Cách sửa bóng đèn led chi tiết cực đơn giản tại nhà
06-06-2024Lượt xem: 435

Cách sửa bóng đèn led chi tiết cực đơn giản tại nhà

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Bóng đèn Led là thiết bị chiếu sáng phổ biến được nhiều gia đình Việt ưa chuộng và tin dùng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, bóng đèn có thể xảy ra tình trạng lỗi dẫn đến hư hỏng. Trong bài viết sau đây, Space T sẽ hướng dẫn bạn cách sửa bóng đèn Led tại nhà vừa đơn giản lại hiệu quả cùng theo dõi nhé.
Mục lục
1. Đèn led là gì?
2. Ưu điểm và nhược điểm của đèn led

Ưu điểm của đèn led

Nhược điểm của đèn led

3. Những lỗi thường gặp ở đèn led và cách sửa

Đèn led không sáng

Đèn led lúc sáng, lúc không

Đèn nhấp nháy

Công tắc tắt nhưng đèn vẫn sáng

Đèn tự khởi động sáng

4. Lưu ý khi sử dụng đèn led

1. Đèn led là gì?

Đèn LED - viết tắt của là Light Emitting Diode là đèn Điốt phát quang. Đèn led là đèn điện tử sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng hiệu quả hơn đến 90% so với bóng đèn sợi đốt. Tuổi thọ của đèn LED cũng cao hơn những loại đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.

Đèn LED (Light Emitting Diode - Đi-ốt phát quang) là một loại đèn sử dụng các đi-ốt phát quang để tạo ra ánh sáng. 

Đèn LED (Light Emitting Diode - Đi-ốt phát quang) là một loại đèn sử dụng các đi-ốt phát quang để tạo ra ánh sáng. 

Trong đèn LED có hai khối bán dẫn: khối bán dẫn loại P chứa lỗ trống và khối bán dẫn N chứa nhiều điện tử có điện tích dương. Khi dòng điện chạy qua các lỗ trống của khối bán dẫn P, cùng lúc đó điện tử của khối bán dẫn N sẽ khuếch tán qua khối bán dẫn P. P và N có điện tích trái dấu nhau tại vị trí tiếp cận nhau, các điện tử bị lỗ trống hút và làm đầy, xảy ra hiện tượng bức xạ điện tử, từ đó phát sáng.

Hiện tại đèn LED có 4 màu ánh sáng:

  • Ánh sáng vàng có nhiệt màu 2700K - 3500K.
  • Ánh sáng trung tính có nhiệt màu 3700K - 4500K.
  • Ánh sáng trắng có nhiệt màu 5000K - 6700K.
  • Ánh sáng đổi màu đa sắc có nhiệt màu 1000K - 10000K

2. Ưu điểm và nhược điểm của đèn led

Có rất nhiều loại đèn khác nhau đang có mặt trên thị thường, nhưng hiện nay dòng đèn LED đang có giá thành cao hơn các mẫu đèn còn lại. Giá cao hơn nhưng tại sao được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, liệu có xứng đáng, hãy tham khảo các ưu nhược điểm dưới đây để có lời giải đáp.

Ưu điểm của đèn led

Bảng so sánh đèn LED, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang

 

Đèn LED

Đèn sợi đốt

Đèn huỳnh quang

Tuổi thọ

40000 - 50000 giờ

2000 - 5000 giờ

8000 - 10000 giờ

Tiết kiệm điện năng

Tiết kiệm từ 81 - 90% điện năng.

Tốn nhiều điện năng.

Tiết kiệm từ 50 - 55% điện năng.

Độ bền

Độ bền cao, chịu được va đập, chống nước, chống bụi.

Làm từ thuỷ tinh nên dễ vỡ, toả nhiệt cao.

Dễ vỡ.

