Phong cách Japandi - Sự kết hợp đậm nét yên bình tinh tế
Loading
Phong cách Japandi - Sự kết hợp đậm nét yên bình tinh tế
29-03-2024Lượt xem: 2518

Phong cách Japandi - Sự kết hợp đậm nét yên bình tinh tế

Space TLưu trữ4
Space TThích1
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Phong cách Japandi là sự kết hợp của hai phong cách có nhiều nét tương đồng hòa hợp với nhau. Vậy một không gian phong cách Japandi sẽ trông như thế nào? Cùng Space T tìm hiểu thêm qua bài viết sau.
Mục lục
1. Tìm hiểu về phong cách Japandi
2. Những đặc điểm của phong cách nội thất Japandi
3. Một số ý tưởng thiết kế không gian phong cách Japandi

1. Tìm hiểu về phong cách Japandi

Phong cách Japandi là gì?

“Japandi” là sự kết hợp của hai cụm từ: “Japanese” và “Scandinavian”. Phong cách Japandi cũng chính là sự kết hợp của hai phong cách nội thất này.

Phong cách Japanese (phong cách Nhật Bản) là phong cách nội thất hướng tới sự tối giản, chú trọng vẻ đẹp của nét thô sơ không hoàn hảo. Còn Scandinavian (hay còn được gọi là phong cách Bắc Âu) là phong cách tập trung mang lại sự ấm cúng, gần gũi, nhẹ nhàng cho không gian.

Phong cách nội thất đến từ hai không gian địa lý xa xôi như vậy nhưng lại kết hợp với nhau rất hoàn hảo, tạo thành phong cách Japandi được nhiều chuyên gia thiết kế nội thất và gia chủ ưa chuộng.

Phong cách thiết kế nội thất Japandi đang được nhiều chuyên gia thiết kế và gia chủ ưa chuộng

Phong cách thiết kế nội thất Japandi đang được nhiều chuyên gia thiết kế và gia chủ ưa chuộng

Nguồn gốc của phong cách Japandi

Phong cách Japandi ra đời vào thời điểm các chính sách đóng cửa biên giới Nhật Bản được gỡ bỏ. Phong cách này được phát triển bởi các nhà thiết kế và sáng tạo người Đan Mạch (Bắc Âu), khi các thiết kế của họ bị ảnh hưởng bởi nét thẩm mỹ phương Đông sau khi đặt chân đến đất nước mặt trời mọc.

Triết lý thiết kế "Wabi-sabi" từ Nhật Bản và "Hygge" từ Đan Mạch có nhiều sự tương đồng về tính tối giản, chuộng vật liệu tự nhiên, chính vì vậy sự kết hợp của hai phong cách theo hai triết lý này sớm muộn cũng sẽ diễn ra. Có thể dễ dàng bắt gặp dấu vết của phong cách Japandi trong kiến trúc, đồ nội thất và các tác phẩm gốm sứ của Đan Mạch.

Điểm tương đồng của phong cách Japanese và Scandinavian

Hai phong cách nội thất Japanese và Scandinavian có rất nhiều điểm giống nhau:

  • Chú trọng mang lại không gian đơn giản, nơi sự giản dị của nội thất được đề cao.
  • Nội thất được tiết chế, không gian mở thoáng và các tông màu nhã nhặn được ứng dụng.
  • Cả hai phong cách đều mang lại cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên.

2. Những đặc điểm của phong cách nội thất Japandi

  • Không gian thoáng đãng, nội thất tối giản, tập trung vào công năng

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Nhật Bản và Scandinavian, Japandi tập trung vào các thiết kế tối giản, mang tính thẩm mỹ tập trung vào chức năng.

Không gian phong cách Japandi tuy hạn chế về nội thất nhưng không mang lại cảm giác trống trải, mà bố cục của nội thất đều có chủ đích.

Không gian phong cách Japandi tuy hạn chế về nội thất nhưng không mang lại cảm giác trống trải, mà bố cục của nội thất đều có chủ đích.

Trọng tâm trong không gian Japandi là duy trì cảm giác yên tĩnh giống như "thiền" - cốt lõi của phong cách Nhật Bản - kết hợp với bố cục nội thất phóng khoáng của Bắc Âu. Tất cả giúp tạo nên nét thư thái sáng thoáng cho toàn bộ không gian.

Đồ nội thất phong cách Japandi có thiết kế đơn giản, chú trọng công năng. Mọi đồ nội thất trong từng không gian đều là sự kết hợp của cả hai phong cách về mặt màu sắc, chất liệu, kiểu dáng.

2. Chất liệu nội thất mộc mạc, thân thiện

Phong cách này xem trọng tính bền vững. Việc ứng dụng các vật liệu thô mộc tự nhiên như gỗ, mây tre nứa, vải bố,... và thiết kế đơn giản khiến nó trở thành một phong cách trang trí “xanh” tuyệt vời.

Thiết kế nội thất phong cách Japandi ứng dụng vật liệu tự nhiên

Thiết kế nội thất phong cách Japandi ứng dụng vật liệu tự nhiên

Với việc ngày càng có nhiều gia chủ hướng đến tính thẩm mỹ và thân thiện với môi trường, không có gì ngạc nhiên khi Japandi trở thành phong cách thịnh hành trong những năm gần đây.

