Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi

Tủ bếp

Lọc
Làm mới

Màu sắc

Giá

Thương hiệu

Sản phẩm: 14

Tủ bếp là món nội thất trung tâm trong không gian nhà bếp, do đó việc lựa chọn tủ bếp hợp lý cho căn nhà là rất quan trọng. Cùng Space T tìm hiểu về các loại tủ bếp, kinh nghiệm mua sắm và mẹo sử dụng, vệ sinh tủ bếp đúng cách ngay sau đây.

Tầm quan trọng của tủ bếp trong nhà

Sản phẩm tủ bếp không chỉ đơn thuần là món đồ nội thất trong phòng bếp mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người sở hữu:

  • Mang lại không gian gọn gàng: Khu vực hệ tủ bếp có rất nhiều không gian để lưu trữ các vật dụng nhà bếp, từ các vật dụng nhỏ như chén dĩa, dao kéo, đến các vật dụng lớn như nồi, chảo, hộp đựng thực phẩm. Với tủ bếp, không gian nấu ăn sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn rất nhiều, đồng thời giúp bảo vệ các vật dụng bếp khỏi tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, côn trùng.
  • Nấu nướng thuận tiện: Tủ bếp được bố trí khoa học, thiết bị nhà bếp được sắp xếp theo nguyên tắc vàng sẽ giúp công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, tiện lợi. Mọi đồ dùng cần thiết ở khu vực nhà bếp đều sẽ ở trong tầm với của bạn, từ đó quá trình nấu nướng sẽ diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm công sức hơn.
  • Nâng cao thẩm mỹ cho nhà bếp: Phòng bếp với tủ bếp được thiết kế hợp lý, đẹp sang và hiện đại sẽ là điểm nhấn, góp phần hình thành phong cách chủ đạo cho căn phòng. Bên cạnh đó, sở hữu một mẫu tủ bếp đẹp cũng sẽ là động lực, là cảm hứng để bạn tạo nên những bữa ăn ngon.

Tủ bếp mang đến sự tiện nghi cho không gian nhà bếp

Tủ bếp mang đến sự tiện nghi cho không gian nhà bếp

Một số mẫu tủ bếp đẹp hiện đại được quan tâm nhiều hiện nay

Hệ Tủ Lưu Trữ EZ 2 Không Cánh

  • Chất liệu: Ván MFC phủ Melamine
  • Kích thước: D1250 x R45 x C80 cm

Mẫu tủ kệ bếp đơn giản làm từ chất liệu ván gỗ MFC

Mẫu tủ kệ bếp đơn giản làm từ chất liệu ván gỗ MFC

Hệ Tủ Lưu Trữ EZ 2 Không Cánh là sản phẩm tủ bếp có kiểu dáng thiết kế đơn giản, thích hợp cho những không gian nhà có diện tích hạn chế. Mẫu tủ bếp không có cánh tủ, giúp người dùng tiếp cận nhanh chóng đồ dùng trong nhà bếp và không sợ vướng khi sử dụng. Sản phẩm kệ tủ bếp được làm từ ván MFC phủ Melamine chống nước, với màu sắc tinh tế và hiện đại, thích hợp với nhiều phong cách nội thất.

Tủ Đứng Trang Trí Hoặc Làm Tủ Bếp

  • Chất liệu: Gỗ sồi
  • Kích thước: Dài 80cm x Sâu 45cm x Cao 200cm

Mẫu tủ bếp đa năng với nhiều không gian lưu trữ

Mẫu tủ bếp đa năng với nhiều không gian lưu trữ

Tủ Đứng Trang Trí Hoặc Làm Tủ Bếp là mẫu tủ bếp hiện đại và đa năng, có thể sử dụng làm tủ trưng bày hay tủ trang trí. Sản phẩm tủ được làm từ chất liệu gỗ sồi chắc chắn, với màu sắc đa dạng theo nhu cầu và sở thích của chủ sở hữu. Không gian lưu trữ của mẫu tủ bếp khá đa dạng, từ phần ngăn tủ cánh kính trên cao đến phần ngăn kéo bên dưới, giúp lưu trữ nhiều loại đồ dùng, vật dụng trong khu vực nhà bếp.

Hệ Tủ Lưu Trữ EZ 1 Cánh

Mẫu tủ bếp kiểu tối giản mà tiện dụng

Mẫu tủ bếp kiểu tối giản mà tiện dụng

Hệ Tủ Lưu Trữ EZ 1 Cánh là sản phẩm tủ bếp lý tưởng cho những không gian bếp nhỏ. Thiết kế của tủ bếp cực kỳ nhỏ gọn nhưng vẫn đủ không gian cho những sinh hoạt cơ bản tại khu vực phòng bếp. Màu sắc của sản phẩm tủ bếp gỗ cũng rất trung tính, phù hợp với hầu hết mọi phong cách thiết kế nội thất.