Đèn LED được ưa chuộng hơn so với các loại đèn truyền thống như đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang bởi khả năng tiết kiệm điện

Đèn LED được ưa chuộng hơn so với các loại đèn truyền thống như đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang bởi khả năng tiết kiệm điện

Với những thông số đèn LED được so sánh ở bảng trên ta thấy được các ưu điểm:

  • Hiệu suất phát quang cao: Đèn LED có hiệu suất phát quang cao, có thể chuyển đổi một lượng lớn điện năng thành ánh sáng
  • Chỉ số hoàn màu cao: Đèn LED có thể đạt chỉ số hoàn màu (CRI - Color Rendering Index) cao, thường trên 80, giúp tái hiện màu sắc một cách tự nhiên và trung thực.
  • Không gây hại mắt: Ánh sáng từ đèn LED không chứa tia cực tím (UV) và tia hồng ngoại (IR), giúp bảo vệ mắt và không gây hại cho da.
  • Thân thiện môi trường: Đèn LED không chứa các chất độc hại như thủy ngân, giảm thiểu rủi ro về môi trường và sức khỏe.
  • Không bị chớp nháy khi bật tắt: Đèn LED có khả năng bật/tắt ngay lập tức mà không cần thời gian khởi động và không gây hiện tượng chớp nháy.
  • Mẫu mã đa dạng: Đèn LED có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, từ đèn bóng tròn, đèn ống, đèn panel, đèn dây LED, đèn chiếu điểm, đến đèn trang trí
  • Tiết kiệm điện năng: Đèn LED tiêu thụ ít điện năng hơn so với các loại đèn truyền thống như đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang.
  • Tuổi thọ cao: Đèn LED có tuổi thọ cao, thường từ 25.000 đến 50.000 giờ hoặc hơn, gấp nhiều lần so với đèn sợi đốt.
  • Khả năng bật/tắt nhanh: Đèn LED có thể bật/tắt ngay lập tức mà không cần thời gian khởi động.
  • Độ bền cao: Đèn LED ít bị ảnh hưởng bởi va đập và rung động so với các loại đèn truyền thống.
  • An toàn và thân thiện với môi trường: Đèn LED không chứa các chất độc hại như thủy ngân và phát ra ít nhiệt hơn.

Nhược điểm của đèn led

Hiện nay, đèn LED được sản xuất bằng công nghệ cao cấp nhưng ngoài những ưu điểm nổi bật thì đèn LED cũng mang một số nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư sản xuất khá cao nên giá thành bán ra sẽ có sự chênh lệch hơn các dòng đèn đã có mặt trên thị trường.
  • Mức độ ưa chuộng cao nên không tránh khỏi hiện tượng thương hiệu kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả tràn lan.
  • Đèn LED không hoạt động trong môi trường nhiệt độ quá thấp, quá lạnh

Nhược điểm của đèn led

Nhược điểm của đèn led

3. Những lỗi thường gặp ở đèn led và cách sửa

Đèn led không sáng 

Lỗi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: bộ nguồn lắp đặt không phù hợp với công suất, điện áp sử dụng của đèn, các dây nối không chắc chắn, sai kỹ thuật,  đui đèn chưa được xoáy chặt, các chấn lưu không hoạt động 

Đèn led không sáng 

Đèn led không sáng 

Cách sửa:

Bước 1: Tháo bóng đèn ra khỏi đui đèn để kiểm tra.

Bước 2: Kiểm tra xem bộ nguồn driver của bóng đèn có đang hoạt động không. Nếu không hoạt động, hãy thay bằng bộ nguồn khác. Nếu bộ nguồn vẫn hoạt động bình thường, điều đó cho thấy đèn LED đã bị hỏng.

Bước 3: Quan sát kỹ đèn LED, nếu phát hiện tim đèn có màu đen và có muội than. điều này chứng tỏ đèn đã bị cháy và không thể chiếu sáng nữa. Một nguyên nhân khác khiến cho đèn LED không sáng là do mạch điện được lắp theo kiểu 3 LED mắc song song nối tiếp với 3 LED khác. Khi được nối theo mạch điện nối tiếp, nếu một cụm bị hỏng thì những cụm khác cũng không thể chiếu sáng.

