Ý nghĩa hoa sen trong đời sống người Việt Nam
21-08-2023Lượt xem: 20931

Ý nghĩa hoa sen trong đời sống người Việt Nam

Space TLưu trữ2
Space TThích2
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Hoa sen được xem là loài hoa đặc trưng của đất nước Việt Nam. Trong đời sống tinh thần của người Việt, hoa sen mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Cùng Space T tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của hoa sen, giá thành và ứng dụng trang trí hoa sen trong nội và ngoại thất.
Mục lục
1. Đôi nét về hoa sen
2. Ý nghĩa của hoa sen
3. Hoa sen có những loại nào?
4. Cách trồng và chăm sóc hoa sen
5. Giá thành hoa sen
6. Cách bố trí hoa sen trong không gian nội ngoại thất

1. Đôi nét về hoa sen

Nguồn gốc của hoa sen

Hoa Sen còn có tên gọi khác là Liên Hoa, tên danh pháp khoa học là Nelumbo Nucifera và tên Tiếng Anh là Lotus. Cây sen là loài cây thực vật hạt trần, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào khoảng năm 1979. Một thời gian sau đó, hoa sen được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Hoa Sen đóng một vai trò vô cùng đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Việt Nam và là Quốc Hoa của Việt Nam. Nhìn thấy hoa sen là nhìn thấy hình ảnh của con người Việt Nam, là nhìn thấy tính cách chân thật, chất phác của người Việt ngàn đời nay.

Hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam

Hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam

Đặc điểm hoa sen

Vốn là một loài thực vật thủy sinh, cây sen mọc lên từ củ, rễ có hình trụ, từ một củ có thể mọc ra nhiều nhánh rễ thon dài và có gai tù bao quanh. Cuống sen có rất nhiều gai, mọc vươn dài lên hẳn trên mặt nước. Lá sen có hình tròn, màu xanh mướt và đường kính khá rộng, khoảng 60 - 70cm và có gân. Lá sen tỏa rộng trên mặt nước nhìn rất đẹp mắt.

Hoa sen khi nở sẽ tạo thành một tòa sen rất nhiều cánh đan vào nhau. Hoa sen có nhiều màu sắc khác nhau nhưng đều là hoa lưỡng tính. Hoa sen có lá đài 3-5 chiếc, màu xanh lá cây, bao quanh những cánh hoa màu hồng hoặc trắng. Cánh hoa ngoài cùng cũng có màu xanh như lá đài. Hoa sen có nhiều nhị, mỗi nhị có hai túi phấn, nứt ra theo một đường dọc. 

Gạo sen chính là phần trung đới dài ra, thường dùng để làm chè. Hoa sen còn có nhiều lá noãn xếp lên nhau trong một đế hoa hình nón ngược, gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có thể có từ 1 đến 3 tiểu noãn. Quả sen chứa hạt gọi là liên nhục, không có nội nhũ. Hai lá mầm của sen rất dày. Chồi mầm còn được gọi là liên tâm, gồm 4 lá non gập vào trong.

Đặc điểm của hoa sen

Đặc điểm của hoa sen

2. Ý nghĩa của hoa sen

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo

Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, hoa sen gắn liền với Phật Giáo, là biểu tượng của sự thuần khiết, của sự giác ngộ, không chút vấy bẩn bởi tham - sân - si của thế gian.

Quá trình lớn lên và phát triển của sen được coi là mô phỏng chân thực về sự luân hồi: Hoa sen tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai. Vì là loài hoa lưỡng tính nên hoa sen có thể tiếp nối sự sống của mình liên tục, giống như con người luôn luôn tái sinh luân hồi.

Hoa sen phản ánh sự luân hồi của một kiếp người

Hoa sen phản ánh sự luân hồi của một kiếp người

Hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen trong tư thế “liên hoa tọa” đã khiến cho bông hoa sen luôn gắn liền với các vị Thần, Thánh, Phật và Bồ Tát. Trong tâm linh, hoa sen cũng chính là hình dáng của 7 luân xa chính trong cơ thể người. Điều đó đã phần nào cho thấy hoa sen mang một vị thế rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt.