Cấu tạo của tủ bếp

Tủ bếp cơ bản bao gồm các thành phần như sau:

  • Khung tủ bếp: Là thành phần quan trọng tạo nên kiểu dáng của tủ bếp, đồng thời quyết định độ bền và khả năng chịu lực của hệ tủ. Khung tủ bếp thường được làm từ các chất liệu như gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, nhôm, inox,...
  • Cánh tủ bếp: Là bộ phận giúp bảo vệ đồ dùng bên trong tủ bếp khỏi các tác nhân bên ngoài, đồng thời tạo nên tính thẩm mỹ cho tủ bếp nói riêng, nhà bếp nói chung. Có nhiều loại chất liệu cánh tủ để bạn lựa chọn theo nhu cầu như gỗ MDF, gỗ tự nhiên, nhôm kính,... cùng với đa dạng kiểu cánh tủ như cánh trượt, cánh kéo mở, cánh mở tự động thông minh,...
  • Kính ốp vách bếp: Là lớp kính được phủ màu theo nhu cầu, với bề mặt có khả năng kháng ẩm, chịu nhiệt. Kính ốp bếp giúp cho phần tường bếp ở khu vực nấu ăn không bị bám vết ố, vết dầu, dễ dàng vệ sinh và mang lại nét đẹp cho tủ bếp. Bạn cũng có thể chọn đá hoặc gạch để ốp vách bếp.
  • Đá ốp bàn bếp: Đây cũng là thành phần thiết yếu giúp bảo vệ mặt bàn tủ bếp khỏi vết bẩn hay tác động nhiệt, tác động vật lý khi sử dụng không gian nhà bếp. Loại đá ốp được sử dụng nhiều cho khu vực bàn bếp có thể kể đến là đá cẩm thạch, đá hoa cương, đá kim sa,...
  • Phụ kiện, thiết bị nhà bếp: Bên cạnh các bộ phận quan trọng kể trên thì tủ bếp cũng sẽ cần có các phụ kiện, thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi nhà. Điển hình là các loại giá đựng gia vị, thùng đựng gạo, thùng rác, hay thiết bị nhà bếp như máy rửa chén, máy hút mùi,... tích hợp bên trong tủ bếp.

Các thành phần chính của tủ bếp bao gồm khung tủ, cánh tủ, vật liệu ốp bàn bếp, phụ kiện tủ bếp,...

Các thành phần chính của tủ bếp bao gồm khung tủ, cánh tủ, vật liệu ốp bàn bếp, phụ kiện tủ bếp,...

Một số kiểu dáng tủ bếp thịnh hành hiện nay

Các sản phẩm tủ bếp hiện nay luôn được cải tiến về kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu của mọi gia đình. Các kiểu tủ phổ biến nhất, được nhiều người tin chọn nhất hiện nay có thể kể đến là các kiểu tủ bếp sau đây:

  • Tủ bếp chữ I: Là kiểu dáng tủ bếp đơn giản nhất, với chỉ một đường thẳng kết nối toàn bộ thành phần của hệ tủ với nhau tạo thành hình chữ I. Kiểu tủ bếp này là giải pháp tối ưu cho những không gian bếp có diện tích hạn chế, như nhà bếp cho căn hộ chung cư hoặc phòng trọ.

Mẫu tủ bếp chữ I hiện đại

Mẫu tủ bếp chữ I hiện đại

  • Tủ bếp chữ L: Là hình dạng tủ bếp phổ biến nhất, với 2 phần hệ tủ vuông góc với nhau tạo thành hình chữ L. Loại tủ bếp này phù hợp với hầu hết mọi kiểu không gian, với kích thước linh hoạt và tận dụng góc chết trong nhà rất hiệu quả.

Tủ bếp chữ L đơn giản, tận dụng khu vực góc tường trong nhà

Tủ bếp chữ L đơn giản, tận dụng khu vực góc tường trong nhà

  • Tủ bếp chữ U: Là kiểu tủ bếp có cách bố trí khá độc lập, với 3 phần tủ ghép lại thành hình chữ U. Kiểu dáng tủ bếp này phù hợp cho những không gian có diện tích lớn, đủ để tạo nên khu vực nấu nướng tách biệt với các khu vực khác trong nhà.

