọn, cuống lá dài và uốn cong. Hoa đại hồng môn có hình mo cau, cuống hoa dài. Đây là loại cây cao và to, phù hợp trồng ở những nơi rộng rãi như hàng lang, văn phòng hay khách sạn. 

Trung hồng môn và tiểu hồng môn có kích thước nhỏ hơn, lá và hoa cũng nhỏ hơn. Đây là loại cây xinh xắn, thích hợp trồng để bàn hay trang trí trong nhà.

Ngoài ra, cây hồng môn còn được phân loại theo màu sắc. Có 3 màu sắc phổ biến thường thấy của cây hồng môn là màu trắng, màu hồng phấn và màu đỏ. 

Cây hồng môn hồng phấn

Cây hồng môn hồng phấn

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

Cách trồng cây hồng môn

Hồng môn là loại cây rất dễ trồng và dễ sống. Dưới đây là một số bước cơ bản để bạn có thể trồng cây hồng môn dễ dàng:

Bước 1: Lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng và cây con khỏe mạnh.

Bước 2: Đặt cây con vào chậu và lấp đất, không nén đất quá chặt. Sau đó tưới nước đầy đủ cho cây trong vài ngày đầu.

Nếu bạn muốn chuyển qua trồng thủy sinh, hãy chờ cho đến khi rễ cây đã phát triển tốt và khỏe mạnh. Bạn chuẩn bị một bình thủy tinh lớn, đựng vừa bộ rễ của cây, sau đó rửa sạch rễ cây và đưa cây vào bình.

Cây hồng môn thủy sinh

Ngoài ra, cây hồng môn cũng có thể được trồng bằng cách chiết cành. Bạn có thể lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, dùng dao tách sát gốc cây và bó lại bằng lá bèo tây. Đưa cây con vào chậu đất sau khi cây con đã ra bộ rễ mới và có thể sống độc lập.

Cách chăm sóc cây hồng môn

  • Tưới nước: Cây hồng môn không phải là một loại cây ưa nước, do vậy, không cần thiết phải tưới nước quá nhiều cho cây. Lý tưởng là 1 lần/tuần vào mùa lạnh và 2 lần/tuần vào mùa khô, mỗi lần tưới, chỉ nên tưới khoảng 100 - 200ml nước.
  • Nhiệt độ: Cây hồng môn là một loại cây ưa bóng râm, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây là 15 - 30 độ. Do vậy, không nên phơi nắng cây quá lâu.
  • Ánh sáng: Là một loại cây ưa bóng râm, cây hồng môn có thể sống tốt dưới ánh đèn huỳnh quang hoặc đèn điện. Tuy nhiên, để hỗ trợ quá trình quang hợp của cây, thỉnh thoảng bạn nên đặt cây ở dưới ánh nắng nhẹ của sáng sớm hoặc chiều muộn.

Chăm sóc cây hồng môn đúng cách

  • Bảo vệ cây khỏi sâu bệnh: Cây hồng môn hầu như không bị bệnh và bị sâu nhưng nếu bạn bắt gặp tình trạng cây bị thối rễ, lá và thân bị úng nước thì hãy cắt bỏ những phần thân, lá, rễ bị hư đi là được. 
  • Bón phân: Cây hồng môn có thể sống tốt trong điều kiện đất ổn định, không quá nghèo chất dinh dưỡng. Tuy vậy, 1 năm bạn có thể cân nhắc bón chút phân NPK cho cây 1-2 lần.

2. Ý nghĩa của cây hồng môn

Ý nghĩa phong thủy

Màu hồng trong tên của cây hồng môn mang ý nghĩa về sự may mắn, bởi vậy, rất nhiều gia đình lựa chọn cây hồng môn để trang trí nội thất, với mong muốn sẽ thu hút được may mắn, tài lộc đến nhà.

Lá hình trái tim của cây hồng môn là biểu tượng cho sự chân thành và bền vững trong tình yêu. Với ý nghĩa như vậy, cây hồng môn rất thích hợp để làm quà tặng cho người yêu, hoặc bạn bè thân thiết.