3. Tông màu sáng với điểm nhấn ở phân khúc màu trầm

Kết hợp tinh hoa từ hai phong cách nội thất Nhật Bản và Bắc Âu, phong cách Japandi tập trung mang lại cảm giác bình yên bằng những gam màu trung tính mà sáng thoáng như trắng, xám nhạt, nâu nhạt. Để không gian không trở nên nhạt nhòa, tông màu trầm tối như đen, xanh đậm, xám đậm, nâu đậm sẽ được thêm vào để tạo điểm nhấn.

Không gian Japandi kết hợp tông màu sáng - tối

Không gian Japandi kết hợp tông màu sáng - tối

Cách kết hợp màu thường được ứng dụng khi thiết kế không gian nội thất Japandi là lấy màu lạnh của Scandinavian làm nền, và màu trầm của Japanese làm điểm nhấn. 

3. Một số ý tưởng thiết kế không gian phong cách Japandi

  • Phòng khách phong cách Japandi

Phòng khách thiết kế theo phong cách Japandi thường sẽ sử dụng nội thất làm từ chất liệu gỗ, với kiểu dáng thấp. Nội thất được sắp xếp theo bố cục tự do trong không gian mở, kết hợp ánh sáng tự nhiên để tạo sự thông thoáng cho khu vực.

Mẫu thiết kế phòng khách phong cách Japandi

Mẫu thiết kế phòng khách phong cách Japandi

Đồ dùng trang trí phòng khách phong cách Japandi thường được sản xuất từ chất liệu tự nhiên, như chậu cây đất nung, đèn lồng giấy, vải lanh, khăn len trang trí,... Bên cạnh đó, hãy kết hợp các gam màu trầm tối như nâu đậm, đen, xám đậm tương phản với gam màu trắng của tường hoặc sàn để tạo điểm nhấn

Phòng khách Japandi với nội thất kiểu dáng tinh giản cùng gam màu gần gũi

Phòng khách Japandi với nội thất kiểu dáng tinh giản cùng gam màu gần gũi

>>> Xem thêm Top 29 mẫu thiết kế phòng khách nhà ống đẹp, hiện đại và tiện nghi

  • Không gian ăn uống phong cách Japandi

Giữ cho không gian tinh gọn là một cách đơn giản để ứng dụng phong cách Japandi vào không gian phòng ăn. Để tạo điểm nhấn cho không gian, đôi khi bạn chỉ cần đặt một chậu cây để bàn kiểu dáng thanh thoát tinh tế là đủ.

Thiết kế phòng ăn phong cách Japandi

Thiết kế phòng ăn phong cách Japandi

Không gian ăn uống phong cách Japandi trang trí đơn giản tinh tế

Không gian ăn uống phong cách Japandi trang trí đơn giản tinh tế

>>> Xem thêm 19 mẫu thiết kế phòng ăn đẹp hiện đại thu hút mọi ánh nhìn

  • Phòng ngủ phong cách Japandi

Với không gian phòng ngủ, việc ứng dụng đặc trưng của phong cách Japandi như tiết chế nội thất, sử dụng vật liệu tự nhiên, gam màu trung tính mang đến không gian nghỉ ngơi thư thái tuyệt vời.

Sử dụng vật liệu tự nhiên và gam màu trung tính khi thiết kế phòng ngủ phong cách Japandi

Sử dụng vật liệu tự nhiên và gam màu trung tính khi thiết kế phòng ngủ phong cách Japandi

Bạn nên tránh sử dụng vật liệu kim loại, đồ nội thất ánh kim, phủ sơn bóng cho phòng ngủ bởi nó đi ngược với triết lý thiết kế không gian Japandi. Phần sàn có thể giữ nguyên nét thô sơ của bê tông hoặc lát gỗ sáng màu, đồ nội thất, trang trí nên được làm từ gỗ, mây tre, đất nung hoặc các chất liệu thuần tự nhiên.

Đồ nội thất và trang trí phòng ngủ phong cách Japandi

Đồ nội thất và trang trí phòng ngủ phong cách Japandi

>>> Tham khảo Top 29 cách decor trang trí phòng ngủ theo xu hướng năm 2023

Mỗi phong cách thiết kế nội thất đều có những nét riêng, mang lại cảm giác riêng, phù hợp với từng cá tính của gia chủ. Nếu bạn là người yêu thích nét tinh tế, mộc mạc, đơn giản không cầu kỳ, phong cách Japandi là một lựa chọn đáng để bạn lưu tâm.

Với bản chất là sự kết hợp từ hai phong cách thịnh hành là Japanese và Scandinavian, Japandi hứa hẹn sẽ là cái tên được nhắc đến trong nhiều dự án hoàn thiện nội thất không gian sống.

Bạn muốn thiết kế nhà ở mang phong cách Japandi? Liên hệ với Space T để nhận được tư vấn ngay.

Space T là nền tảng kết nối chủ nhà với các đơn vị thiết kế - thi công nội thất uy tín. Tìm hiểu tại đây và liên hệ để nhận tư vấn, báo giá hoàn toàn miễn phí từ các nhà thầu phù hợp nhất với nhu cầu.

Gợi ý các sản phẩm trang trí, nội thất, gia dụng:

1. Mẫu Ghế bar phòng bếp đẹp và sang trọng cho căn bếp của bạn

2. Mẫu Chăn sofa cho phòng khách của bạn thêm độc đáo

3. Mẫu Đèn sàn giúp không gian nội thất của bạn thêm lung linh

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại Space T Shop.

0

Bình luận

Space-T
Space-T

Bài viết liên quan