Meta Pixel
Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Tết Trung thu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc và hoạt động
08-08-2024Lượt xem: 671

Tết Trung thu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc và hoạt động

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Tết Trung thu - một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon và ngắm nhìn vầng trăng tròn sáng. Bạn đã nắm rõ ý nghĩa và nguồn gốc của lễ hội này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Space T khám phá về Tết Trung thu, tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động đặc trưng thuờng diễn ra trong dịp lễ này nhé!
Mục lục
1. Tết Trung thu là gì?
2. Nguồn gốc ngày Tết Trung thu
3. Ý nghĩa Tết Trung thu

Trung thu là dịp để người dân tạ ơn sau một mùa màng thành công

Tết Trung thu là biểu tượng của sự sum họp

Trung thu là ngày hội vui chơi của trẻ thơ

4. Phong tục và hoạt động cho trẻ ngày Tết Trung thu tại Việt Nam

Phá cỗ

Rước đèn Trung thu

Làm bánh Trung thu

Tham gia các trò chơi dân gian

Xem múa lân

5. Tết Trung thu tại một số quốc gia khác

Tết Trung thu ở Trung Quốc

Tết Trung thu Nhật Bản

Tết Trung thu ở Hàn Quốc

1. Tết Trung thu là gì?

Tết Trung thu, hay còn được biết đến với cái tên Tết Đoàn viên, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Cứ vào đêm 15 tháng tám âm lịch hàng năm, các thành viên trong gia đình lại sum họp, quây quần bên mâm cỗ truyền thống và chuyện trò về những điều đã trải qua. 

Tiếng cười nói rộn rã cùng những câu đồng dao của trẻ thơ vang vọng khắp các nẻo đường, hòa cùng ánh trăng vàng óng chiếu rọi cả mặt đất. Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về đêm hội trăng rằm. 

Tết Trung thu là gì? 

Tết Trung thu là gì? 

2. Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Từ xa xưa, mặt trăng đã là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với đời sống của người dân Á Đông, đặc biệt là những quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước. Vào mỗi rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, khi Mặt Trăng tròn vằng vặc và sáng nhất, cũng là lúc bông lúa trĩu nặng. Chính vì vậy, theo nhiều nghiên cứu, từ thời Thương, người dân đã chọn ngày này để tổ chức lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho mùa màng bội thu.

Tuy nhiên, lễ hội này chỉ trở nên phổ biến dưới thời nhà Đường, với nhiều truyền thuyết được truyền miệng, nổi tiếng nhất là câu chuyện của hoàng đế Đường Huyền Tông. Sau khi được dạo chơi trên thiên đình, ông đã quá ấn tượng với vẻ đẹp và sự náo nhiệt nơi đây nên nhà vua quyết định cho tổ chức lễ hội để nhân gian cùng được thưởng thức không khí vui tươi đó vào mỗi đêm rằm tháng 8. 

Dần dần, Tết Trung thu du nhập vào Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân. Qua bao thế hệ, lễ hội này đã được Việt hóa với những hoạt động và phong tục riêng, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

3. Ý nghĩa Tết Trung thu

Trung thu là dịp để người dân tạ ơn sau một mùa màng thành công

Sau những tháng ngày vất vả trên đồng ruộng, khi mùa màng vàng ươm đã đến dịp thu hoạch, người dân lại nô nức tổ chức Tết Trung thu để tạ ơn trời đất và các vị thần linh đã phù hộ cho một năm bội thu. Vào đêm trăng rằm, không khí trở nên ấm áp và nhộn nhịp lạ thường, mọi nẻo đường được bao phủ bởi một lớp ánh sáng vàng dịu từ bầu trăng sáng.  

Tết Trung thu là dịp để người dân tạ ơn sau một mùa màng thành công

Tết Trung thu là dịp để người dân tạ ơn sau một mùa màng thành công

Người người nhà nhà vui mừng bày biện những mâm cỗ đầy ắp với các thành quả của năm nay, dâng lên bàn thờ tổ tiên. Người lớn và trẻ nhỏ đều háo hức tham gia vào các hoạt động truyền thống, từ việc rước đèn lồng nhiều màu sắc đến việc thưởng thức bánh Trung thu thơm ngon. Tết Trung thu không chỉ là dịp để ăn mừng thành quả lao động mà còn là thời điểm để mọi người sum vầy, chia sẻ niềm vui và cảm nhận sự đoàn kết trong cộng đồng. 

Tết Trung thu là biểu tượng của sự sum họp

Tết Trung thu là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình tạm gác lại những lo toan, căng buồn phiền của guồng quay cuộc sống thường nhật để quây quần bên gia đình cùng mâm cỗ truyền thống hay một bữa cơm tối đơn giản. 

