1. Đặc điểm cây trầu bà
Tên khoa học của cây trầu bà là Epipremnum aureum. Chúng có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á và châu Phi. Được biết, trầu bà có thể trồng trong môi trường khô ráo hoặc ẩm ướt, và có thể sống trong môi trường ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng mờ.
Trầu bà là một loại cây phổ biến bởi sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp đầy thu hút.
Bởi đặc tính dễ trồng, dễ phát triển này, các chủng loại cây trầu bà được bày bán và sở hữu rộng rãi trên khắp thị trường.
Ngoài ra, độ phổ biến của chúng còn nằm ở khả năng làm sạch không khí và sức sống dồi dào khi gia chủ chăm sóc và trang trí cây trong không gian nhà ở.
Đặc điểm hình thái cây trầu bà
Cây trầu bà có thân thảo kèm phần lá xanh đậm và dày. Cây cũng có thể leo lên các bề mặt nhẵn và tạo ra những rễ giả xuống từ các cành của nó.
Cây trầu bà có ngoại hình khá đặc trưng
Lá cây trầu bà trông gần giống với hình trái tim, với vô số kích thước tùy vào tuổi thọ và chủng loại của cây. Ngoài ra, chúng có thể có những đốm trắng hoặc vàng trên lá, tạo ra một điểm nhấn nổi bật cho diện mạo của bản thân chúng.
2. Phân loại cây trầu bà phổ biến
Cây trầu bà có thể được phân thành nhiều chủng loại khác nhau. Khi xét về ngoại hình, mỗi loại trầu bà sẽ sở hữu những đặc điểm riêng về kích thước và hình dạng của chúng. Dưới đây là tổng quan một số loại cây trầu bà phổ biến nhất:
Cây trầu bà xanh
Còn được biết đến với tên gọi mỹ miều khác là Hoàng Tam Diệp, trầu bà xanh là chủng loại có phần lá màu xanh lục đậm, hình trái tim và thon nhọn ở phần đuôi. Chúng thường có chiều cao chỉ khoảng 20-30cm nên rất thích hợp để trang trí trên bàn, kệ, v.v.
Cây trầu bà xanh
Cây trầu bà đế vương
Đây là loại cây có kích thước khoảng 30-50cm và sở hữu phần lá tương đối lớn. Điểm đặc biệt của trầu bà đế vương nằm ở những phân nhánh khác của chúng: Trầu bà đế vương xanh, trầu bà đế vương đỏ, trầu bà đế vương vàng.
Trầu bà đế vương xanh
Tùy vào loại trầu bà đế vương mà phần lá và thân của chúng sẽ có những màu sắc tương xứng. Nổi bật và được săn đón nhất là trầu bà đế vương đỏ với sắc xanh ngả dần sang đỏ đậm của các tán lá và thân leo.
Trầu bà đế vương đỏ
Cây trầu bà lá xẻ
Đây có lẽ là chủng loại trầu bà phổ biến và dễ dàng nhận biết nhất tại Việt Nam. Trầu bà lá xẻ có thể cao từ 80-140cm và có nét đặc trưng tiêu biểu ở phần lá cây.
Cây trầu bà lá xẻ
Lá của chúng được cắt xẻ và chia thùy một cách đối xứng, tạo ra vẻ ngoài trông rất giống với lông của các loài chim. Ngoài ra, kích thước của lá cây trầu bà lá xẻ cũng tương đối lớn và tỏa ra mùi hương rất thơm.
3. Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà
Ngoài khả năng làm đẹp trong trang trí nội thất, trầu bà là một loại cây được săn đón bởi chúng có thể lọc không khí rất tốt, giúp mang lại một không gian tươi mát, sạch sẽ cho cả gia đình. Ngoài ra, trầu bà cũng có thể hấp thụ các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, góp phần bảo vệ an toàn sức khỏe cho những người xung quanh.
Cây trầu bà có thể hấp thụ các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử
Dựa vào đặc tính dễ chăm sóc, dễ phát triển của cây trầu bà, chúng được tin rằng sẽ mang lại sự gia tăng nhanh chóng của tiền tài, sự nghiệp. Thêm vào đó còn là sự thuận lợi trong chuyện sinh nở của các cặp vợ chồng.
Cây trầu bà tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở
Không những vậy, cây trầu bà còn giúp mang lại may mắn cho gia chủ, tạo điều kiện cho mọi điều tốt đẹp đến với họ và dễ dàng vượt qua trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
4. Cây trầu bà hợp mệnh gì, tuổi gì?
Là một loại cây có sắc xanh từ thân đến lá, trầu bà được cho là rất hợp mệnh Mộc. Vì vậy, những ai có năm sinh mang mệnh Mộc sẽ đón nhận được nhiều may mắn và thuận lợi khi nuôi trồng loại cây này. Ngoài ra, theo Ngũ hành tương sinh, mệnh Mộc sinh Hỏa, vậy nên những gia chủ mệnh Hỏa cũng rất phù hợp để nuôi trồng trầu bà trong nhà.
