Meta Pixel
Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Sơn Epoxy là gì? Đặc điểm, lợi ích và ứng dụng của sơn epoxy
07-03-2023Lượt xem: 2506

Sơn Epoxy là gì? Đặc điểm, lợi ích và ứng dụng của sơn epoxy

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Sơn Epoxy là dòng sơn đang rất được ưa chuộng trên thị trường vật liệu xây dựng. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi để sơn sàn, sơn tường hay tầng hầm, sắt thép, v.v. Vậy loại sơn này có ưu nhược điểm gì? Thi công có tốn kém không? Dưới đây, Space T sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết và cụ thể về sản phẩm này.
Mục lục
1. Sơn Epoxy là gì?
2. Phân loại sơn Epoxy đang có trên thị trường hiện nay

Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy tự cân bằng

Sơn Epoxy chống thấm

Sơn Epoxy chống tĩnh điện

Sơn Epoxy chống axit và kháng hóa chất

3. Ưu điểm và nhược điểm của sơn Epoxy

Ưu điểm của sơn Epoxy

Nhược điểm của sơn Epoxy

4. Ứng dụng của sơn Epoxy trong cuộc sống

Sơn Epoxy dùng cho sàn bê tông

Sơn Epoxy dùng sơn sắt thép

Sơn Epoxy dùng sơn các công trình ngoài trời

5. Hướng dẫn quy trình sơn Epoxy đúng kỹ thuật

Bước 1: Tiến hành pha sơn Epoxy

Bước 2: Đánh giá và vệ sinh sạch sẽ mặt sàn bê tông

Bước 3: Tiến hành lăn lớp sơn lót

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ (topcoat)

Lưu ý sau thi công

6. Giá thành sơn epoxy cập nhật mới nhất

1. Sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy hay còn được gọi bởi cái tên “sơn sàn Epoxy” là loại sơn công nghiệp cao cấp, được cấu thành từ hỗn hợp của 2 thành phần: gồm có sơn Epoxy và chất đóng rắn. Từ đó tạo ra 1 lớp hoàn thiện bền, kháng dung môi hay axit, kiềm hoặc muối; có thể thi công cho sàn và bề mặt sàn nói chung.

Sơn Epoxy hiện đang được cung cấp, phân phối bởi một số thương hiệu nổi tiếng như KCC, Jotun hay Nippon, Carboline và ChokWang…

Như đã nói ở trên, cấu tạo của sơn Epoxy gồm có:

  • Thành phần A với nhựa Epoxy, bột tạo màu cùng dung môi và một số chất phụ gia khác,…
  • Thành phần B với chất đóng rắn, có tác dụng giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.

Tuy nhiên thì các phân tử này sẽ không thể tự gắn kết lại với nhau mà chúng ta cần phải trộn lẫn 2 phần lại theo 1 tỉ lệ nhất định, đưa ra bởi nhà sản xuất. Kết quả cuối cùng chính là một màng sơn có độ cứng, dai chắc và sáng bóng cùng một số tính năng đặc biệt như chống tĩnh điện, chống rỉ sét và chịu được axit mài mòn.

Sơn Epoxy có tới 6 dòng sản phẩm đa dạng khác nhau

Sơn Epoxy có tới 6 dòng sản phẩm đa dạng khác nhau

2. Phân loại sơn Epoxy đang có trên thị trường hiện nay

Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu hay chính là sơn Epoxy dung môi dầu, là loại sơn có 2 thành phần, cũng là dòng sản phẩm sơ khai nhất, xuất hiện đầu tiên trên thị trường sơn Epoxy tại Việt Nam. 

Loại sơn này được dùng nhiều cho các khu vực nhà máy hay xưởng sản xuất. Ưu điểm lớn nhất của có tính thẩm mỹ cao, chống bụi bẩn và giúp tạo ra không gian sàn bằng phẳng.

Tuy nhiên do sử dụng dung môi dầu nên khi thi công sẽ có mùi hôi. Vì thế người thao tác cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ. Sau khi hoàn thiện xong thì tốt nhất 7 ngày sau hãy đưa vào sử dụng, để đảm bảo bề mặt sơn đã đóng rắn hoàn toàn và bay hết mùi sơn.

Thường thì sơn Epoxy gốc dầu sẽ hợp với các không gian nền nhà xưởng nhỏ, hộ dân cư hay khu vực gara ô tô, hầm để xe tòa nhà…

Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước được cho là thế hệ kế nhiệm của dòng sơn Epoxy gốc dầu. Do “sinh sau đẻ muộn” nên nó đã được cải tiến với nhiều tính năng vượt trội, khắc phục được những nhược điểm của “người tiền nhiệm”.