Hình ảnh Đức Phật ngồi trong tư thế "liên hoa tọa"

Hình ảnh Đức Phật ngồi trong tư thế "liên hoa tọa"

Ý nghĩa của hoa sen trong đời sống văn hóa của người Việt Nam

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen sống trong đầm lầy, vươn lên từ vũng bùn, nở ra thành bông hoa tinh khiết. Bởi vậy, trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, bùn lầy thể hiện cho sự tham-sân-si trong đời sống, khiến tâm hồn con người bị vẩn đục, còn hoa sen giống như phẩm chất cao quý của người Việt, vượt lên trên tất cả để nở rộ thanh tao.

Ngoài ra, hoa sen cũng gắn liền với hình ảnh của người con gái Việt Nam. Bông hoa sen tượng trưng cho nét đẹp tinh khôi, sự duyên dáng kiêu kỳ và nét dịu dàng, chịu thương, chịu khó vốn có của người phụ nữ Việt. 

Hoa sen mang nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa của người Việt Nam

Hoa sen mang nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa của người Việt Nam

Ý nghĩa hoa sen theo màu sắc

  • Hoa Sen Trắng

Trong các loại hoa sen, hoa sen trắng là loài hoa có liên quan mật thiết nhất đến Phật giáo. Màu trắng của hoa đại diện cho sự bình dị, thuần khiết, sự thoát tục của các bậc Thánh Thần. Bên cạnh đó, hoa sen trắng cũng mang ý nghĩa về sự bình yên, an lạc - điều mà Phật và Bồ Tát luôn muốn con người có thể đạt đến.

Hoa sen trắng gắn liền với Đạo Phật

Hoa sen trắng gắn liền với Đạo Phật

  • Hoa Sen Hồng

Hoa sen hồng chính là Quốc hoa của Việt Nam và Ấn Độ. Nó mang trong mình ý nghĩa về sự từ bi và lòng trắc ẩn. Ngoài ra, hoa sen hồng còn mang theo tính cách, phẩm chất và hình ảnh đẹp đẽ nhất về con người Việt Nam - luôn luôn vượt lên mọi nghịch cảnh để tỏa sáng với năm Châu.

Hoa sen hồng chính là quốc hoa của Việt Nam

Hoa sen hồng chính là quốc hoa của Việt Nam

  • Hoa Sen Xanh

Màu xanh là màu của niềm tin, sức mạnh và ý chí quật cường, và đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen xanh. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng của sự tự do, bình đẳng, bác ái trong đời sống con người và sự giác ngộ, tái sinh trong đời sống tâm linh.

Hoa sen xanh là loài hoa của niềm tin, sức mạnh và sự kiên cường

Hoa sen xanh là loài hoa của niềm tin, sức mạnh và sự kiên cường

  • Hoa Sen Vàng

Hoa sen vàng là biểu tượng của trí tuệ, của sự sáng tạo và sự tự tin. Màu vàng là màu của những ý tưởng mới mẻ, chờ đợi ngày được thể hiện và nở rộ, giống như những cánh hoa sen vàng, nâng đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau, chờ đến ngày tỏa hào quang rực rỡ.

Hoa sen vàng là biểu tượng của trí tuệ.

Hoa sen vàng là biểu tượng của trí tuệ. Nguồn: vietnamnet

  • Hoa Sen Tím

Màu tím vốn là màu sắc của sự thủy chung. Vì vậy, khi mang nó vào hoa sen thì hoa sen tím cũng mang ý nghĩa về sự thủy chung như vậy. Hoa sen tím nhắc nhở con người cần đề cao sự son sắt, bền chặt không chỉ trong tình yêu mà còn trong hôn nhân. Sự chung thủy chính là thước đo của một đời sống vợ chồng, lứa đôi hạnh phúc.

Hoa sen tím là biểu tượng của sự chung thủy

Hoa sen tím là biểu tượng của sự chung thủy

Ý nghĩa phong thủy của hoa sen

Trong phong thủy, hoa sen tượng trưng cho sự kiên cường, sự tỉnh thức trước mọi cám dỗ của đời sống trần thế và sự kiên trì bền bỉ vượt qua khó khăn để có được sự rực rỡ nơi cuối con đường. 

Với ý nghĩa như vậy, hoa sen được sử dụng trong phong thủy để mang lại ý chí kiên cường cho gia chủ, thúc đẩy sự bền bỉ, vượt qua nghịch cảnh và đem lại may mắn cho người nuôi trồng.

Ngoài ra, hoa sen còn được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật của người Việt như điêu khắc, trong các sản phẩm trang trí như tranh, gốm, sứ,... Hoa sen mang ý nghĩa về sự may mắn và mong muốn vươn lên trong mọi hoàn cảnh nên các sản phẩm có dấu ấn của hoa sen được cho là sẽ giúp gia chủ sớm vượt khó và phát tài, phát lộc.

Tranh hoa sen được coi là mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ

Tranh hoa sen được coi là mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ

Hoa sen hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Hoa sen có nhiều màu sắc đa dạng và là quốc hoa của Việt Nam, bởi vậy, nó được cho là phù hợp với tất cả các mệnh và các tuổi. Dù bạn thuộc cung mệnh nào trong Ngũ hành hay tuổi mệnh nào trong Can Chi thì đều có thể nuôi trồng hoặc cắm hoa sen trang trí. Hoa sen đều sẽ mang lại may mắn và bình yên cho bạn và gia đình bạn.

3. Hoa sen có những loại nào?

Hoa sen thường được phân loại theo màu sắc, loại sen và năng suất thu hoạch của sen. Về màu sắc, hoa sen có một số màu phổ biến: hồng, vàng, xanh, trắng, tím. Về loại sen, hoa sen thường có các loại: sen cạn, sen thái, sen đất, sen tuyết, sen mini, sen đá,...

Thông thường nhất, sen sẽ được phân loại theo năng suất thu hoạch và có các loại chính sau:

  • Sen cho củ: Loại sen này cho năng suất củ cao nhưng hầu như không có hoa và thường được trồng ở vùng đất lúa trũng. Nếu muốn trồng ở vùng đất cao thì cần phải duy trì được lượng nước sâu khoảng 20 - 30cm.
  • Sen cho hoa: Loại sen này tập trung khai thác hoa nên sẽ cho ra rất nhiều loài hoa màu sắc sặc sỡ, nhiều tầng, có thể có đến hàng ngàn cánh nhưng hầu như không có củ, gương sen cũng có hạt rất nhỏ. Sen cho hoa thường được trồng ở hồ, ao, đầm lầy.
  • Sen cho hạt: Loại sen này cho nhiều hoa với tỷ lệ hạt chất lượng cao, to, tròn mẩy và có vị thơm ngon. Sen cho hạt thường chỉ có một tầng cánh, màu đỏ, rễ cây rất mảnh và không có củ. Loại sen này thường được trồng ở hồ, ao hay ruộng trũng.
  • Sen cảnh: Loại sen này có cánh kép, có thể ra hoa quanh năm và hoa nở rất bền, đẹp. Hoa thường được cắt cành để bán hoặc làm cảnh cho nhà. Loại sen này khá dễ trồng, có thể trồng được ở ao hồ, ruộng trũng hoặc chậu cảnh trong nhà.

Hoa sen rất đa dạng về màu sắc và màu sắc nào của hoa sen cũng vô cùng đẹp

Hoa sen rất đa dạng về màu sắc và màu sắc nào của hoa sen cũng vô cùng đẹp

4. Cách trồng và chăm sóc hoa sen

Cách trồng hoa sen

Hoa sen được trồng từ hạt sen, từ củ hoặc bằng cách tách ngó sen. Dưới đây là hướng dẫn trồng sen cảnh mà Space T muốn giới thiệu đến bạn đọc. Cách thông thường nhất để trồng sen cảnh là trồng bằng hạt sen. 

Bước 1: Xử lý hạt sen có vỏ dày và cứng. Phía đầu tròn, hãy lấy dao gọt hoặc mài xuống nền xi măng để vỏ mỏng bớt, chú ý không để mài vào tim sen. Không cần xử lý đầu nhọn của hạt.

Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 30 độ và cứ 2 ngày thì thay nước một lần. Khi sen bắt đầu lên mầm thì phơi nắng cho sen vào sáng sớm và chiều muộn, để sen nhận ánh nắng nhẹ, không bị còi cọc sau này.

Bước 3: Sau 5-6 ngày, mầm nhú lên, đợi thêm vài ngày để mầm nhú dài hơn, cây ra rễ và lá thì có thể đưa mầm vào chậu. Chậu cần chuẩn bị sẵn bùn đủ tiêu chuẩn để sen phát triển. 

Bước 4: Khi mầm đã đủ tiêu chuẩn, chỉ cần thả nhẹ mầm vào bùn trong chậu, sen sẽ tự bám rễ xuống. Cần chú ý không chôn hạt sen xuống bùn để tránh hạt sen bị thối.

Bước 5: Sau khoảng hơn 1 tháng, khi sen đã phát triển tốt hơn, bạn cần tiến hành diệt nấm cho sen với thuốc xịt nấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 12 tháng, hoa sen sẽ bắt đầu nở.

Hoa sen cảnh là loài sen cho hoa nên hoa sen sẽ nở quanh năm. Khi hoa bắt đầu nở thì nó cũng đã sản sinh rất nhiều nhánh và ngòi rồi, do vậy, sau vài ngày, khi một bông hoa tàn thì nhánh tiếp theo lại ra hoa. Càng ngày sẽ càng có nhiều hoa hơn, và đôi khi bạn phải cắt bớt đi vì sự sản sinh này quá nhiều.

Hướng dẫn trồng hoa sen đúng cách

Hướng dẫn trồng hoa sen đúng cách

Cách chăm sóc hoa sen

Hoa sen cảnh chăm sóc khá đơn giản, bạn chỉ cần tuân thủ theo một số điều sau đây:

  • Độ ẩm: Sen là loài cây ưa ẩm nên hãy luôn duy trì độ ẩm cho sen. Khi tưới nước, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh tưới vào lúc trời nắng gắt và khi tưới thì đổ nhẹ vào chậu, không để lá bị ướt.
  • Ánh sáng: Sen là loài cây ưa ánh nắng nên hãy ưu tiên trồng sen ở nơi có thể đón nhiều ánh nắng trong ngày để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Phân bón: Nên chú ý bổ sung dưỡng chất cho cây khoảng 1 tháng/lần với phân NPK 20-10-10 đúng liều lượng và khoảng 3 tháng/lần với phần NPK 20-20-20 theo đúng liều lượng. 
  • Tỉa cành: Chú ý cắt bỏ ngay những cành lá héo, bông tàn hoặc cây bị hư để đảm bảo sự khỏe mạnh cho những cây khác. Khi cắt bỏ, cần cắt sát xuống tận gốc cây. 
  • Hoa sen ngủ đông: Hoa sen thường sẽ trải qua giai đoạn ngủ đông vào cuối năm, khi đó, hoa sẽ tàn và héo dần. Hãy cắt bỏ toàn bộ phần thân của chúng, chỉ để lại khoảng 10cm của củ sen. Qua mùa xuân, cây sẽ mọc trở lại và bắt đầu chu kỳ nở hoa mới rất nhanh.

5. Giá thành hoa sen

Các loại sen cảnh có thể cho hoa quanh năm, do vậy, giá hoa sen cũng rất bình dân. Hiện nay, giá hoa sen trung bình rơi vào khoảng 30.000đ/bông, tức là khoảng 300.000đ/bó. 

Thời điểm thu hoạch hoa sen là tháng 7,8,9 hàng năm. Vào chính vụ thì sẽ có nhiều loại hoa sen được bày bán hơn những tháng khác, ví dụ như hoa sen ngàn cánh và giá cũng mềm hơn bình thường, khoảng 80.000đ - 250.000đ/bó 10 bông. 

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều shop hoa bán hoa sen bó theo yêu cầu. Các hoa sen bó theo yêu cầu thường mang mục đích tặng trong các dịp lễ đặc biệt, và vì vậy, giá hoa cũng có chút cao hơn, khoảng 200,000 - 400,000đ/bó 10 bông.

6. Cách bố trí hoa sen trong không gian nội ngoại thất

Cách trang trí hoa sen trong không gian nội thất

Bạn có thể tạo thành các bó hoa sen với một hoặc nhiều màu sắc khác nhau, và đặt chúng trong những bình hoa đơn giản hoặc có họa tiết. Bạn có thể đặt bó hoa sen trên bàn ăn, bàn làm việc, kệ sách, hay bất cứ nơi nào bạn muốn tạo điểm nhấn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng hoa sen trong những chậu hoa có hình dáng và chất liệu khác nhau, như gốm, sứ, thủy tinh,… Bạn nên chú ý chọn màu sắc hoa và chậu hoa mang màu sắc phù hợp với nội thất của căn phòng để tôn thêm vẻ đẹp cho không gian đó.

Sử dụng hoa sen để trang trí nội thất đang rất phổ biến hiện nay

Sử dụng hoa sen để trang trí nội thất đang rất phổ biến hiện nay

Hoa sen có thể dùng để trang trí ở nhiều vị trí trong nhà

Hoa sen có thể dùng để trang trí ở nhiều vị trí trong nhà

Bình hoa sen sẽ đẹp hơn với cách cắm có thêm chút lá như thế này

Bình hoa sen sẽ đẹp hơn với cách cắm có thêm chút lá như thế này

Một bình hoa sen cạnh cửa sổ cũng làm không gian phòng trở nên lung linh hơn

Một bình hoa sen cạnh cửa sổ cũng làm không gian phòng trở nên lung linh hơn

Học cách cắm hoa sen để trang trí cũng rất khó và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.

Học cách cắm hoa sen để trang trí cũng rất khó và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Nguồn: Tâm Anh

Hoa sen thường được trang trí ở phòng khách

Hoa sen thường được trang trí ở phòng khách

Bình hoa sen trắng này sẽ khiến không gian của bạn thực sự sang trọng hơn rất nhiều

Bình hoa sen trắng này sẽ khiến không gian của bạn thực sự sang trọng hơn rất nhiều

Cách trang trí hoa sen ở ngoài trời

Trang trí hoa sen ngoài trời, bạn có thể trồng hoa sen trong các hồ, ao tiểu cảnh ngoài trời của nhà bạn, hoặc trồng hoa sen trong các chậu cây và trưng bày ngoại thất. Dưới đây là một số hình ảnh hoa sen trong không gian ngoại thất cho bạn tham khảo.

Sen cảnh có thể trồng tại ban công như thế này sẽ tạo nên một tiểu cảnh rất đẹp cho ngôi nhà của bạn

Sen cảnh có thể trồng tại ban công như thế này sẽ tạo nên một tiểu cảnh rất đẹp cho ngôi nhà của bạn

Hoa sen có thể dùng để trang trí ngoài nhà, kết hợp thác nước nhân tạo

Hoa sen có thể dùng để trang trí ngoài nhà, kết hợp thác nước nhân tạo

Hoa sen có thể dùng để trang trí tiểu cảnh

Hoa sen có thể dùng để trang trí tiểu cảnh

Tiểu cảnh hoa sen này có thể khiến khách quý của bạn bị thu hút đấy

Tiểu cảnh hoa sen này có thể khiến khách quý của bạn bị thu hút đấy

Trồng sen trang trí trước nhà là hình ảnh thường thấy tại các vùng nông thôn của Việt Nam

Trồng sen trang trí trước nhà là hình ảnh thường thấy tại các vùng nông thôn của Việt Nam

Trang trí với hoa sen là một hình thức phổ biến tại thôn quê

Trang trí nhà với hoa sen là một hình thức phổ biến tại thôn quê (Nguồn: Dân Việt)

Ao sen nhỏ như thế này không chỉ giúp quang cảnh căn nhà trở nên đẹp hơn mà còn giúp gia chủ điều hòa phong thủy.

Ao sen nhỏ như thế này không chỉ giúp quang cảnh căn nhà trở nên đẹp hơn mà còn giúp gia chủ điều hòa phong thủy.

Trên đây là tổng hợp của Space T về hoa sen. Hy vọng bạn sẽ nhận được nhiều điều bổ ích từ bài viết này.

Đừng quên, Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và công ty nội thất hoàn toàn miễn phí chỉ sau một bước. Nhận ngay nhiều báo giá từ nhiều nhà thầu với một bước kết nối của Space T ngay!

Gợi ý các sản phẩm trang trí, nội thất, gia dụng:

1. Cây cảnh & Bình hoa

2. Hoa lá cành

3. Chậu cây

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại Space T Shop.

0

Bình luận

Bài viết liên quan