Tết Trung thu là biểu tượng của sự sum họp

Tết Trung thu là biểu tượng của sự sum họp

Dưới ánh sáng nhẹ nhàng của trăng, cả gia đình cùng nhau bày biện mâm cỗ, thưởng thức bánh Trung thu, và tham gia vào các hoạt động vui chơi như rước đèn lồng và múa lân. Những tiếng cười rộn rã, những câu chuyện kể và những trò chơi dân gian không chỉ làm dịu đi sự mệt mỏi mà còn giúp củng cố tình cảm gia đình, làm cho không khí của ngày lễ trở nên ấm áp và đầy yêu thương. 

Trung thu là ngày hội vui chơi của trẻ thơ

Đối với lũ trẻ, Trung thu như một giấc mơ đầy màu sắc. Đây không chỉ là thời điểm các em được quây quần bên gia đình mà còn là dịp được tham gia vào nhiều hoạt động vui nhộn và thú vị. Đứa nào đứa nấy cũng được ba mẹ mua cho những chiếc đèn ông sao đủ màu sắc, mắt thì hoàn toàn chìm đắm vào những màn biểu diễn ca nhạc hay múa lân rộn ràng. 

Có đứa thì ngồi ngay ngắn để lắng nghe, mắt tròn xoe trước những câu chuyện cổ tích như “Chú Cuội,” “Thỏ Ngọc,” và “Chị Hằng Nga,”... Trong khi đó, mấy đứa khác lại háo hức, chân tay thoăn thoắt tham gia các trò chơi dân gian. Những cảnh tượng ấy không chỉ làm cho trái tim của từng đứa trẻ thêm rộn ràng, mà còn gợi nhớ cho người lớn về những ngày tháng hồn nhiên và giản dị của chính mình.

Trung thu là ngày hội vui chơi của trẻ thơ

Trung thu là ngày hội vui chơi của trẻ thơ

>>> Tham khảo qua 29 ý tưởng trang trí trung thu sáng tạo, đẹp mắt và độc đáo

4. Phong tục và hoạt động cho trẻ ngày Tết Trung thu tại Việt Nam

Ngày Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi, là một dịp đặc biệt dành riêng cho trẻ em tại Việt Nam. Đây là thời điểm mà các em được vui chơi, hưởng thụ những món ăn ngon và tham gia vào nhiều hoạt động truyền thống. Dưới đây là một số phong tục và hoạt động phổ biến cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu tại Việt Nam:

Phá cỗ 

Nhắc đến Trung thu thì không thể nào bỏ qua được phong tục phá cỗ đúng không? Chắc chắn đây là khoảng thời gian mà nhiều đứa trẻ đều rất mong chờ. Không chỉ là phút giây cùng mẹ ra chợ chọn mua những món bánh trái về nhà, hay là những khoảnh khắc nhìn ngắm, đợi chờ từng nén nhang tàn để phá cỗ. Mà còn là những giây phút được ở bên ba mẹ, cùng nghe những câu chuyện cổ tích. 

>>> Tham khảo 11 ý tưởng trang trí mâm cỗ Trung thu đầy đủ, đơn giản, ý nghĩa

Giây phút phá cỗ cùng gia đình và thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon chính những hoạt động ý nghĩa mà ba mẹ có thể dành cho con trẻ

Giây phút phá cỗ cùng gia đình và thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon chính những hoạt động ý nghĩa mà ba mẹ có thể dành cho con trẻ

Rước đèn Trung thu

Những chiếc đèn lồng đã trở thành một món đồ không thể thiếu của mọi đứa trẻ mỗi dịp Trung thu về. Được trang trí với đủ màu sắc rực rỡ và hình dạng đa dạng, những chiếc đèn lồng này không chỉ làm sáng bừng không khí lễ hội mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Theo ông bà ta, ánh sáng ấm áp từ những chiếc đèn lồng không chỉ mang đến niềm vui mà còn như những ngọn hải đăng nhỏ, soi đường chỉ lối cho các em trên hành trình khám phá thế giới rộng lớn sắp tới. 

Rước đèn Trung thu là một phong tục đặc trưng vào dịp Tết Trung thu của người Việt

Rước đèn Trung thu là một phong tục đặc trưng vào dịp Tết Trung thu của người Việt

Khi ánh trăng bắt đầu nhuộm vàng cả hàng cây và xóm làng, những đứa trẻ với chiếc lồng đèn trên tay bắt đầu đi chơi lễ. Những cái miệng nhỏ cùng nhau ngân nga câu hát, hòa vào tiếng cười nói rộn rã, tiếng trống lân vang vọng khắp các con phố, tạo nên những hồi ức tuổi thơ tuyệt đẹp. 