Ưu điểm của sản phẩm này là có thể ứng dụng được cho nhiều địa hình khác nhau, thích nghi tốt với môi trường có sự khắc nghiệt hay có độ ẩm cao. Đồng thời nó cũng chống axit ăn mòn ở cấp độ nhẹ, chống cháy và chống vi khuẩn tốt hơn so với hệ sơn gốc dầu. Ngoài ra, khi thi công sơn gốc nước cũng ít xảy ra sự cố hơn là sơn gốc dầu, giúp hạn chế rủi ro khi xử lý. 

Sản phẩm thường được dùng ở những nơi có yêu cầu cao về độ sạch như nơi sản xuất thực phẩm, đồ uống hay bệnh viện… Do sử dụng dung môi là nước nên nó rất thân thiện với môi trường và không phát sinh mùi khó chịu.

Sơn Epoxy tự cân bằng có ưu điểm là tạo độ phẳng tốt và chịu được sự mài mòn của axit

Sơn Epoxy tự cân bằng có ưu điểm là tạo độ phẳng tốt và chịu được sự mài mòn của axit

Sơn Epoxy tự cân bằng

Sơn Epoxy tự cân bằng (sơn Epoxy không dung môi) được tạo ra dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng. Và nó hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của dung môi bay hơi. Đặc trưng của dòng sản phẩm này là có độ dày lớn (vào khoảng 3mm), cao hơn tận 30 lần so với sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Nó có khả năng tạo độ phẳng và chịu được sự mài mòn của axit, đồng thời có tính kháng khuẩn, chống thấm nước và thấm dầu cao.

Sản phẩm được dùng nhiều trong các xưởng sản xuất, showroom hay phòng sạch công nghiệp, vốn là những nơi yêu cầu sạch sẽ và khả năng chịu tải trọng cao.

Sơn Epoxy chống thấm

Sơn Epoxy chống thấm có 2 loại là sơn lót chống thấm và sơn phủ chống thấm. Sản phẩm nổi tiếng bởi độ bền cao, tính bám dính tốt, lại đẹp về thẩm mỹ. Khả năng chống nước cao và đặc biệt không bay màu dưới tác động của nhiệt độ. 

Tại hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt, mái các tòa nhà hay xưởng sản xuất, bạn sẽ thấy người ta thường xuyên sử dụng loại sơn này.

Sơn Epoxy tĩnh điện cho phép kiểm soát hiện tượng tĩnh điện và chống phát sinh ra các tia lửa điện

Sơn Epoxy tĩnh điện cho phép kiểm soát hiện tượng tĩnh điện và chống phát sinh ra các tia lửa điện

Sơn Epoxy chống tĩnh điện

Sơn Epoxy chống tĩnh điện là 1 hệ thống gồm có sơn mang điện trở cao kết hợp cùng với các loại than hoạt tính và hệ thống dây dẫn đồng nối đất. Loại dây này cho phép kiểm soát hiện tượng tĩnh điện và chống phát sinh ra các tia lửa điện. Đây là dòng sơn cao cấp đạt đủ các tiêu chuẩn ESD và JIS, nó hoạt động dựa trên 2 nguyên lý là phân tán tích điện và triệt tiêu điện tích.

Sơn Epoxy chống axit và kháng hóa chất

Loại sơn Epoxy này có vai trò như một lớp sửa chữa và bảo vệ bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt và tính vệ sinh sao, sản phẩm được ứng dụng thường xuyên trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ như bồn chứa hóa chất, khu chứa hóa chất hay bể xử lý nước thải…

Sơn Epoxy giúp tăng tuổi thọ sàn, vật liệu, nâng cao tính thẩm mỹ và độ an toàn khi sử dụng

Sơn Epoxy giúp tăng tuổi thọ sàn, vật liệu, nâng cao tính thẩm mỹ và độ an toàn khi sử dụng

3. Ưu điểm và nhược điểm của sơn Epoxy

Ưu điểm của sơn Epoxy

- Đối với kết cấu thép và các loại nhôm, thép không gỉ:

  • Sơn Epoxy sẽ bảo vệ kết cấu, giúp chống lại hiện tượng ăn mòn oxy hóa từ môi trường xung quanh.
  • Giúp tăng tuổi thọ của các loại vật liệu
  • Đồng thời bảo vệ và trang trí cho bề mặt thép, thép mạ kẽm và các loại nhôm, thép không gỉ...

