1. Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý được cấp cho các chủ đầu tư xây dựng bởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng dùng cho việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa và di dời công trình xây dựng.
Giấy phép xây dựng là gì?
Khi nào cần có giấy phép xây dựng?
Dưới đây là những trường hợp cần xin giấy phép xây dựng, bao gồm:
- Công trình kiến trúc xây dựng mới
Giấy phép xây dựng mới dùng để cấp cho những chủ đầu tư xây dựng có nhu cầu xây dựng công trình mới hoàn toàn. Trong phân loại giấy phép xây dựng mới, chúng ta có 2 loại là giấy phép xây dựng có thời hạn (thường dùng cho các công trình xây dựng nhỏ, nhà ở riêng lẻ) và giấy phép xây dựng theo giai đoạn (dùng cho các công trình lớn, phải thi công theo từng phần).
Khi nào cần có giấy phép xây dựng?
- Sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc
Giấy phép sửa chữa, cải tạo dùng cho những công trình thay đổi kết cấu, diện tích của những công trình đã hoàn thiện. Ngoài ra, với những công trình làm thay đổi mặt ngoài của tòa nhà giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường cũng cần giấy phép sửa chữa, cải tạo.
- Di dời công trình kiến trúc
Khi có nhu cầu di dời công trình kiến trúc, chủ đầu tư cần đi xin giấy phép di dời công trình. Giấy phép di dời công trình áp dụng cho những trường hợp di dời trong khu đô thị, trung tâm các cụm xã và trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa - lịch sử.
Di dời công trình cần được cấp phép xây dựng
Nội dung trong giấy phép xây dựng
Theo Điều 90, Luật Xây dựng 2014, nội dung căn bản của một giấy phép xây dựng gồm những mục như sau:
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với những công trình thi công theo tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng (nếu có).
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
9. Riêng đối với các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ cần có thêm nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng của tầng trệt, số tầng, chiều cao tối đa của toàn công trình xây dựng.
10. Thời hạn để khởi công công trình không được quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Mẫu giấy phép xây dựng chuẩn
2. Thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng
Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ vào khoản 1 điều 95, Luật xây dựng 2014, một bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao của giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Bản vẽ thiết kế xây dựng
- Bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đối với những công trình xây dựng có công trình liền kề.
Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng
- Nộp 1 bộ hồ sơ tại UBND quận/huyện nơi bạn có nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận có thẩm quyền sẽ rà soát và yêu cầu bạn bổ sung nếu cần. Với những trường hợp cần xem xét thêm thì cơ quan sẽ có văn bản thông báo cho bạn và báo cáo lại với cấp quản lý để chỉ đạo thêm.
Thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng
Nhận giấy phép xây dựng
Khi đã được chấp thuận, bạn đến nơi tiếp nhận hồ sơ để nhận được kết quả và nộp lại lệ phí theo quy định. Thông thường, khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được một biên nhận có khi rõ ngày có thể đến lấy kết quả.
3. Những lưu ý khi xin giấy phép xây dựng
Dưới đây là một số điều chủ đầu tư cần lưu ý trước khi đi xin giấy phép xây dựng:
- Tìm hiểu kỹ về quy định về cấp giấy phép xây dựng: Chủ đầu tư nên tìm hiểu quy định cấp giấy phép xây dựng tại địa phương của mình để hiểu rõ quy trình, điều kiện cần thiết.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định: Hồ sơ để xin giấy phép xây dựng bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau nên bạn cần kiểm tra thật kỹ để tránh mất thời gian bổ sung.
- Tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền: Chủ đầu tư có thể liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được tư vấn về quy định xin giấy phép xây dựng chính xác nhất.
Những lưu ý khi xin giấy phép xây dựng
Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến giấy phép xây dựng và quy trình chuẩn để xin cấp phép xây dựng. Space T hi vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích cho quá trình xin giấy phép xây dựng của mình nhé! Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn tại chuyên mục kiến thức nội thất của Space T nhé.
Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối gia chủ và công ty nội thất uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại thông tin và nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với các đơn vị nội thất và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm đồ nội thất, đồ trang trí, đồ gia dụng tại Space T Shop:
1. Nội thất Phòng khách
2. Nội thất Phòng ngủ
3. Nội thất Phòng làm việc
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!