Meta Pixel
Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Giá thi công trần thạch cao và 39 mẫu trần thạch cao đẹp nhất 2024
16-03-2023Lượt xem: 19650

Giá thi công trần thạch cao và 39 mẫu trần thạch cao đẹp nhất 2024

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận1
Space TCopied to clipboard
Với đặc tính linh hoạt, dễ dàng thi công và lắp đặt, trần thạch cao được sử dụng khá nhiều trong việc hoàn thiện nội thất cho các công trình xây dựng dân dụng, từ nhà ở, quán cafe, karaoke cho đến các khán phòng, hội trường lớn. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và ưu nhược điểm của trần thạch cao, mời bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
1. Trần thạch cao là gì?
2. Cấu tạo của trần thạch cao
3. Phân loại trần thạch cao
4. Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao

Nhược điểm của trần thạch cao

5. Các bước thi công trần thạch cao chuẩn

Thi công trần thạch cao nổi

Thi công trần thạch cao chìm

6. Một số thương hiệu vật liệu thi công trần thạch cao thịnh hành tại Việt Nam

Tấm thạch cao Gyproc

Tấm thạch cao Boral

Tấm thạch cao Yoshino

Tấm thạch cao Knauf

7. Mức giá thi công trần thạch cao tham khảo

Đơn giá cho phần thô

Đơn giá phần sơn bả hoàn thiện

8. Tổng hợp 39 mẫu trần thạch cao được yêu thích nhất hiện nay

Trần thạch cao phòng ngủ đẹp

Trần thạch cao phòng khách đẹp

Trần thạch cao phòng thờ

Trần thạch cao cho phòng ăn - phòng bếp

1. Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là phần trần nhà được tạo thành từ những tấm thạch cao. Các tấm thạch cao này sẽ được gắn cố định trên trần nhà bởi một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm,…) của tầng trên.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao còn có tên gọi khác là trần giả, do đây là lớp trần thứ hai nằm dưới phần trần nhà gốc. Dù vậy trần thạch cao vẫn được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam giúp mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống của gia đình.

>>> Tham khảo thêm về trần gỗtrần tôn xốp

2. Cấu tạo của trần thạch cao

Kết cấu của trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu gồm: Khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

  • Khung xương thạch cao: Có tác dụng giúp làm khung trụ chính, chỗ bám để treo toàn bộ các tấm thạch cao lên trần nhà. Bên cạnh đó, phần khung xương thạch cao còn giúp gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tấm trần thạch cao: Giúp tạo mặt phẳng cho trần, liên kết trần với hệ khung xương thông qua các ốc vít chuyên dụng.
  • Sơn bả: Có tác dụng giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần.
  • Các vật tư phụ liên quan khác

Cấu tạo của trần thạch cao

Cấu tạo của trần thạch cao

3. Phân loại trần thạch cao

Hiện nay, có hai loại trần thạch cao cơ bản là trần nổi và trần chìm.

Trần nổi được thi công bằng cách thả từng tấm thạch cao có kích thước nhất định từ trên xuống. Còn trần chìm được thi công bằng cách bắt từng vít vào từng miếng thạch cao, cố định bằng nhôm, sau đó ghép các tấm thạch cao vào với nhau. 

Trần thạch cao khung nổi điển hình với các ô vuông nhỏ trên bề mặt, kích thước phổ biến là 600x600mm

Trần thạch cao khung nổi điển hình với các ô vuông nhỏ trên bề mặt, kích thước phổ biến là 600x600mm

Phân loại theo cấu tạo

Phân loại theo chức năng

Phân loại theo kiểu dáng

Trần thạch cao thả

Trần thạch cao chống nóng

Trần thạch cao hiện đại

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao chịu nước

Trần thạch cao tân cổ điển

Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao chống cháy

Trần thạch cao cổ điển

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao tiêu âm

 

Có thể thấy, trần thạch cao được chia thành 4 loại khác nhau theo chức năng, mỗi loại sẽ phù hợp với không gian nhà riêng biệt, bao gồm: 