- Đối với nền sàn xưởng nói chung:

  • Sản phẩm giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông, kháng trầy xước mài mòn và có khả năng chịu áp lực cao
  • Đảm bảo được tính thẩm mỹ, tạo độ bằng phẳng và sáng bóng cho bề mặt
  • Tránh bám dầu mỡ bụi bẩn hay nấm mốc có hại
  • Tiết kiệm thời gian thi công công trình, tính ổn định cao và ít cần sửa chữa
  • Chống trơn trượt hiệu quả, an toàn khi sử dụng
  • Về lâu về dài khi dùng không bị bong tróc hay hỏng hóc gì
  • Dễ dàng làm sạch trên bề mặt

Nhược điểm của sơn Epoxy

  • Sơn Epoxy có thể bị mất đi độ sáng bóng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời 
  • Chi phí thi công sơn Epoxy khá cao nhưng bù lại thì hiệu quả sử dụng dài lâu
  •  Tỉ lệ pha trộn sơn phải đúng nếu không sơn sẽ không thể đông cứng
  • Trước khi thi công cần chuẩn bị sàn bê tông đạt chuẩn
  • Khi thi công phải đảm bảo đúng theo đúng quy trình
  • Yêu cầu sử dụng các loại máy móc và trang thiết bị hiện đại để thi công
  • Đội ngũ thi công phải chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để xử lý được các vấn đề phát sinh, ví dụ như bề mặt sàn chưa được làm sạch hay điều kiện thông gió không hợp lý,...

Sản phẩm có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau

Sản phẩm có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau

4. Ứng dụng của sơn Epoxy trong cuộc sống

Sơn Epoxy dùng cho sàn bê tông

Nhờ khả năng bám dính tốt nên sơn Epoxy có thể dùng để sơn các mặt sàn bê tông tại khu vực hầm gửi xe, các gara ô tô hay khu trung tâm thương mại… Bề mặt sàn sẽ trở nên sáng mịn và tránh trơn trượt, không bị nấm mốc bám vào.

Sơn Epoxy dùng sơn sắt thép

Ngoài ra, sơn Epoxy có thể dùng để sơn sắt thép hay các sản phẩm làm từ loại vật liệu này. Chúng thường xuất hiện trong các nhà xưởng, những nơi có điều kiện đặc biệt. Lý do bởi sơn Epoxy sẽ giúp cho vật liệu bền hơn, tránh bị ăn mòn hay rỉ sét.

Sơn Epoxy dùng sơn các công trình ngoài trời

Đây cũng là một ứng dụng khác của sơn Epoxy, dùng để sơn tường hoặc dùng cho những công trình ngoài trời, nhất là khu vực có độ ẩm cao. Tính chống thấm của sơn sẽ giúp tường luôn đẹp và bền bỉ theo năm tháng.

Ngoài ra, sơn epoxy cũng được ứng dụng để làm vật liệu trang trí vô cùng độc đáo ví dụ như sàn 3D, tường 3D hay trần nhà 3D…

5. Hướng dẫn quy trình sơn Epoxy đúng kỹ thuật

Bước 1: Tiến hành pha sơn Epoxy

Để pha sơn Epoxy bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như: cân bàn, máy khuấy sơn và dung môi, thùng đựng sạch.

Đầu tiên, bạn đổ thành phần B tức thành phần đóng rắn vô trong thùng trước, sau đó cho tiếp thành phần A vào. Lấy máy khuấy để khuấy cho đều trong 2 - 3 phút, sao cho sơn hoà tan đều giữa màu và keo, như vậy là có thể sử dụng được.

Khi thi công cần tính toán lượng sơn cần thiết cho công trình

Khi thi công cần tính toán lượng sơn cần thiết cho công trình

Lưu ý là cần cân nhắc khối lượng sơn, nếu thi công cho công trình nhỏ không dùng hết một bộ, hãy pha vừa đủ để tránh lãng phí. Bằng cách nhìn vào khối lượng thành phần A và khối lượng thành phần B ghi sẵn trên vỏ thùng bạn sẽ tính ra được tỷ lệ pha trộn.

Ví dụ với định mức 8 - 10m2/lớp, thi công cho công trình 20m2 sơn lăn thì bạn chỉ cần pha 1 lượng tổng đóng rắn với màu cỡ 1,6 - 2 kg.

Bước 2: Đánh giá và vệ sinh sạch sẽ mặt sàn bê tông

Thông thường bê tông tiêu chuẩn để sơn Epoxy đảm bảo nhất chính là bê tông thương phẩm, loại mác bê tông 200 - 250. Khi đổ sẽ cần bảo dưỡng ẩm để bê tông đạt được mức đó, hoàn thiện xoa mặt bằng máy và có cắt khe co giãn đối với sàn diện tích hơn 100m2.