Bước 4: Để đèn phát sáng trở lại, bạn cần chập hai chân của đèn LED hỏng lại. Sử dụng dây đồng và hàn để nối hai chân của cụm đèn LED bị hỏng.

Bước 5: Cấp nguồn lại cho bóng đèn. Nếu bóng đèn vẫn không sáng thì chứng tỏ bóng đèn đã bị hỏng nặng và gia chủ nên mua một bóng đèn khác.

Đèn led lúc sáng, lúc không

Trường hợp đèn lúc sáng lúc không thường hay gặp phải lúc trời mưa to gió lớn; đèn bị hỏng đui hoặc nguồn điện yếu, chập chờn…

Đèn led lúc sáng, lúc không

Đèn led lúc sáng, lúc không

Cách sửa: Gia chủ nên ngắt nguồn điện và kiểm tra dây dẫn, nguồn điện, đui đèn….xem có vấn đề hay không. Nếu có vấn đề ở bộ phận nào thì cần thay thế hoặc sửa chữa bộ phận đó. Cuối cùng khởi động lại nguồn điện để kiểm tra đèn LED.

Đèn nhấp nháy

Việc đèn LED liên tục nhấp nháy nhiều nguyên nhân khác nhau như nguồn điện không ổn định, mạch điện lắp đặt sai, bộ nguồn driver hỏng, bộ tản nhiệt kém,... 

Đèn nhấp nháy

Đèn nhấp nháy

Cách sửa:

  • Nguồn điện không ổn định: Nếu bộ nguồn của bóng đèn không ổn định, gia chủ nên sử dụng một thiết bị ổn áp (biến áp) để đưa nguồn điện 220V vào bóng đèn. Nguồn điện này sẽ trở thành dòng điện 1 chiều giúp giữ cho bóng đèn luôn hoạt động ổn định Ngoài ra thiết bị ổn áp còn có chức năng tự ngắt điện khi quá tải, giúp ngăn chặn tình trạng cháy nổ điện.
  • Bộ nguồn driver hư hỏng hoặc kém chất lượng: Nếu bạn nhận thấy bóng LED bị chớp nháy do driver hỏng, hãy thay thế bộ nguồn khác hoặc thay cả bóng đèn mới.
  • Bộ tản nhiệt kém chất lượng: Nếu phát hiện bộ tản nhiệt của bóng đèn không đảm bảo chất lượng, bạn nên thay thế hoặc nâng cấp chúng để cải thiện hiệu quả tản nhiệt. Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng làm mát và giữ cho bóng đèn luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.

Công tắc tắt nhưng đèn vẫn sáng

Trường hợp gia chủ đã tắt công tắc đèn nhưng đèn vẫn sáng trong thời gian ngắn thì đó là hiện tượng này là bình thường. Tuy nhiên nếu đèn sáng trong khoảng thời gian dài thì gia chủ nên kiểm tra đèn. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể là do hiện tượng chập mạch điện. 

Công tắc tắt nhưng đèn vẫn sáng

Công tắc tắt nhưng đèn vẫn sáng

Cách sửa: Đầu tiên gia chủ cần kiểm tra xem công tắc có bị hỏng hay không. Nếu không thì đó là do bóng đèn đã bị hỏng, gia chủ nên thay bóng LED bằng bóng sợi đốt hoặc bóng LED có công suất lớn phù hợp. 

Đèn tự khởi động sáng

Nguyên nhân có thể do công tắc đèn bị hỏng, hoặc do nguồn điện, chấn lưu. 

Bước 1: Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo rằng nguồn điện cung cấp cho đèn LED ổn định và không có sự cố. Sau đó tắt đèn LED, chờ vài phút và sau đó bật lại để xem sự cố có tái diễn không.

Bước 2: Kiểm tra công tắc: Đảm bảo rằng công tắc không bị kẹt hoặc lỗi. Bước 3: Kiểm tra hệ thống mạch điện: Kiểm tra các kết nối dây bên trong để đảm bảo không có dây nào bị đứt hoặc hỏng.

Bước 4: Trong trường hợp sau khi đã kiểm tra các thành phần trên nhưng đèn LED vẫn hỏng, gia chủ nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc đội ngũ kỹ thuật để được hỗ trợ xử lý.

4. Lưu ý khi sử dụng đèn led

Một số lưu ý khi sử dụng đèn led:

  • Chọn đèn LED phù hợp: Chọn mẫu đèn LED có công suất phù hợp với từng không gian sử dụng vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Ví dụ, các khu vực cần ánh sáng mạnh như văn phòng, trường học, siêu thị, hoặc xưởng sản xuất nên dùng đèn công suất lớn với thiết kế đơn giản. Ngược lại, những nơi như hộ gia đình hay phòng làm việc riêng có thể chọn đèn công suất nhỏ để tiết kiệm điện
  • Chọn đèn có chất liệu tốt: Gia chủ nên chọn mua đèn LED được làm từ vật liệu không gỉ, có khả năng cách điện tốt, an toàn trong quá trình sử dụng. Ưu tiên chọn loại đèn có vỏ hoặc thân bằng nhôm, tấm che bảo vệ bằng nhựa dẻo để hạn chế tối đa tình trạng hở điện hoặc cháy nổ.
  • Lựa chọn màu sắc ánh sáng phù hợp: Nên chọn màu đèn LED phù hợp với từng không gian khác nhau. Ví dụ, phòng làm việc và phòng học nên dùng đèn ánh sáng trắng để tăng tính tập trung. Phòng ngủ, phòng ăn, và phòng đọc sách nên dùng đèn ánh sáng vàng để tạo cảm giác ấm cúng. Khu vui chơi giải trí và phòng karaoke thích hợp với đèn có màu sắc tươi sáng.
  • Tránh nhìn trực tiếp vào đèn led: Không nên để đèn LED chiếu thẳng vào mắt hoặc nhìn trực tiếp vào đèn trong thời gian dài, vì năng lượng phát ra có thể ảnh hưởng đến mắt. Khi lắp đặt đèn LED, hãy chú ý đến hướng chiếu và khoảng cách lắp để tránh ánh sáng chiếu thẳng vào mắt.
  • Tránh để nước vào bóng đèn: Nếu để nước vào trong đèn sẽ gây nhiễm điện, chập mạch và gây nguy hiểm đến tính mạng

Khi phát hiện đèn LED bị vỡ bạn nên thay ngay bóng đèn để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả gia đình.

Khi phát hiện đèn LED bị vỡ bạn nên thay ngay bóng đèn để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả gia đình.

Trên đây là các cách sửa bóng đèn LED đơn giản tại nhà mà gia chủ có thể tham khảo và áp dụng khi bóng đèn trong nhà bị hỏng. Hãy lưu lại những cách trên để phòng trường hợp sửa chữa khi cần thiết nhé. Và đừng quên tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại chuyên mục nguồn cảm hứng của Space T nhé.

Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và công ty nội thất hoàn toàn miễn phí chỉ sau một bước đăng ký kết nối vô cùng đơn giản. Đồng thời, Space T cũng cung cấp nền tảng Shop mua sắm nội thất, đồ gia dụng, đồ trang trí...với vô vàn sản phẩm, giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi. Tham khảo Space T Shop ngay!

Tham khảo ngay các sản phẩm đồ nội thất, đồ trang trí, đồ gia dụng tại Space T Shop:

1. Phụ kiện trang trí

2. Đèn

3. Đèn trang trí

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Space T phoneSpace T zalo