Làm bánh Trung thu 

Cùng nhau làm bánh Trung thu là hoạt động để bố mẹ và con tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, tạo nên những kỷ niệm đẹp. Từng công đoạn như nhào bột, đổ khuôn, và nướng bánh đều trở nên ý nghĩa hơn khi được thực hiện cùng nhau, tạo ra sự gắn kết và tình cảm thân thiết giữa cha mẹ và con cái.

Đồng thời, quá trình làm bánh Trung thu giúp các em phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng nấu nướng, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo. Đây cũng là cơ hội để các em rèn luyện khả năng sáng tạo khi tham gia vào việc trang trí và tạo hình cho những chiếc bánh.

Nhưng đặc biệt hơn hết, hoạt động này là cách tuyệt vời để bố mẹ truyền dạy những giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Các em sẽ hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu, biết trân trọng những phong tục tập quán và gìn giữ các giá trị văn hóa lâu đời.

Qua từng công đoạn làm bánh, cha mẹ có cơ hội kể cho con nghe về ý nghĩa của từng nguyên liệu, về lịch sử và văn hóa của món ăn truyền thống này

Qua từng công đoạn làm bánh, cha mẹ có cơ hội kể cho con nghe về ý nghĩa của từng nguyên liệu, về lịch sử và văn hóa của món ăn truyền thống này

Tham gia các trò chơi dân gian 

Trong dịp Tết Trung thu, trẻ em không chỉ háo hức với việc rước đèn lồng, phá cỗ mà còn say mê tham gia vào các trò chơi dân gian khác như Rồng Rắn Lên Mây, Ô Ăn Quan, và nhiều trò chơi truyền thống khác. Những trò chơi dân gian này không chỉ mang lại niềm vui và tiếng cười mà còn giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, phát triển kỹ năng xã hội, và hiểu hơn về phong tục của người Việt.

Tham gia các trò chơi dân gian là một trong những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu

Tham gia các trò chơi dân gian là một trong những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu

Xem múa lân

Cuối cùng, tất nhiên là không thể thiếu những màn múa lân đầy náo nhiệt và vui tươi rồi. Sau khi cơm nước no nê, bọn nhỏ lại rủ nhau đi theo các đoàn lân để cùng nhau mắt tròn xoe, miệng há hốc ngắm nhìn con lân tung tăng nhảy múa, reo hò thích thú. Tiếng trống rộn ràng, tiếng chiêng vang dội, hòa quyện với những bước nhảy uyển chuyển, mạnh mẽ của chú lân tạo nên một bầu không khí sôi động và phấn khích.

Những chú lân với bộ lông sặc sỡ, được trang trí công phu, di chuyển linh hoạt qua từng động tác nhào lộn, leo trèo, làm các em say mê theo dõi. Mỗi khi chú lân cúi xuống chào hay biểu diễn những màn nhào lộn đầy nghệ thuật, tiếng cười giòn tan và những tràng pháo tay không ngớt vang lên, tạo nên một không gian ngập tràn niềm vui và tiếng cười.

Xem múa lân chính là những niềm vui và kỷ niệm đẹp trong lòng của rất nhiều đứa trẻ

Xem múa lân chính là những niềm vui và kỷ niệm đẹp trong lòng của rất nhiều đứa trẻ

5. Tết Trung thu tại một số quốc gia khác

Tết Trung thu ở Trung Quốc

Văn hóa Trung thu ở Trung Quốc khá giống với nước ta như quây quần bên gia đình, ăn bánh Trung thu... Tuy nhiên, một trong những hoạt động nổi bật và đặc trưng nhất của Tết Trung thu ở Trung Quốc là thả đèn hoa đăng. Hoạt động này mang ý nghĩa cầu mong bình an, may mắn và hạnh phúc cho gia đình và bản thân. 

Vào đêm rằm Trung thu, người dân sẽ thả đèn hoa đăng xuống sông, hồ hoặc thả lên trời. Những chiếc đèn lồng được làm từ giấy, bên trong có đèn nến nhỏ, tạo nên ánh sáng lung linh, huyền ảo cho không khí Trung thu.

Bầu trời lung linh với những chiếc đèn lồng vào mùa Trung thu ở Trung Quốc

Bầu trời lung linh với những chiếc đèn lồng vào mùa Trung thu ở Trung Quốc

Trong đêm Trung thu, những con phố, công viên hay quảng trường ở Trung Quốc như được khoác lên một tấm áo mới lung linh với muôn vàn chiếc đèn lồng. Không chỉ đơn thuần là vật trang trí, mỗi chiếc đèn lồng còn ẩn chứa những câu đố thú vị về lịch sử, văn hóa, địa danh, thậm chí cả những món ăn đặc sản của đất nước. 