Hệ tủ bếp chữ U cho nhà chung cư

Hệ tủ bếp chữ U cho nhà chung cư

  • Tủ bếp chữ G: Là kiểu dáng tủ bếp khá độc đáo, với việc bổ sung thêm phần tủ bếp thứ 4 vào bếp chữ U để tạo thành hệ tủ chữ G. Tủ bếp chữ G thích hợp để sắp xếp trong không gian nhà bếp - phòng ăn - phòng khách kiểu mở, giúp tạo nên sự riêng biệt cho khu vực bếp nhưng vẫn hài hòa trong không gian chung.

Kiểu tủ bếp chữ G tách biệt không gian nhà bếp

Kiểu tủ bếp chữ G tách biệt không gian nhà bếp

  • Tủ bếp song song: Còn được gọi là tủ bếp hành lang, là kiểu tủ được thiết kế với 2 phần tủ chữ I đối diện nhau. Kiểu tủ bếp này thích hợp cho những khu vực nhà bếp hẹp bề ngang, giúp tận dụng tối đa không gian 2 bên mặt tường.

Hệ tủ bếp song song, nằm đối diện nhau

Hệ tủ bếp song song, nằm đối diện nhau

  • Tủ bếp có bàn đảo: Là kiểu tủ bếp kết hợp hệ tủ với bàn đảo bếp ở vị trí đối diện hoặc bên cạnh. Bàn đảo có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, như dùng để ngăn cách phòng, để lưu trữ đồ dùng nhà bếp, để nấu nướng, hoặc thậm chí để ăn uống.

Mẫu tủ bếp có bàn đảo bếp đa năng

Mẫu tủ bếp có bàn đảo bếp đa năng

  • Tủ bếp có quầy bar: Tương tự như kiểu tủ bếp có bàn đảo, tủ bếp có quầy bar là sự kết hợp của hệ tủ và quầy bar bếp. Không chỉ góp phần tăng thêm sự tiện nghi, đa dụng cho khu vực bếp, quầy bar còn mang đến nét đẳng cấp, sang trọng cho không gian.

Chất liệu làm tủ bếp thông dụng

  • Tủ bếp gỗ công nghiệp: Tủ bếp làm từ gỗ công nghiệp như tủ bếp MDF, MFC vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những ưu điểm về mẫu mã, độ bền và mức giá. Các dòng gỗ công nghiệp luôn được cải tiến liên tục về khả năng chống ẩm, chống cong vênh và đặc biệt là số lượng màu sắc, bề mặt vân gỗ rất đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu hoàn thiện nội thất. Điển hình là các dòng tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Melamine, phủ Laminate, phủ Acrylic, phủ sơn 2K.

Mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp kiểu đơn giản hiện đại

Mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp kiểu đơn giản hiện đại

  • Tủ bếp gỗ tự nhiên: Chất liệu gỗ tự nhiên tuy không có được sự đa dạng về mẫu mã như gỗ công nghiệp nhưng vẫn là lựa chọn không thể thay thế về mặt đẳng cấp, sang trọng. Các dòng tủ bếp gỗ tự nhiên như tủ bếp gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ gõ đỏ, gỗ giáng hương,... mang đường vân và màu sắc gỗ chân thực, mộc mạc, cùng độ bền có thể lên đến hàng chục năm, tùy vào loại gỗ.
  • Tủ bếp bằng nhựa: Nhựa cũng là một chất liệu được tin dùng để làm ra các dòng tủ bếp. Tủ bếp bằng nhựa được làm từ những dòng nhựa cao cấp, có độ bền cao và khả năng chống chịu ẩm mốc tốt, như nhựa acrylic, nhựa picomat, nhựa PVC, nhựa Đài Loan,...
  • Tủ bếp bằng inox: Inox mang ưu điểm về tuổi thọ và khả năng chống mối mọt nên cũng là lựa chọn không tồi để làm tủ bếp. Tuy nhiên màu sắc của tủ bếp inox khá hạn chế nên chỉ thích hợp với một số không gian chuyên biệt như nhà hàng hay quán ăn.
  • Tủ bếp bằng nhôm kính: Tủ bếp làm từ chất liệu nhôm kính có ưu điểm là nhẹ nhàng, bền đẹp, dễ vệ sinh và đặc biệt là có mức giá rất phải chăng. Bạn hoàn toàn có thể tùy biến màu sắc của tủ bếp nhôm kính với lớp sơn tĩnh điện mang gam màu mong muốn.

Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn cho người Việt

Tủ bếp không chỉ cần đẹp, phù hợp với không gian nhà mà còn cần có kích thước hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng của người dùng. Dưới đây là một vài thông số kích thước tủ bếp tiêu chuẩn dành cho người Việt:

Kích thước tủ bếp dưới

  • Chiều rộng: 60cm
  • Chiều cao: 80 - 90cm
  • Chiều sâu: 45 - 50cm
  • Chiều cao chân tủ bếp: dưới 10cm

Kích thước tủ bếp trên

  • Chiều cao: 70 - 80cm
  • Chiều sâu: 35cm
  • Khoảng cách từ mặt bếp dưới lên tủ bếp trên: 35 - 45cm
  • Khoảng cách từ tủ trên xuống mặt bàn nếu có kệ: 60 - 75 cm
  • Tổng chiều cao tủ bếp trên và dưới: 230 - 250 cm
  • Vị trí tay nắm tủ: 180 - 190cm

Kích thước cánh tủ bếp

  • Chiều cao: 70 - 80cm
  • Chiều rộng: 30 - 70cm (gỗ công nghiệp); 30 - 37cm (gỗ tự nhiên)

Kích thước mặt bếp

  • Chiều dài: Tùy theo chiều dài tủ bếp
  • Độ dày: 15 - 20mm
  • Chiều rộng: 60 - 62cm

Kinh nghiệm lựa chọn tủ bếp hợp lý

Một mẫu tủ bếp hợp lý không chỉ là tủ bếp đẹp mà còn là tủ bếp mang lại sự tiện lợi, thoải mái cho người dùng. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây khi lựa chọn tủ bếp:

  • Phong cách nhà bếp: Tủ bếp là món đồ nội thất quyết định phong cách chủ đạo của khu vực nhà bếp, chính vì vậy bạn nên cân nhắc phong cách mà mình muốn hướng tới khi chọn lựa tủ bếp.
  • Kích thước: Tủ bếp cũng cần phải có độ cao phù hợp với chiều cao của người dùng, đồng thời có độ dài vừa vặn với diện tích nhà bếp. Việc này nhằm bảo đảm các hoạt động nấu ăn và lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất.
  • Kiểu dáng tủ bếp: Bạn nên lựa chọn kiểu tủ bếp phù hợp với không gian để tạo nên sự cân đối và hợp lý cho cả khu vực bếp. Chẳng hạn nếu phòng bếp nhà bạn có diện tích nhỏ, nên lựa chọn các kiểu dáng tủ bếp chữ I hoặc chữ L để tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo tiện nghi khi nấu nướng.
  • Chất liệu: Việc chọn chất liệu nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và ngân sách của bạn. Hãy cân nhắc kỹ các ưu điểm, nhược điểm và mức giá của chất liệu để chọn chất liệu làm tủ bếp phù hợp nhất.
  • Màu sắc: Màu sắc của tủ bếp cần thể hiện được phong cách, đồng thời kết hợp hài hòa với gam màu của các sản phẩm nội thất khác, hài hòa với màu tường, màu gạch ốp và màu trần nhà. Bạn có thể cân nhắc thêm về các yếu tố phong thủy, màu sắc hợp mệnh để chọn lựa màu tủ bếp phù hợp với mình.

Kệ bếp gỗ công nghiệp

Chọn lựa kiểu kệ bếp phù hợp với nhu cầu

Cách bảo quản, vệ sinh tủ bếp sạch đẹp

Để giữ cho tủ bếp luôn sáng bóng như mới, bạn cần lưu ý những điều sau khi bảo quản và vệ sinh tủ:

Bảo quản tủ bếp

  • Giữ cho không gian bếp khô ráo: Tránh để nước bắn vào tủ bếp, thường xuyên lau chùi sàn bếp để tránh tình trạng ẩm ướt.
  • Lắp đặt hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió tốt sẽ giúp loại bỏ hơi ẩm, mùi thức ăn và khói bếp, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp: Ánh nắng mặt trời có thể làm phai màu lớp sơn hoặc lớp phủ bề mặt của tủ bếp. Nên đặt tủ bếp ở vị trí tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Tránh để đồ nhọn tác động: Tránh để đồ vật sắc nhọn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt tủ bếp, có thể gây trầy xước hoặc hư hỏng.

Vệ sinh tủ bếp

  • Lau chùi thường xuyên: Sau mỗi lần nấu nướng, hãy dành thời gian lau chùi bề mặt tủ bếp bằng khăn mềm ẩm để loại bỏ dầu mỡ, thức ăn thừa.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp: Nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho tủ bếp để tránh làm hỏng lớp sơn hoặc lớp phủ bề mặt. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như xăng, dầu hỏa, axit.
  • Chú ý đến các góc khuất: Dùng máy hút bụi cầm tay hoặc khăn lau nhỏ để vệ sinh các góc khuất, khe hở trong tủ bếp, nơi dễ bám bụi bẩn.
  • Làm khô hoàn toàn: Sau khi vệ sinh, hãy lau lại tủ bếp bằng khăn khô để đảm bảo không còn nước đọng lại, tránh tình trạng ẩm mốc.

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại Space T Shop.

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone