Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Phào chân tường: Thông tin, giá thành và 19 mẫu thi công phào chân tường tinh tế hiện đại
03-04-2023Lượt xem: 5128

Phào chân tường: Thông tin, giá thành và 19 mẫu thi công phào chân tường tinh tế hiện đại

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Phào chân tường là chi tiết trang trí được lắp đặt ở phần chân tường, giúp tạo điểm nhấn cho khoảng nối giữa tường và sàn, ngoài ra còn giúp che đi những kẽ hở khi thi công. Trong bài viết dưới đây, Space T sẽ tổng hợp những thông tin về loại vật liệu trên, báo giá tham khảo, cũng như gợi ý những mẫu phào đẹp đến bạn đọc.
Mục lục
1. Phào chân tường là gì?
2. Phân loại phào chân tường

Phào chân tường bằng gỗ

Phào chân tường nhựa

Phào chân tường thạch cao

Phào chân tường hợp kim

3. Mức giá thi công phào chân tường tham khảo
4. Tổng hợp 19 mẫu thi công phào chân tường nhà tinh tế hiện đại

Phào chân tường bằng gỗ

Phào chân tường nhựa

Phào chân tường hợp kim

Phào chân tường phòng khách

Phào chân tường phòng ngủ

Phào chân tường phòng bếp

5. Mẹo chọn phào chân tường phù hợp
6. Quy trình thi công phào chân tường chuẩn
7. Một số thương hiệu phào chân tường thịnh hành tại Việt Nam

1. Phào chân tường là gì?

Phào chân tường là một loại vật liệu được sử dụng để trang trí phần chân tường, tạo ra sự chuyển tiếp mềm mại giữa tường và sàn nhà. Phào chân tường thường được làm bằng gỗ, thạch cao, nhựa, hợp kim hoặc vật liệu composite, được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau để phù hợp với mọi phong cách trang trí của căn nhà. Phào chân tường còn được sử dụng để che đi các đường nối giữa tường và sàn nhà, giúp không gian nhà trở nên gọn gàng và sang trọng hơn.

Phào chân tường dùng để trang trí cho vị trí tiếp nối giữa tường và sàn

Phào chân tường dùng để trang trí cho vị trí tiếp nối giữa tường và sàn

2. Phân loại phào chân tường

Phào chân tường bằng gỗ

Loại vật liệu này có thể được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp như loại gỗ MDF, kết hợp phủ laminate để tạo vân gỗ đẹp mắt. 

  • Ưu điểm: thiết kế khá chắc chắn và sắc nét, thân thiện với môi trường, nhiều mẫu mã đa dạng, có giá trị thẩm mỹ cao, dễ dàng thi công,... 
  • Hạn chế: dễ cong vênh, mối mọt khi được sử dụng ở điều kiện môi trường ẩm ướt.

Phào chân tường nhựa

Gồm có 3 loại phổ biến là phào nhựa PVC, phào chỉ PS, phào chỉ PU. Mẫu phào này có cấu tạo gồm 3 phần chính là lớp nhựa xốp, lớp cán màng vân gỗ và phủ một lớp UV để chống trầy xước, phai màu. 

  • Ưu điểm: chống ẩm ướt, mối mọt, giá cả phải chăng, dễ dàng thi công và có thiết kế đa dạng.
  • Hạn chế: khá mỏng nên nhìn chung không được chắc chắn như phào gỗ, phào thạch cao.

Phào chân tường thạch cao

Thành phần chính là muối canxi sulfat kết hợp với vữa xi măng, gỗ, thạch cao, sợi thủy tinh và các chất phụ gia.

  • Ưu điểm: có khả năng cách nhiệt tốt nên có thể chống cháy, độ bền cao và mẫu mã đa dạng.
  • Hạn chế: có thể thấm nước nên dễ bị ố vàng, hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Phào chân tường hợp kim

Được làm từ hợp kim nhôm, mạ màu đa dạng như trắng, đen, inox, vàng bóng, vàng sâm banh,...

  • Ưu điểm: có độ bền tương đối tốt, màu sắc bắt mắt phù hợp với những công trình kiến trúc từ cổ điển đến hiện đại, có khả năng chống cháy, khó bị co ngót hay cong vênh.
  • Hạn chế: khá khó khi thi công nên cần người thợ phải có kỹ thuật cao, dễ bị oxi hóa nếu sử dụng vật liệu kém chất lượng, giá thành khá chênh lệch so với các loại phào thông thường.