Tuy nhiên loài cây này cũng không tương khắc với bất kỳ bản mệnh nào trong Ngũ hành, do vậy, nếu bạn không mang mệnh Hỏa hay mệnh Mộc mà vẫn muốn nuôi trồng cây trầu bà thì vẫn rất tốt. Cây trầu bà được ví như một "máy lọc không khí mini", sẽ giúp không gian của bạn trở nên trong lành hơn rất nhiều.
Cây trầu bà hợp mệnh Mộc
>>> Xem thêm: Top 19 loại cây cảnh trong nhà hợp phong thủy và dễ chăm sóc nhất hiện nay
5. Giá thành cây trầu bà
Trong thị trường Việt Nam, các gia chủ có thể tìm mua cây cảnh trầu bà tại hầu hết mọi cơ sở nuôi trồng cây giống.Thông thường, mức giá của chúng giao động khoảng 250.000đ - 1.000.000đ cho một cây.
Giá thành cây trầu bà
Ngoài ra, đối với những chủng loại hiếm hơn, chẳng hạn như trầu bà Nam Mỹ, mức giá của cây có thể lên đến 2.000.000đ - 3.000.000đ cho một cây.
6. Hướng dẫn trồng cây trầu bà đúng cách
Cây trầu bà rất dễ trồng và chúng phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, gia chủ có thể lựa chọn chăm sóc trầu bà ở rất nhiều vị trí, cả trong nhà hoặc ngoài vườn đều là nơi mà chúng có thể sinh sống tốt.
Trồng cây trầu bà đúng cách
Dưới đây là các bước trồng cây trầu bà đúng cách:
Bước 1: Chọn một chậu có lỗ thoát nước để tránh nước đọng ở dưới đáy chậu. Điều này có thể khiến đất bị ngập và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bước 2: Sử dụng loại đất chứa hỗn hợp cát, đất sét và mùn cưa và lấp vào trong chậu.
Bước 3: Cho cây vào chậu và vun đất sao cho phần rễ cây được che lấp hẳn.
Lưu ý: Một loại cây ưa ẩm như trầu bà rất thích được tưới nước đều đặn. Tuy nhiên gia chủ cần tránh tưới quá nhiều nước vào đất. Điều này có thể khiến đất trở nên ngập úng và dễ sinh ra vi khuẩn.
7. Cách bố trí cây trầu bà trong không gian nội thất
Cách bố trí cây trầu bà trong nhà
Cây trầu bà có thể sống trong môi trường ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng mờ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây được phát triển khỏe mạnh, bạn nên đặt nó ở nơi có đủ ánh sáng mờ. Điều này là bởi trầu bà là loại cây ưa ẩm, nếu tiếp xúc quá lâu với nắng gắt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng.
Bố trí cây trầu bà ở những vị trí có ánh sáng vừa đủ
Một chậu cây trầu bà có thể làm điểm nhấn cho cả căn phòng
Chậu trầu bà đế vương là một ý tưởng trang trí nội thất tuyệt vời
Việc sử dụng cây trầu bà để trang trí nội thất đang trở nên rất phổ biến hiện nay
Những vị trí phù hợp nhất để bố trí cây trầu bà để tối ưu khả năng trang trí là: Cạnh cửa sổ (có rèm che), trên bàn làm việc, bên cạnh tủ, kệ TV, v.v.
Cách bố trí cây trầu bà ngoài trời
Nếu gia chủ muốn nuôi trồng trầu bà ngoài trời, cần phải lưu ý lựa chọn những vị trí có nhiều bóng râm, tránh tiếp xúc với nắng gắt. Làm như vậy sẽ giúp cây đảm bảo được khả năng phát triển tuyệt đối cũng như cung cấp điều kiện quang hợp vừa đủ cho chúng.
Ngoài ra, đất trồng ngoài trời cũng phải đáp ứng được độ ẩm phù hợp cho cây. Vì vậy, các gia chủ nên ưu tiên những vị trí có chất lượng đất đủ tốt, đủ ẩm cho cây phát triển mạnh mẽ nhất.
Trồng cây trầu bà ngoài trời
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cây trầu bà để trang trí cho khu vực tiểu cảnh hoặc ban công nhà
Cây trầu bà có thể treo ngoài ban công hoặc hiên nhà để trang trí
Cây trầu bà dạng chậu treo thường được sử dụng khi trang trí ngoại thất
Thậm chí cây trầu bà còn được dùng kết hợp với các cây cảnh khác để trang trí tường rất đẹp mắt
Cây trầu bà lá xẻ trồng ngoài vườn mang lại không khí trong lành và cảnh quan đẹp mắt cho căn nhà
Trên đây là những điều cần biết về cây trầu bà, ý nghĩa, giá thành cũng như cách bố trí cây phù hợp trong không gian nội ngoại thất. Là một loại cây rất đẹp và giá trị cho sức khỏe và phong thủy, lại còn dễ trồng và dễ chăm sóc, cây trầu bà là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ gia chủ nào. Hãy theo dõi chuyên mục chăm sóc nhà của Space T thường xuyên để cập nhật thêm về nhiều loại cây khác nhé.
Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối gia chủ và công ty nội thất uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại thông tin và nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với các đơn vị nội thất và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
2. Đồ trang trí
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!