  • Trần thạch cao chịu nước: Về cơ bản, đây không phải là thạch cao mà chỉ là những tấm trần xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ. Nhờ đó loại trần này có khả năng chịu nước và chống thấm hút tốt ngay trên bề mặt trần.
  • Trần thạch cao chống ẩm: Loại trần này được phủ một lớp sơn chống ẩm và hai lớp vải thủy tinh ở cả mặt trước và sau tấm trần. Vì thế chúng có khả năng chống thấm và chống ẩm tốt, thường được sử dụng ở những khu vực ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh hoặc làm mái che ngoại thất.
  • Trần thạch cao tiêu âm: Loại trần này được phủ một lớp giấy tiêu âm đặc biệt giúp hạn chế tiếng ồn và giữ cho không gian nhà bạn luôn được yên tĩnh. Đây là loại trần thạch cao được sử dụng rất nhiều trong các môi trường cần chất lượng âm thanh tốt như các khán phòng, hội trường, phòng karaoke,...
  • Trần thạch cao chống nóng: Đây là loại trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với khả năng chống nóng tốt giúp cho không gian sống của gia đình luôn được thoáng mát.

Thiết kế trần thạch cao thả (la phông)

Thiết kế trần thạch cao thả (la phông)

Thiết kế trần thạch cao giật cấp với hệ thống đền âm trần và đèn chùm

Thiết kế trần thạch cao phẳng kết hợp giếng trời và cây xanh

Thiết kế trần thạch cao phẳng kết hợp giếng trời và cây xanh

Trần thạch cao tân cổ điển cho phòng ngủ

>>> Tham khảo thêm về trần mây, trần xuyên sáng, trần nhôm

4. Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao

  • Trần thạch cao nổi:

    • Dễ thi công, lắp đặt và tháo rời, nhờ đó giúp rút ngắn được đáng kể thời gian thi công, sửa chữa công trình.
    • Giúp che đi các khuyết điểm của trần nhà một cách tinh tế và khéo léo.
    • Thích hợp dùng cho những ngôi nhà có không gian trần cao, rộng, thoáng, trần nhà có diện tích lớn hoặc quá trống trải.
    • Tiết kiệm chi phí.
  • Trần thạch cao chìm:

    • Tạo mặt phẳng hoàn thiện và không thấy mấu ghép.
    • Bề mặt thạch cao đẹp và phẳng mịn, có thể tạo nhiều hoa văn trang trí.
    • Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, chống ồn và chống thấm hiệu quả.
    • Khả năng chịu lực tốt, dễ dàng kết hợp với đèn trang trí, cắt ghép hoặc uốn cong để phù hợp với nhiều loại không gian khác nhau.

Nhược điểm của trần thạch cao

  • Nhược điểm lớn nhất của trần thạch cao là kỵ nước, nếu bị ngấm nước sẽ khiến cho trần có màu ố vàng, nhanh hỏng.
  • Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng, do đó nó sẽ không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc.
  • Dễ gây sụt, bể trần, nếu treo quá nhiều các vật trang trí nặng.
  • Đối với trần thạch cao chìm, gia chủ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa nếu phát hiện có một số tấm ghép trần bị hư hỏng, ố vàng.

Ưu và nhược điểm của trần thạch cao

5. Các bước thi công trần thạch cao chuẩn

Thi công trần thạch cao nổi

Bước 1: Xác định cao độ và lắp thanh viền tường

  • Dùng máy laser để xác định cao độ treo trần thạch cao.
  • Dùng bút chì đánh dấu vị trí của thanh viền tường.
  • Dùng đinh thép hoặc vít nở để liên kết các thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn.

Bước 2: Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thạch cao nổi

  • Đánh dấu vị trí đặt các bộ ty treo trên trần.
  • Dùng đinh thép gắn pát thép lên kết cấu trần.
  • Sử dụng thước dây để kiểm tra cao độ khoảng hở để đo cắt thanh thép với kích thước phù hợp, tạo bộ ty treo cho khoảng hở trần.
  • Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pát thép và lắp thanh T chính vào bộ ty treo đã tạo.
  • Lắp các thanh T phụ vào thanh T chính.
  • Kiểm tra và căn chỉnh tăng đơ thép cho phù hợp trước khi thả tấm trần.
  • Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương với máy laser.

Bước 3: Gắn tấm thạch cao và xử lý

  • Gắn các tấm thạch cao vào bộ khung xương đã lắp sẵn.
  • Để tránh làm bẩn tấm trần thạch cao, người thực hiện cần sử dụng bao tay khi lắp.

Các bước thi công trần thạch cao chuẩn
Bàn Cafe TrũngSofa Vải FelixGối Trang Trí IceGương Tròn SincereBộ Bàn Ăn Lehi-Vin

Các bước thi công trần thạch cao chuẩn

Thi công trần thạch cao chìm

Bước 1: Xác định cao độ trần

  • Sử dụng ống nivo hoặc máy laser để đánh dấu chiều cao trần và vị trí thanh viền tường. 
  • Xác định vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thạch cao chìm

  • Đánh dấu vị trí điểm treo.
  • Sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào trần đối với trần bê tông.
  • Lắp tiren vào tacke rồi dùng búa đóng phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên trần bê tông.
  • Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định.
  • Xác định điểm treo ty.
  • Bố trí khung trần.
  • Lắp đặt các thanh chính của bộ khung xương.
  • Cân chỉnh khung trần, kiểm tra lại cao độ trần.

Bước 3: Lắp đặt tấm lên khung

  • Đặt từng tấm thạch cao lên khung so le với nhau, chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ.
  • Dùng vít liên kết tấm vào khung, siết chặt để đầu vít chìm vào trong bề mặt tấm thạch cao.
  • Đảm bảo khoảng cách giữa các điểm bắt vít không quá 200mm đối với cạnh tấm và không quá 300mm đối với bên trong tấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.

6. Một số thương hiệu vật liệu thi công trần thạch cao thịnh hành tại Việt Nam

Tấm thạch cao Gyproc

Đây là thương hiệu trần thạch cao nổi tiếng và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Các sản phẩm trần thạch cao của Gyproc được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Châu Âu nên có chất lượng tốt, dễ thi công và thân thiện với môi trường.

Tấm thạch cao Boral

Đây là sản phẩm của tập đoàn tập đoàn quốc tế USG – Boral. Các tấm trần thạch cao Boral được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ với cấu tạo lõi bột thạch cao được nén ép ở nhiệt độ cao nên nhẹ và dễ thi công, lắp đặt. Ngoài ra sản phẩm còn có khả năng chống ẩm và chống cháy cực kỳ tốt.

Một số thương hiệu vật liệu thi công trần thạch cao thịnh hành tại Việt Nam

Một số thương hiệu vật liệu thi công trần thạch cao thịnh hành tại Việt Nam (Nguồn: Xayladep)

Tấm thạch cao Yoshino

Tấm thạch cao Yoshino được sản xuất bởi tập đoàn thạch cao Yoshino Gypsum Nhật Bản. Đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm này là khả năng chịu được rung lắc mạnh, dễ thi công và giúp mang lại không gian sống sạch sẽ, tươi mát cho cả gia đình.

Tấm thạch cao Knauf

Tấm thạch cao Knauf là dòng sản phẩm trần thạch cao được sản xuất theo tiêu chuẩn của Đức nên không chứa hóa chất độc hại và an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó sản phẩm còn có khả năng chống cháy và cách nhiệt vô cùng hiệu quả.

7. Mức giá thi công trần thạch cao tham khảo

Đơn giá cho phần thô

STT

Sản phẩm trần vách thạch cao

ĐVT

Đơn giá (VND)

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

1

Giá thi công trần thạch cao khung xương thường

M2

130.000

2

Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

145.000

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm

3

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường

M2

130.000

4

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

140.000

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm

5

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường

M2

145.000

6

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

155.000

Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

7

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường

M2

185.000

8

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

200.000

Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

9

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường

M2

200.000

10

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường

M2

230.000

Đơn giá này chưa bao gồm sơn bả đối với trần chìm và vách thạch cao

Đơn giá phần sơn bả hoàn thiện

  • Sơn Vatex Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 60.000đ/m2
  • Sơn ICI Maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 70.000đ/m2
  • Sơn ICI Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 80.000đ/m2
  • Sơn JOTUN Jotas Lap màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 90.000đ/m2

8. Tổng hợp 39 mẫu trần thạch cao được yêu thích nhất hiện nay

Trên thực tế, trần thạch cao được ứng dụng rất phổ biến trong thi công nội thất. Mẫu trần thạch cao đẹp cũng có rất nhiều và rất đa dạng, đôi khi khiến gia chủ bối rối và khó khăn trong việc so sánh. Bởi vậy, Space T đã tổng hợp 19 mẫu trần thạch cao đẹp nhất cho các không gian trong nhà được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn:

Trần thạch cao phòng ngủ đẹp

Trần thạch cao phòng ngủ thường được thiết kế để phù hợp với phong cách nội thất phòng mà gia chủ lựa chọn. Các đơn vị thi công sẽ đưa ra những phương án thiết kế trần thạch cao để phù hợp với yêu cầu của gia chủ.

Trần thạch cao phòng ngủ tân cổ điển mang lại một không gian phòng ngủ sang trọng

Trần thạch cao phòng cho bé - trần thạch cao phẳng - một trong những kiểu trần phổ biến nhất

 

Đây là một trong những kiểu trần đang được yêu thích nhất hiện nay.
Đèn Bàn Sắt Sơn ĐenKhung Ảnh Gỗ KHUNGANH1Gương Toàn Thân Có Chân ĐenBộ Chăn Ga Gối 4 Món Cotton Satin Màu Xám Nhạt

Đây là một trong những kiểu trần đang được yêu thích nhất hiện nay.

Kiểu trần này có các đường nét và họa tiết đặc trưng, tạo nên một cảm giác độc đáo và rất sang trọng cho không gian.

 

Kiểu trần này có thể giúp cho không gian trở nên ấm áp hơn, đồng thời mang lại một cảm giác thoải mái và thư giãn.

Trần thạch cao phòng khách đẹp

Trần thạch cao phòng khách thường sẽ được thiết kế khá sang trọng và cuốn hút bởi không gian phòng khách là không gian được gia chủ chú trọng nhất trong nhà. Dưới đây là một số mẫu trần thạch cao phòng khách đang được nhiều gia chủ ưa chuộng nhất hiện nay:

Thiết kế trần thạch cao giật cấp cho phòng khách.
Sofa Đơn LSKhung Ảnh Gỗ KHUNGANH1Đèn Trang Trí KaliBàn Tròn Tulip

Thiết kế trần thạch cao giật cấp cho phòng khách.

Nếu bạn muốn một kiểu trần đơn giản, nhưng không kém phần sang trọng, thì trần thạch cao này là sự lựa chọn hoàn hảo.

Thiết kế trần thạch cao với đèn âm trần hiện đại, tối giản, giúp cho không gian trở nên rộng hơn.
Đèn Sàn AncoSofa Vải AmonGối Trang Trí SilenceGhế Sofa Đơn Armchair

Thiết kế trần thạch cao với đèn âm trần hiện đại, tối giản, giúp cho không gian trở nên rộng hơn.

Thiết kế trần thạch cao với đèn trần cho phong cách Indochine, thường được sử dụng trong phòng khách và phòng ngủ

Thiết kế trần thạch cao với đèn trần cho phong cách Indochine, thường được sử dụng trong phòng kháchphòng ngủ

Trần thạch cao phong cách tân cổ điển, mang lại một cảm giác thanh lịch và sang trọng cho căn phòng

Trần thạch cao phong cách tân cổ điển, mang lại một cảm giác thanh lịch và sang trọng cho căn phòng (Nguồn: Xayladep)

Trần thạch cao với hệ thống phào chỉ sang trọng và tinh tế, mang đến không gian vô cùng tinh tế và nhẹ nhàng

Trần thạch cao với hệ thống phào chỉ sang trọng và tinh tế, mang đến không gian vô cùng tinh tế và nhẹ nhàng (Nguồn: Xayladep)

Thiết kế trần thạch cao có thể áp dụng cho toàn bộ các phong cách nội thất khác nhau

Thiết kế trần thạch cao có thể áp dụng cho toàn bộ các phong cách nội thất khác nhau (Nguồn: Xayladep)

Thiết kế trần thạch cao cho duplex cao cấp với đèn chùm được thiết kế cầu kỳ theo hình dáng hoa bồ công anh (Nguồn: Xayladep)

Trần thạch cao kết hợp cùng đèn trần gỗ và nội thất gỗ mang lại không gian ấm cúng và sang trọng

 

Thiết kế trần thạch cao theo phong cách hiện đại

 

Mẫu trần thạch cao này thường được lắp đặt ở các nhà hàng, khách sạn hoặc phòng khách để tạo nét độc đáo cho không gian.
Sofa Da Góc Phải KyleTranh Decor: Trừu TượngGối Trang Trí Black CanvasGối Trang Trí Cloud

Mẫu trần thạch cao này thường được lắp đặt ở các nhà hàng, khách sạn hoặc phòng khách để tạo nét độc đáo cho không gian.

 

Thiết kế trần thạch cao thả phổ biến

Trần thạch cao phẳng với phòng khách hiện đại, tối màu

Trần tấm thạch cao nổi kết hợp tấm decor trang trí đơn giản mà tinh tế

Trần tấm thạch cao nổi kết hợp tấm decor trang trí đơn giản mà tinh tế

>>> Tham khảo thêm các mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp

Trần thạch cao phòng thờ

Trần thạch cao phòng thờ thường được thiết kế đơn giản và mang theo sự ấm cúng, trang nghiêm của khu vực thờ cúng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu trần thạch cao cho phòng thờ sau:

Trần thạch cao kết hợp gỗ và đèn thả trần cho không gian phòng thờ uy nghi

Trần thạch cao kết hợp gỗ và đèn thả trần cho không gian phòng thờ uy nghi

Mẫu trần thạch cao cho phòng thờ thiết kế đơn giản

Mẫu trần thạch cao cho phòng thờ thiết kế đơn giản

Mẫu trần thạch cao cho phòng thờ thiết kế đơn giản với đèn thả trần thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế

Mẫu trần thạch cao cho phòng thờ thiết kế đơn giản với đèn thả trần thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế

Mẫu trần thạch cao cho phòng thờ theo phong cách cổ điển

Mẫu trần thạch cao cho phòng thờ theo phong cách cổ điển

Mẫu trần thạch cao phòng thờ kết hợp gỗ tự nhiên và phong cách hiện đại

Mẫu trần thạch cao phòng thờ kết hợp gỗ tự nhiên và phong cách hiện đại

Trần thạch cao cho phòng thờ đơn giản nhưng trang trọng với trang trí trần và đèn thả bằng gỗ

Trần thạch cao cho phòng thờ đơn giản nhưng trang trọng với trang trí trần và đèn thả bằng gỗ

Trần thạch cao phòng thờ với thiết kế trần hiện đại, kết hợp cùng đèn thả trần trang trọng

Trần thạch cao phòng thờ với thiết kế trần hiện đại, kết hợp cùng đèn thả trần trang trọng

Mẫu trần thạch cao phòng thờ thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế với vật liệu gỗ tự nhiên

Mẫu trần thạch cao phòng thờ thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế với vật liệu gỗ tự nhiên

Mẫu trần thạch cao phòng thờ giật cấp với hệ thống đèn âm trần hiện đại và đèn thả trần cuốn hút

Mẫu trần thạch cao phòng thờ giật cấp với hệ thống đèn âm trần hiện đại và đèn thả trần cuốn hút