3. Mức giá thi công phào chân tường tham khảo

Mẫu phào

Kích thước

Chất liệu

Giá (VNĐ)

Đơn vị

Phào chân tường nhựa HF

2440mm x 80mm x 8mm

Nhựa giả gỗ

23.000

md

Len phào nhựa chân tường A

2440mm x 80mm x 12mm

Nhựa giả gỗ

27.000

md

Nẹp nhựa PVC, nẹp kết thúc HF

2700mm x 25mm

Nhựa

15.000

md

Phào chân tường gỗ Laminate

2440mm x 80mm x 15mm

Ván gỗ MDF

35.000

md

Len chân tường nhựa mềm PVC

2.0mm x 100mm x 40mm

 

50.000

md

Phào chân tường cao 7cm

  

35.000

md

Phào chân tường cao 8cm

  

40.000

md

Phào chân tường cao 9cm

  

50.000

md

Phào chân tường cao 10cm

  

60.000

md

Phào chân tường cao 11.5cm

  

70.000

md

Phào chân tường cao 15cm

2440mm x 150mm x 14mm

Nhựa PS

140.000

md

Phào chân tường cao 20cm

2400mm x 150mm x 14mm

Nhựa PU

255.000

md

Phào chân tường nhựa giả gỗ

2440mm x 79/90mm x 14mm 

Nhựa PS

70.000

md

4. Tổng hợp 19 mẫu thi công phào chân tường nhà tinh tế hiện đại

  • Phào chân tường bằng gỗ

Phào chân tường gỗ có màu sắc khá tự nhiên và đơn giản nên có thể sử dụng cho nhiều phong cách nội thất khác nhau. Mẫu phào gỗ được thiết kế đơn giản hoặc có nhiều hoa văn, kích thước đa dạng nên đáp ứng mọi nhu cầu về thẩm mỹ của gia chủ.

Phào gỗ ốp chân tường có màu đồng bộ với màu sàn

Phào gỗ ốp chân tường có màu đồng bộ với màu sàn

Phào gỗ ốp chân tường thiết kế đơn giản

Phào gỗ ốp chân tường thiết kế đơn giản

Phào gỗ cũng có thể được ốp bên trên lớp gạch chân tường

Phào gỗ cũng có thể được ốp bên trên lớp gạch chân tường

Phào gỗ ốp chân tường có bề rộng lớn để phù hợp với chiều cao của tường

Phào gỗ ốp chân tường có bề rộng lớn để phù hợp với chiều cao của tường

Phào chân tường gỗ tạo điểm nhấn cho bức tường và sàn

Phào chân tường gỗ tạo điểm nhấn cho bức tường và sàn

  • Phào chân tường nhựa

Phào chân tường nhựa được sử dụng phổ biến vì dễ thi công, giá thành hấp dẫn, trọng lượng nhẹ và có độ bền cao. Mẫu phào nhựa được thiết kế nhiều màu sắc và vật liệu khác nhau, có thể sơn in giả vân gỗ sắc nét và chân thực.

Phào nhựa có giá thành tương đối rẻ nên rất được ưa chuộng

Phào nhựa có giá thành tương đối rẻ nên rất được ưa chuộng

  • Phào chân tường hợp kim

Phào hợp kim ốp chân tường có đặc trưng bóng loáng và bắt sáng tốt nên tạo hiệu ứng ấn tượng cho không gian. Mẫu phào này thường được dát mỏng để hạn chế trọng lượng cho bức tường. Màu sắc khá đơn giản như bạc, vàng, inox,...

Phào hợp kim được dát mỏng khi ốp tường

Phào hợp kim được dát mỏng khi ốp tường

Phào hợp kim có cạnh bo góc để đảm bảo an toàn cho người dùng

Phào hợp kim có cạnh bo góc để đảm bảo an toàn cho người dùng

  • Phào chân tường phòng khách

Phòng khách có thể ứng dụng nhiều mẫu phào khác nhau từ đơn giản đến hoa văn phức tạp tùy thuộc vào tổng thể kiến trúc chung của ngôi nhà.

Phào chân tường gỗ công nghiệp đơn giản ốp phòng khách

Phào gỗ màu trắng nổi bật ốp phòng khách tông xám

Phào ốp chân tường trong không gian tân cổ điển
Tủ TV JohyGối Trang Trí Navy CanvasBàn Mây Mặt Kính LớnThảm sofa KAPOK lớn

Phào ốp chân tường trong không gian tân cổ điển

Phào ốp chân tường giả đá

  • Phào chân tường phòng ngủ

Phào chân tường ốp phòng ngủ thường sẽ được đồng bộ với mọi không gian trong căn nhà.

Phào chân tường ốp phòng ngủ phong cách tân cổ điển

Phào ốp chân tường đơn giản cho phòng ngủ hiện đại

Phào ốp chân tường màu trắng tương phản với tổng thể phòng ngủ

  • Phào chân tường phòng bếp

Trong không gian nhà bếp, phần phào chân tường thường sẽ được đồng bộ với hệ thống tủ bếp. Nếu gian bếp được thiết kế theo phong cách cổ điển thì phào chân tường sẽ có nhiều hoa văn hay họa tiết, ngược lại nếu là phong cách hiện đại thì sẽ giản lược đi bớt những chi tiết trang trí.

Phào chân tường họa tiết đơn giản cho gian bếp

Phào chân tường màu trắng tương phản với sàn nhà bếp

Phào chân tường màu trắng tương phản với sàn nhà bếp

Ốp phào gỗ chân tường kết hợp nền gạch sáng bóng

Ốp phào gỗ chân tường kết hợp nền gạch sáng bóng

Phào đá màu đen sang trọng cho gian bếp hạng sang

5. Mẹo chọn phào chân tường phù hợp

  • Lựa chọn kiểu dáng: Hãy chọn phào chân tường phù hợp với kiểu dáng và phong cách của ngôi nhà. Nếu bạn đang xây dựng một ngôi nhà kiểu cổ điển hãy chọn phào chân tường có thiết kế hoa văn phức tạp. Ngược lại đối với không gian hiện đại hay được ốp sàn gỗ hãy chọn phào chân tường đơn giản, đồng màu.
  • Chọn màu sắc: Các phào chân tường cần có màu sắc đồng bộ với màu sàn nhưng phải tương phản với màu tường để tạo sự nổi bật.
  • Chiều cao phòng: Hãy chọn phào chân tường có kích thước phù hợp với chiều cao của căn phòng. Nếu phòng có trần cao, hãy chọn phào chân tường có bề rộng lớn để tạo ra sự cân đối.
  • Kích thước phòng: Nếu căn phòng của bạn nhỏ, hãy chọn phào chân tường có độ mảnh, gọn để không làm cho không gian trở nên chật chội.
  • Vật liệu: Bạn có thể chọn những mẫu phào được làm từ vật liệu có độ bền cao để tránh tình trạng bong tróc, ẩm mốc, mối mọt sau một thời gian sử dụng. Phào chân tường bằng gỗ, polyurethane hoặc nhựa PVC sẽ là lựa chọn phù hợp vì có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng và chất lượng đảm bảo.

Chọn phào chân tường có hoa văn mà màu sắc phù hợp với tường và sàn

6. Quy trình thi công phào chân tường chuẩn

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Máy bắn đinh, đinh ghim, búa, đinh bê tông, thước đo góc, thước dài, bút chì, máy cắt hoặc cưa, kính bảo hộ, găng tay, keo, phào chân tường,...

  • Bước 2: Đo đạc vị trí thi công

Kiểm tra độ vuông góc của tường và dùng thước đo để xác định chiều dài của chân tường, từ đó cắt phào tường sao cho đạt chuẩn kích thước, góc trong và góc ngoài phải tiếp xúc chính xác vào tường và sàn.

  • Bước 3: Vệ sinh bề mặt tường

Trước khi thi công, người thợ sẽ dùng khăn hoặc vật liệu làm sạch để đảm bảo bề mặt tường bằng phẳng và sạch sẽ. Nếu căn phòng sử dụng giấy dán tường thì việc vệ sinh cần phải cẩn thân để tránh bị rách giấy.

  • Bước 4: Tiến hành thi công

Dùng súng bắn đinh hoặc búa ghim đinh vào tường, đồng thời kiểm tra và đảm bảo phào và tường phải khít với nhau.

  • Bước 5: Trích keo

Dùng keo để phủ các kẽ hở giữa góc phào, giữa hai thanh phào, giữa tường.

  • Bước 6: Hoàn thiện

Khi keo khô, dùng khăn mềm để vệ sinh lại bề mặt và kiểm tra kỹ để tránh trường hợp bị lệch hoặc có kẽ hở.

Lắp phào chân tường sao cho đảm bảo khít với tường và sàn

Lắp phào chân tường sao cho đảm bảo khít với tường và sàn

7. Một số thương hiệu phào chân tường thịnh hành tại Việt Nam

  • Ngân Hoa: Nhà máy sản xuất Ngân Hoa chuyên cung cấp các sản phẩm phào chỉ trang trí, tấm nhựa ốp tường, lam nhựa giả gỗ có uy tín hàng đầu tại khu vực miền Bắc. Doanh nghiệp luôn đảm bảo hàng sản xuất đạt chuẩn chất lượng ISO 9001:2015, giá bán cạnh tranh, mẫu mã đa dạng và bền đẹp, thân thiện với môi trường.
  • Trường An: Công ty Cổ phần Nhựa Trường An là đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm như phào chân tường, tấm ốp gỗ, lam gỗ, tấm ốp nhựa đá,... được sản xuất theo công nghệ mới. 
  • Đoàn Gia Group: Là đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm gỗ công nghiệp và nhựa giả gỗ của DG Floor, DG Vinyl, DG SPC,... đến từ châu Âu và châu Á. Doanh nghiệp cung cấp ra thị trường các sản phẩm phào chân tường bằng nhựa PS có mẫu mã đa dạng, chất lượng vượt trội với mức giá cạnh tranh.

Thông tin về phào chân tường và những mẫu phào đẹp đang được ưa chuộng trên thị trường đã được Space T tổng hợp trong bài viết trên. Để có thêm những thông tin bổ ích về các vấn đề trang trí nội thất, hãy truy cập mục kiến thức nội thất của Space T ngay!

Gia chủ có nhu cầu thi công phào chân tường có thể liên hệ Space T để được kết nối với các đơn vị thầu thi công uy tín. Tìm hiểu quy trình và gửi yêu cầu kết nối ngay, hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Tủ giày
2. Cây treo quần áo
3. Thảm lau chân
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone