Top 15 cách bố trí bếp đẹp, hiện đại, chuẩn phong thủy
31-05-2024Lượt xem: 4463

Top 15 cách bố trí bếp đẹp, hiện đại, chuẩn phong thủy

Space TLưu trữ1
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Phòng bếp là không gian đóng vai trò rất quan trọng trong một căn nhà vì đó là trung tâm của cuộc sống thường ngày. Thực tế có rất nhiều kiểu bố trí phòng bếp khác nhau phù hợp cho từng không gian và sở thích của gia chủ. Hãy cùng Space T điểm qua 15 cách bố trí bếp phổ biến nhất hiện nay trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
1. Top 5 cách bố trí bếp theo mệnh gia chủ

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Kim

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thủy

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Hỏa

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ

2. Top 5 cách bố trí bếp theo hình dáng bếp

Bố cục bếp chữ U

Bố cục bếp chữ L

Bố cục bếp chữ I

Bố cục bếp Galley (Bếp kiểu hành lang)

Bố cục bếp chữ G

Bố cục bếp với đảo bếp ở trung tâm

3. 5 cách bố trí bếp theo phong cách nội thất phổ biến hiện nay

Bố trí bếp phong cách hiện đại

Bố trí bếp phong cách tối giản

Bố trí bếp phong cách cổ điển

Bố trí bếp thông minh

1. Top 5 cách bố trí bếp theo mệnh gia chủ

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Kim

  • Hướng bếp: Người mệnh Kim hợp với hướng Tây, vì vậy cửa nhà bếp đặt ở hướng này sẽ mang lại may mắn cho gia đình.
  • Kiểu dáng và màu sắc: Gia chủ mệnh Kim nên chọn tủ bếp có kiểu dáng bo tròn. Bề mặt tủ bếp nên có ánh nhũ, bạc, đồng và màu sắc từ vàng nhạt đến trắng, xám có điểm đen để phù hợp với mệnh Kim.
  • Chất liệu trang trí: Các vật dụng kim loại như bạc, đồng, thép, sắt, vàng sẽ rất hợp phong thủy với người mệnh Kim.
  • Tránh yếu tố Thủy: Do Thủy khắc Kim, người mệnh Kim nên tránh sử dụng các đồ dùng liên quan đến nước như bể cá trong nhà bếp. 

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Kim

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Kim

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thủy

  • Hướng bếp: Người mệnh Thủy nên đặt bếp ở hướng Bắc, hướng Đông Nam hoặc hướng Nam.
  • Kiểu dáng và màu sắc: Gia chủ mệnh Thủy nên chọn tủ bếp có bề mặt dạng sóng uốn lượn, có màu xanh dương hoặc xanh đen. 
  • Cân bằng yếu tố Thủy: Gia chủ có thể bổ sung các yếu tố phụ khác như đất, gỗ hoặc kim loại để tạo sự cân đối và hài hòa cho không gian bếp.

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thủy

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thủy

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc

  • Hướng bếp: Người mệnh Mộc hợp với hướng Đông Nam, Đông và Nam. Vì vậy, hướng cửa chính hoặc cửa nhà bếp nên chọn theo các hướng này.
  • Màu sắc: Màu sắc phù hợp với người mệnh Mộc là xanh lá, nâu, xanh lam, vàng nhạt. 
  • Chất liệu và kiểu dáng: Chất liệu gỗ tự nhiên là lựa chọn tốt nhất cho người mệnh Mộc, vì vậy bạn nên làm tủ bếp bằng gỗ tự nhiên. Kiểu dáng tủ bếp nên là dạng dài hoặc hình chữ nhật, có nhiều họa tiết và đường nét theo chiều đứng.
  • Tránh vật dụng kim loại: Không nên để nhiều đồ vật kim loại trong nhà bếp vì Kim khắc với Mộc, không tốt cho gia đình.

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Hỏa

  • Hướng hợp: Người mệnh Hỏa hợp với các hướng: Nam, Tây Nam và Đông Bắc. Các hướng không hợp bao gồm: Đông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc và Bắc. Nếu không thể chọn hướng bếp theo các hướng hợp, bạn có thể hóa giải bằng cách chọn cửa bếp phù hợp với một trong các hướng tốt trên.
  • Màu sắc: Màu sắc phù hợp cho người mệnh Hoả là màu đỏ hoặc vàng cam, hồng.
  • Tránh sử dụng quá nhiều gam màu nóng: Tránh sử dụng quá nhiều gam màu nóng có thể gây cảm giác nhức mắt. 

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Hỏa

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Hỏa

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ

  • Hướng hợp: Người mệnh Thổ thường hợp với hướng Tây Bắc và Đông Nam. Các hướng này giúp gia chủ tăng cường tài khí..
  • Thiết kế tủ bếp: Chọn tủ bếp vuông, phẳng với đường nét ngang. Màu sắc từ vàng đến nâu kết hợp cùng chất liệu đá cẩm thạch cho các bề mặt kệ bếp và bàn ăn.
  • Trang trí: Bày thêm các vật dụng như bình gốm, chậu cây để trang trí không gian bếp, tạo sự gần gũi và ấm cúng.

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ

2. Top 5 cách bố trí bếp theo hình dáng bếp

Bố cục bếp chữ U

Đây là kiểu bố trí rất được nhiều gia chủ ưa chuộng. Hệ tủ bếp, bàn bếp và các đồ nội thất phòng ăn - bếp được xếp dọc 3 mặt tường giúp việc nấu nướng dễ dàng và thuận tiện hơn. Kiểu bếp này đặc biệt phù hợp với không gian căn hộ rộng, với diện tích lớn cho nhiều thiết bị nhà bếp và hệ tủ lưu trữ.

Bố cục bếp chữ U

Bố cục bếp chữ U

Bố cục bếp chữ U giúp không gian thêm ấm cúng

Bố cục bếp chữ U giúp không gian thêm ấm cúng

Kiểu bố trí nội thất phòng bếp chữ U

Kiểu bố trí nội thất phòng bếp chữ U

Kiểu bếp này đặc biệt phù hợp với không gian căn hộ rộng, với diện tích lớn cho nhiều thiết bị nhà bếp và hệ tủ lưu trữ.

Kiểu bếp này đặc biệt phù hợp với không gian căn hộ rộng, với diện tích lớn cho nhiều thiết bị nhà bếp và hệ tủ lưu trữ.

Phòng bếp kiểu chữ U thích hợp với không gian nhà có diện tích rộng

Phòng bếp kiểu chữ U thích hợp với không gian nhà có diện tích rộng

Bố cục bếp chữ L

Là kiểu bếp linh hoạt, có tính ứng dụng cao. Bố cục bếp mở, sử dụng 2 mặt của bức tường cho hệ tủ, bàn bếp, bồn rửa và các thiết bị bếp. Khác biệt của bếp chữ U và bếp chữ L là việc lược bỏ một mặt tường, tạo ra không gian mở thoáng đãng cho các hoạt động nấu nướng. Thiết kế bếp này phù hợp với các không gian căn hộ vừa và nhỏ.

Kiểu thiết kế bếp chữ L

Kiểu thiết kế bếp chữ L

Nội thất phòng bếp chữ L

Nội thất phòng bếp chữ L

Kiểu nhà bếp chữ L phù hợp với nhiều diện tích nhà

Kiểu nhà bếp chữ L phù hợp với nhiều diện tích nhà

Khác biệt của bếp chữ U và bếp chữ L là việc lược bỏ một mặt tường, tạo ra không gian mở thoáng đãng cho các hoạt động nấu nướng.

Khác biệt của bếp chữ U và bếp chữ L là việc lược bỏ một mặt tường, tạo ra không gian mở thoáng đãng cho các hoạt động nấu nướng.

Kiểu bố cục mở cũng giúp chủ sở hữu tự do trong việc sử dụng không gian trung tâm, có thể sắp xếp đảo bếp, bàn bar hay thậm chí là bộ bàn ghế ăn.

Kiểu bố cục mở cũng giúp chủ sở hữu tự do trong việc sử dụng không gian trung tâm, có thể sắp xếp đảo bếp, bàn bar hay thậm chí là bộ bàn ghế ăn.

Bố cục bếp chữ I

Kiểu bếp này là lựa chọn tối ưu cho không gian căn hộ vừa và nhỏ. Bố cục như chữ I, với một mặt bếp duy nhất, không gian nấu ăn được gói gọn nhưng vẫn đủ tiện nghi. Với việc tối giản hóa không gian, toàn bộ hoạt động nấu ăn diễn ra tại một mặt tường duy nhất, giúp tiết kiệm tối đa diện tích không gian. 