Trần thạch cao phòng thờ theo phong cách cổ điển vô cùng sang trọng với nhiều chi tiết trang trí “đắt giá”

Trần thạch cao phòng thờ theo phong cách cổ điển vô cùng sang trọng với nhiều chi tiết trang trí “đắt giá”

Trần thạch cao cho phòng ăn - phòng bếp

Trần thạch cao cho phòng ăn - phòng bếp thường sẽ mang thiết kế tương tự như phòng khách. Bởi nó tạo sự đồng nhất trong thiết kế cho toàn bộ khu vực phòng khách và phòng bếp. Một số mẫu trần thạch cao cho phòng ăn - phòng bếp để bạn tham khảo:

Trần thạch cao cho phòng ăn, thường được sơn màu trắng để tạo cảm giác rộng và thoáng.

Mẫu trần thạch cao cho phòng bếp độc đáo, cuốn hút

Mẫu trần thạch cao cho phòng bếp độc đáo, cuốn hút

Mẫu trần thạch cao phòng bếp giật cấp theo phong cách hiện đại, kết hợp cùng đèn thả trần độc lạ

Mẫu trần thạch cao phòng bếp giật cấp theo phong cách hiện đại, kết hợp cùng đèn thả trần độc lạ

Trần thạch cao phòng bếp đơn giản để làm nổi bật hệ thống đèn thả trần độc đáo của phòng bếp

Trần thạch cao phòng bếp đơn giản để làm nổi bật hệ thống đèn thả trần độc đáo của phòng bếp

Mẫu trần thạch cao phòng bếp hiện đại, đơn giản nhưng không kém phần sang trọng

Mẫu trần thạch cao phòng bếp hiện đại, đơn giản nhưng không kém phần sang trọng

Mẫu trần thạch cao phòng bếp thiết kế mới lạ, kết hợp với đèn thả trần đẹp tinh tế

Mẫu trần thạch cao phòng bếp thiết kế mới lạ, kết hợp với đèn thả trần đẹp tinh tế. Nguồn: Trannhavip

Trần thạch cao phòng bếp kiểu mới, tạo sự cuốn hút cho không gian phòng bếp

Trần thạch cao phòng bếp kiểu mới, tạo sự cuốn hút cho không gian phòng bếp

Trần thạch cao phòng bếp thiết kế giật cấp hiện đại, màu sắc hiện đại, tạo nên một không gian phòng bếp vô cùng ấm cúng

Trần thạch cao phòng bếp thiết kế giật cấp hiện đại, màu sắc hiện đại, tạo nên một không gian phòng bếp vô cùng ấm cúng

Trần thạch cao phòng bếp hiện đại và sang trọng với sự kết hợp của gỗ tự nhiên

Trần thạch cao phòng bếp hiện đại và sang trọng với sự kết hợp của gỗ tự nhiên. Nguồn: Trannhavip

Trần thạch cao phòng bếp theo phong cách hiện đại rất được gia chủ ưa chuộng hiện nay

Trần thạch cao phòng bếp theo phong cách hiện đại rất được gia chủ ưa chuộng hiện nay

Trên đây là thông tin về giá thi công và 19 mẫu trần thạch cao được nhiều gia đình yêu thích nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ từ bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về trần thạch cao và lựa chọn được mẫu trần thạch cao phù hợp cho căn nhà của mình. Và nhớ theo dõi bọn mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức nội thất bổ ích khác nữa nhé!

Nếu bạn có nhu cầu cần tìm kiếm đơn vị thi công nội thất, đặc biệt là thi công trần thạch cao uy tín, hãy liên hệ ngay đến Space T - nền tảng nội thất kết nối chủ nhà với các đơn vị thi công một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tìm hiểu chi tiết và kết nối miễn phí đến các nhà thầu nội thất uy tín chỉ trong một bước đơn giản.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Nội thất
2. Combo phòng ngủ
3. Đèn
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Space T zaloSpace T phone