– Sàn bê tông cũng cần có chống thấm ngược bằng nilon hoặc vải địa kỹ thuật.

– Tiến hành vệ sinh bề mặt sơn bằng máy trà với máy mài mặt và máy hút bụi chuyên dụng

– Sau đó lau sạch lại bề mặt sàn một lần nữa

– Cần kiểm tra xem mác bê tông có đạt độ cứng để sơn không

- Nếu có những vị trí có tật lỗi như hố sâu, vết lõm hay nứt, vết hóa chất dầu mỡ,… thì hãy lưu ý lại để tiến hành xử lý bằng vật tư chuyên dụng trước khi lăn sơn lót.

Bước 3: Tiến hành lăn lớp sơn lót

Sơn lót có tác dụng chính là để liên kết giữa sơn phủ và nền sàn bê tông. Do đó không nên lăn dày quá mà nên lăn theo định mức khuyến cáo. Thông thường với 1 kg sơn lót có thể dùng cho 10m2 nền sàn đạt tiêu chuẩn. Với nền sàn yếu thì lượng sơn sẽ nhiều hơn chút do sơn bị hút vào bề mặt rỗng bê tông mác thấp.

Sau khi lăn sơn lót cần để vài tiếng mới tiến hành sơn phủ

Sau khi lăn sơn lót cần để vài tiếng mới tiến hành sơn phủ

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ (topcoat)

Thông thường sau lăn lót khoảng 4h thì sơn đã đóng rắn và lúc này bạn có thể tiến hành lăn sơn phủ (topcoat).

– Đối với hệ sơn lăn: Bạn hãy lấy Rulo chuyên dụng cho sơn Epoxy để thi công. Không dùng Rulo thông thường vì nó dễ bị tan chảy. Lăn 2 lớp bao gồm 1 lớp ngang và dọc, mỗi lớp lăn cách nhau từ 4 - 8 giờ. Tuỳ theo thời tiết và đặc tính của vật tư mà thời gian đóng rắn sẽ có sự khác nhau. 

– Với sơn tự san phẳng thì hãy bả hoặc lăn một lớp sơn Epoxy phủ lên bề mặt sơn lót để chống hút. Bạn cũng cần sử dụng công cụ chuyên dụng để đổ sơn, bàn cào với Rulo phá bọt, có thêm guốc đinh để di chuyển khi đổ.

Định mức đổ là 1 lít sơn cho 1m2. 1 lít sẽ bằng khoảng 1,3-1,4 kg sơn. Như vậy bạn có thể dễ dàng tính ra 1kg sẽ phủ được khoảng 0.7-0.77m2. Với dòng sơn này thì bạn có thể đổ 1 hoặc 2 lần tuỳ theo chiều dày lớp sơn của chủ đầu tư.

Lưu ý sau thi công

Sau khi thi công hoàn thiện sơn Epoxy bạn cần tiến hành nghiệm thu bề mặt sàn. Kiểm tra thật kỹ xem liệu có lỗi sơn không, kiểm tra cả về các yếu tố thẩm mỹ và màu sắc.

Từ 5 - 7 ngày sơn sẽ đóng rắn được 100%, đồng thời đạt được độ cứng hoàn thiện. Trong những ngày đầu sử dụng sàn bạn nên đi bộ nhẹ nhàng và tránh tối đa việc kéo lê vật cứng lên sàn, hoặc tải trọng nặng như xe nâng, xe tải… Nếu bắt buộc phải vận chuyển hãy sử dụng bánh cao su di chuyển trên sàn. 

Nếu dùng xe nâng lưu ý không xoay tĩnh trên bề mặt Epoxy. Những chỗ nào hay có hoá chất dầu mỡ ẩm ướt, bạn cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Ở các khu vực có vật cứng, ví dụ như ở các nhà máy tiện, hãy lót thảm cao su tránh phôi thép rơi vãi ra sàn làm hỏng sơn.

Độ bền của sàn Epoxy thường 5 - 7 năm. Sau đó bạn có thể tiến hành sơn lại để sử dụng tiếp.

6. Giá thành sơn epoxy cập nhật mới nhất

Dưới đây là bảng giá 3 loại sơn Epoxy chất lượng và được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Đó là sơn Epoxy KCC, APT và Chokwang. Cùng với đó là báo giá thi công sơn Epoxy để bạn có căn cứ tham khảo.