Bố cục bếp chữ I

Bố cục bếp chữ I

Thiết kế phòng bếp chữ I sử dụng 1 mặt tường duy nhất giúp tiết kiệm diện tích

Thiết kế phòng bếp chữ I sử dụng 1 mặt tường duy nhất giúp tiết kiệm diện tích

Phòng bếp chữ I thích hợp cho nhà ở có diện tích hạn chế

Phòng bếp chữ I thích hợp cho nhà ở có diện tích hạn chế

Kiểu bếp này là lựa chọn phù hợp cho căn hộ nhỏ cho người độc thân hoặc mới ra ở riêng.

Kiểu bếp này là lựa chọn phù hợp cho căn hộ nhỏ cho người độc thân hoặc mới ra ở riêng.

Thiết kế bếp chữ I cho không gian nhà có diện tích nhỏ

Thiết kế bếp chữ I cho không gian nhà có diện tích nhỏ

Bố cục bếp Galley (Bếp kiểu hành lang)

Kiểu bếp Galley (bếp kiểu hành lang) bao gồm 2 phần tường đối diện nhau và lối đi ở giữa. Đây là cách bố trí phù hợp với cả không gian căn hộ nhỏ và lớn. Kiểu bếp này lý tưởng bởi sự tiện lợi khi các thiết bị và vật dụng đều được sắp xếp ở gần nhau.

Bố cục bếp kiểu hành lang

Bố cục bếp kiểu hành lang

Kiểu bếp galley phù hợp cho cả không gian nhỏ và rộng

Kiểu bếp galley phù hợp cho cả không gian nhỏ và rộng

Chủ sở hữu có thể tự do bố trí các thiết bị bếp hoặc tủ bếp dọc 2 phần tường song song tùy vào thói quen và nhu cầu sử dụng

Chủ sở hữu có thể tự do bố trí các thiết bị bếp hoặc tủ bếp dọc 2 phần tường song song tùy vào thói quen và nhu cầu sử dụng

Mặc dù mang lại cảm giác nhỏ hẹp khép kín nhưng kiểu bếp này lại có hiệu quả kết nối không gian tuyệt vời

Mặc dù mang lại cảm giác nhỏ hẹp khép kín nhưng kiểu bếp này lại có hiệu quả kết nối không gian tuyệt vời

Thiết kế nội thất phòng bếp kiểu hành lang

Thiết kế nội thất phòng bếp kiểu hành lang

Bố cục bếp chữ G

Đây là việc bố trí không gian bếp với hệ tủ chạy dọc 3 mặt của tường và mặt còn lại là quầy bar và lối vào khu nấu ăn. Kiểu bếp này thích hợp cho không gian rộng, với nhu cầu nấu ăn đa dạng cho gia đình. Cơ bản, chỉ cần thêm vào một chiếc bàn bar hoặc đảo bếp vào góc cuối bếp chữ U là tạo ra được kiểu bếp chữ G.

Kiểu bếp chữ G

Kiểu bếp chữ G

Kiểu thiết kế nhà bếp này thích hợp cho nhà ở có diện tích rộng

Kiểu thiết kế nhà bếp này thích hợp cho nhà ở có diện tích rộng

Chú ý kích thước của bàn này không được quá dài, cần phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho lối vào khu vực trung tâm. 

Chú ý kích thước của bàn này không được quá dài, cần phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho lối vào khu vực trung tâm. 

Việc thiết kế không gian nấu nướng bao quanh rất lý tưởng cho người sử dụng với nhu cầu nấu nướng đa dang cho hộ gia đình lớn.

Việc thiết kế không gian nấu nướng bao quanh rất lý tưởng cho người sử dụng với nhu cầu nấu nướng đa dang cho hộ gia đình lớn.

Kiểu nhà bếp chữ G mang đến không gian nấu nướng đa dạng

Kiểu nhà bếp chữ G mang đến không gian nấu nướng đa dạng

Bố cục bếp với đảo bếp ở trung tâm

Là kiểu bếp linh hoạt, bao gồm không gian bàn bếp, tủ bếp xung quanh và ở trung tâm là đảo bếp. Bạn có thể kết hợp đảo bếp với nhiều kiểu bếp khác như bếp chữ U, chữ I hay chữ L. Ngoài ra, đảo bếp còn cung cấp một không gian đa chức năng cho các sinh hoạt của gia đình như nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, tận hưởng món ăn, giải trí hoặc thậm chí làm việc.