Cây hồng môn có thể làm quà tặng ý nghĩa cho người yêu, bạn thân

Cây hồng môn cũng có thể được đặt tại phòng làm việc, bàn làm việc để thu hút sự may mắn, thuận lợi đến cho chủ kinh doanh cũng như công việc người nuôi trồng nó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng một cây hồng môn với mục đích đơn giản là thanh lọc không khí trong phòng. Bởi cây hồng môn có khả năng hấp thụ bụi bẩn và lọc không khí rất tốt.

Cây hồng môn hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Sắc hồng đỏ của cây hồng môn khá tương hợp với những người mang mệnh Hỏa. Màu xanh của lá cây sẽ làm dịu bớt nét tính cách nóng nảy, bốc đồng của những người mang mệnh này, giúp họ có nhiều sự bình tĩnh và tự tin hơn trong công việc.

Tuy nhiên, loài cây này không tương khắc với bất kỳ bản mệnh nào, do vậy, nếu bạn không mang mệnh Hỏa thì vẫn có thể nuôi một em hồng môn để cây thanh lọc không khí cũng như năng lượng xấu trong môi trường xung quanh.

Cây hồng môn mang ý nghĩa về sự may mắn

3. Giá thành cây hồng môn

Bạn có thể tìm mua cây hồng môn dễ dàng tại các vườn cây cảnh hoặc mua online trên các nền tảng thương mại trực tuyến. 

Giá của cây hồng môn nhỏ, chưa bao gồm chậu sẽ rơi vào khoảng 50,000-100,000đ/cây. Nếu bao gồm cả chậu, cây hồng môn có thể có giá khoảng 180,000 - 500,000đ/cây tùy kích thước lớn nhỏ của cây.

Ngoài mua cây hồng môn, bạn còn có thể mua hoa hồng môn cắt sẵn với giá từ 3.500đ/bông đến 15.000đ/bông. 

4. Cách bố trí cây hồng môn trong không gian nội ngoại thất

Cây hồng môn trong không gian nội thất

Bạn có thể đặt cây hồng môn ở phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng ngủ để tạo điểm nhấn cho không gian. Dưới đây là một số gợi ý trang trí cây hồng môn trong không gian nội thất.

Cây hồng môn có thể dùng để trang trí trong phòng khách hoặc phòng làm việc. Nguồn: The Fish Design

Cây hồng môn dùng để trang trí nội thất

Cây hồng môn trong phòng đọc sách

Cây hồng môn trang trí bàn làm việc

Cây hồng môn trang trí bàn làm việc. Nguồn: Làm thợ

Cây hồng môn trong không gian ngoại thất

Bạn có thể đặt cây hồng môn ở những nơi có ánh sáng tự nhiên như hiên nhà, ban công, sân vườn hoặc gần cửa ra vào. Vì là loài cây ưa bóng râm nên bạn nên có biện pháp tránh nắng cho cây vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. 

Dưới đây là một số hình ảnh trang trí cây hồng môn ngoại thất:

Tiểu hồng môn trang trí tiểu cảnh

Tiểu hồng môn trang trí tiểu cảnh. Nguồn: Cây cảnh xanh

Cây hồng môn trang trí ngoài ban công. Nguồn: Lan Decor

Cây hồng môn trang trí ngoài cửa ra vào

Cây hồng môn trang trí không gian ngoài trời

Cây hồng môn trang trí không gian ngoài trời

Cây hồng môn đặt tại cửa ra vào để tăng nét đẹp cho không gian

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về cây hồng môn. Hy vọng bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích về cây hồng môn sau bài viết này, biết được ý nghĩa của loài cây này, cách chăm sóc chúng, giá mua và cách bố trí chúng trong từng không gian. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về nhiều loại cây khác trong chuyên mục chăm sóc nhà của Space T.

Đừng quên, Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và các đơn vị thiết kế thi công nội thất hoàn toàn miễn phí chỉ sau một bước để lại thông tin đơn giản. Tìm hiểu thêm về quy trình kết nối ngay!

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Đồ trang trí

2. Cây cảnh & Bình hoa

3. Chậu cây

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Space-TSpace-T

Bài viết liên quan