Bảng giá sơn sàn Epoxy KCC của Hàn Quốc

Tên sản phẩm

Đóng gói (lít/bộ)

Đơn giá (VNĐ)

Sơn lót EP118

16

2.000.000

Sơn lót EP1183

16

2.050.000

Sơn phủ hệ lăn ET5660

16

2.200.000

Sưn tự san Unipoxy Lining

16

2.450.000

Sơn tự san Unipoxy Lining Plus

16

2.680.000

Sơn kháng hóa chất ET5500

16

3.100.000

Sơn hồ nước thải EH2351

16

2.280.000

Sơn lót hồ nước EP1775

12

2.590.000

Sơn phủ hồ nước ET5775

12

2.850.000

Vật liệu Unipoxy Putty

9

1.950.000

Dung môi Thinner 024

20

1.600.000

Sơn Epoxy hãng KCC

Sơn Epoxy hãng KCC

Bảng giá sơn sàn Epoxy APT Thái Lan

Tên sản phẩm

Đóng gói (kg/bộ)

Đơn giá (VNĐ)

Hệ sơn Epoxy gốc dầu

Sơn lót PS50

9

1.250.000

Sơn lót PS60

9

1.450.000

Sơn Epoxy hệ lăn ADO20

18

2.200.000

Sơn Epoxy hệ lăn ADO21

18

2.675.000

Sơn Epoxy tự san ADO30

23

2.950.000

Sơn Epoxy tự san ADO40

23

3.150.000

Sơn Epoxy tự san ADO122

22

3.425.000

Dung môi pha sơn

15

1.500.000

Hệ sơn Epoxy gốc nước

Sơn lót WB50

12

1.950.000

Sơn Epoxy hệ lăn WB20

15

2.420.000

Sơn Epoxy hệ lăn WB10

18

3.200.000

Sơn Epoxy tự san phẳng WB40

20

3.280.000

Sơn Epoxy hãng APT

Sơn Epoxy hãng APT

Bảng giá sơn sàn Epoxy Chokwang Hàn Quốc

Tên sản phẩm

Đóng gói (kg/bộ)

Đơn giá (VNĐ)

Sơn lót Epoxy Episol Tile Prime #H

15

1.900.000

Sơn lót Epoxy Episol Tile Prime #HB

17

2.150.000

Sơn Epoxy hệ lăn Epifloor

20

2.550.000

Sơn Epoxy hệ lăn Epifloor (màu vàng và màu đỏ)

20

3.300.000

Sơn Epoxy tự san Epideck 1000

25

3.150.000

Dung môi pha sơn Thinner 208

18 (lít)

1.400.000

Vật liệu sửa chữa Heavy Putty

10

1.600.000

Sơn Epoxy hãng Chokwang

Sơn Epoxy hãng Chokwang

Bảng giá thi công sơn Epoxy

Loại sơn

Đơn giá

Lưu ý

Sơn Epoxy hệ lăn

Từ 65.000Đ/m2

Áp dụng ở khu vực chịu tải trọng ở mức độ trung bình, bao gồm có 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ màu.

Sơn Epoxy tự san phẳng

195.000 - 220.000Đ/m2

cho 1mm

365.000 - 400.000Đ/m2

cho 2mm và không có cát

310.000 - 330.000Đ/m2

cho 2mm và có cát

Sơn epoxy chống axit và hóa chất

110.000 - 130.000Đ/m2

cho hệ lăn giá rẻ

245.000 - 265.000Đ/m2

cho hệ tự san phẳng dày 1mm

375.000 - 400.000Đ/m2

cho hệ tự san phẳng dày 2mm (có cát)

455.000 - 475.000Đ/m2

cho hệ tự san phẳng dày 2mm (không có cát)

Sơn Epoxy chống tĩnh điện

125.000 - 145.000Đ/m2

cho hệ lăn

485.000 - 695.000Đ/m2

cho hệ tự san phẳng

*Lưu ý: Báo giá chỉ có tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thời điểm và đơn vị phân phối.

Vậy là bạn đã có trong tay tất tần tật thông tin về sơn Epoxy, từ thành phần, phân loại cho đến giá cả, các bước thi công đúng cách cho sản phẩm. Qua đó hẳn bạn đã có thêm cơ sở để lựa chọn được dòng sơn đúng theo mong muốn, nhu cầu. Hãy thường xuyên theo dõi mục kiến thức nội thất của Space T để cập nhật những bài viết mới nh!

Nếu bạn cần bất cứ thông tin gì thêm, hãy lên website của Space T để được giải đáp nhé. Đừng quên Space T cũng là nơi giúp kết nối chủ nhà với các nhà thầu uy tín trong nhiều lĩnh vực, chỉ với một bước để lại thông tin đơn giản, đặc biệt là miễn phí hoàn toàn.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. 
Bộ chăn gối
2. Lọ trà
3. Móc treo
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Space T zaloSpace T phone