Kiểu thiết kế nội thất phòng bếp với đảo bếp ở trung tâm

Kiểu thiết kế nội thất phòng bếp với đảo bếp ở trung tâm

Đảo bếp có thể kết hợp với nhiều bố cục bàn bếp khác nhau như chữ U, chữ L, chữ I

Đảo bếp có thể kết hợp với nhiều bố cục bàn bếp khác nhau như chữ U, chữ L, chữ I

Bếp có đảo bếp đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là trong những năm gần đây

Bếp có đảo bếp đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là trong những năm gần đây

Khu vực đảo bếp có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau như nấu ăn, làm quầy bar, khu vực ăn uống

Khu vực đảo bếp có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau như nấu ăn, làm quầy bar, khu vực ăn uống

Thiết kế phòng bếp có đảo bếp được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian nhà ở có diện tích lớn

Thiết kế phòng bếp có đảo bếp được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian nhà ở có diện tích lớn

3. 5 cách bố trí bếp theo phong cách nội thất phổ biến hiện nay

Bố trí bếp phong cách hiện đại

Phòng bếp mang phong cách hiện đại thường sử dụng các vật liệu như kính, đá, inox kết hợp cùng các gam màu trung tính như trắng, kem, xám tạo cảm giác gọn gàng và rộng rãi cho không gian bếp.

Bố cục bếp được thiết kế theo dáng chữ I, chữ L, hoặc chữ U kết hợp cùng các thiết bị hiện đại như bếp từ, lò vi sóng tích hợp, tủ lạnh đôi để tối ưu hóa không gian và tăng tính tiện nghi cho gia đình.

Bố trí bếp phong cách hiện đại

Bố trí bếp phong cách hiện đại

Bố trí bếp phong cách tối giản

Trong nhà bếp mang phong cách tối giản, gia chủ nên ưu tiên sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá marble để giúp cho khu vực nấu ăn trở nên ấm áp và hiện đại. Các tone màu pastel nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho căn bếp theo phong cách này. 

Ngoài ra gia chủ nên giảm thiểu tối đa việc sử dụng đồ trang trí và ưu tiên sử dụng các thiết bị bếp thông minh để giúp cho việc nấu nướng được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Bố trí bếp phong cách tối giản

Bố trí bếp phong cách tối giản

Bố trí bếp phong cách cổ điển

Phòng bếp được bố trí theo phong cách cổ điển sử dụng các gam màu ấm nóng như nâu, cam, vàng,... tạo cảm giác thân thuộc và gần gũi. Gia chủ có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp cùng các vật dụng mang dấu ấn vintage như đồng hồ cũ, đèn chùm,... để giúp tạo nên không gian bếp đầy tính nghệ thuật và hoài cổ. 

Bố trí bếp phong cách cổ điển

Bố trí bếp phong cách cổ điển

Bố trí bếp thông minh

Một căn bếp được bố trí thông minh sẽ ưu tiên sử dụng các thiết bị nhà bếp thông minh như tủ lạnh, lò nướng, bếp từ hoặc máy rửa chén có khả năng kết nối internet và điều khiển từ xa thông qua điện thoại di động.

Không gian bếp sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo ra không gian sáng sủa và thoải mái. Vật liệu nhà bếp có thể đá granite hoặc gỗ tự nhiên vừa tạo không gian bền đẹp vừa dễ vệ sinh và bảo dưỡng. Gia chủ có thể bố trí thêm các loại cây xanh vào không gian bếp để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và cải thiện chất lượng không khí.

Bố trí bếp thông minh

Bố trí bếp thông minh

Các phương pháp bố trí bếp phổ biến kể trên đều đã khẳng định được sự tối ưu, tiện lợi, phù hợp với mọi diện tích không gian và nhu cầu sử dụng của gia chủ. Kết hợp việc lựa chọn một bố cục bếp yêu thích cùng với sự tư vấn từ chuyên gia thiết kế nội thất, bạn có thể dễ dàng tạo ra cho mình một không gian sống lý tưởng. 

Bạn đã có cho mình một bố cục nội thất phòng bếp yêu thích? Nếu chưa, hãy tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục nguồn cảm hứng của Space T nhé. Space T là nền tảng kết nối chủ nhà với các đơn vị thiết kế - thi công nội thất uy tín. Tìm hiểu quy trình kết nối và liên hệ để nhận tư vấn, báo giá hoàn toàn miễn phí từ các nhà thầu phù hợp nhất với nhu cầu.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Bàn ăn

2. Ghế ăn

3. Tủ chén dĩa

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Space T phoneSpace T zalo