Người dân, từ già đến trẻ, đều hào hứng tập trung lại, cùng nhau tranh tài giải đáp những câu đố này. Đặc biệt, với các bạn trẻ, đây còn là dịp để thể hiện sự thông minh, nhanh trí và là cơ hội tuyệt vời để tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ bên người mình yêu.

Giải câu đố là một trong những hoạt động đặc trưng của người dân ở Trung Quốc vào đêm Trung thu

Giải câu đố là một trong những hoạt động đặc trưng của người dân ở Trung Quốc vào đêm Trung thu

Tết Trung thu Nhật Bản 

Mặc dù không sôi động và nhộn nhịp như ở các nước láng giềng, nhưng Tết Trung thu Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống và có những nét đặc trưng riêng. 

Người Nhật tin rằng, vào đêm rằm Trung thu, mặt trăng tròn và sáng nhất, mang lại may mắn và bình an. Việc ngắm trăng vào đêm này được xem như một nghi lễ quan trọng để tỏ lòng biết ơn đối với thiên nhiên và cầu mong những điều tốt đẹp.

Nếu người Việt Nam mường tượng đến hình ảnh chú Cuội ngồi gốc đa trên cung trăng, thì người Nhật lại vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về chú thỏ đang say mê giã bánh mochi trong cung điện của thần Mặt trăng. Hình ảnh chú thỏ ngộ nghĩnh thưởng thức những viên bánh dango tròn trịa cũng trở nên quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là vào đêm Trung thu. 

Hình ảnh chú thỏ giã bánh mochi đã trở thành một biểu tượng của Tết Trung thu Nhật Bản, xuất hiện trên nhiều sản phẩm văn hóa khác nhau, đặc biệt như Doraemon 

Hình ảnh chú thỏ giã bánh mochi đã trở thành một biểu tượng của Tết Trung thu Nhật Bản, xuất hiện trên nhiều sản phẩm văn hóa khác nhau, đặc biệt như Doraemon 

Các món ăn truyền thống trong dịp Trung thu thường có màu trắng hoặc vàng, tượng trưng cho màu sắc của mặt trăng. Một số món ăn phổ biến bao gồm: tsukimi dango, tsukimi mochi

Các món ăn truyền thống trong dịp Trung thu thường có màu trắng hoặc vàng, tượng trưng cho màu sắc của mặt trăng. Một số món ăn phổ biến bao gồm: tsukimi dango, tsukimi mochi

Tết Trung thu ở Hàn Quốc

Vào dịp Chuseok, người Hàn Quốc thường về quê sum họp gia đình, cùng nhau dọn mộ tổ tiên và tiến hành các nghi lễ tưởng niệm. Họ thường chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ các món ăn truyền thống như bánh Songpyeon, thịt bò Bulgogi, canh thịt gà, và các loại trái cây tươi. 

Bánh Songpyeon là một trong những biểu tượng của Chuseok

Bánh Songpyeon là một trong những biểu tượng của Chuseok

Ngoài ra, người Hàn Quốc còn có tục lệ chơi các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đánh trống, và ném bao. Những trò chơi này không chỉ giúp mọi người thư giãn mà còn tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. 

Một nét đặc trưng khác của Chuseok là việc mặc Hanbok. Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc, thường được mặc trong các dịp lễ tết. Vào dịp Chuseok, mọi người thường diện những bộ Hanbok đẹp nhất để đến thăm họ hàng và bạn bè.

Người Hàn thường mặc Hanbok trong lễ Trung thu và cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống

Người Hàn thường mặc Hanbok trong lễ Trung thu và cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống

Trên đây là tất cả những thông tin về Tết Trung thu, hy vọng các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nguồn gốc cũng như các hoạt động thường diễn ra trong dịp lễ này. Cuối cùng thì một mùa Trung thu nữa lại đến rồi, Space T chúc bạn cùng gia đình sẽ trải qua những phút giây thật sự ý nghĩa nha! Và đừng quên, theo dõi thêm nhiều nguồn cảm hứng tại blog của chúng mình để cập nhật thường xuyên các mẫu trang trí khác. 

Space T - Nền tảng nội thất kết nối gia chủ và đơn vị thiết kế thi công nội thất hoàn toàn miễn phí. Chỉ với một bước đơn giản trong quy trình kết nối, khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được báo giá từ nhiều nhà thầu và được tư vấn vô cùng chi tiết. Đồng thời, Space T cũng cung cấp nền tảng mua sắm nội thất Space T Shop, mang tiện ích mua sắm đến gần hơn với khách hàng.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Nệm ngồi

2. Đồ trang trí dịp lễ

3. Trang trí tường

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone