1. Nhà container là gì?
Nhà container là mô hình nhà ở độc đáo được tạo nên từ những container chở hàng cũ, không sử dụng. Sau đó được cải tiến lại để trở thành công trình nhà ở phù hợp với mục đích sử dụng của nhà đầu tư.
Nhà container là một loại nhà được làm từ các container vận chuyển hàng hóa. Chúng được cắt, đóng lại và bổ sung cửa, cửa sổ, hệ thống điện và nước để tạo thành các không gian sống hoặc làm việc.
Bên trong nhà container vẫn được trang bị đầy đủ các thiết bị nội thất nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người ở. Mẫu nhà này có thể được treo trên cao hoặc đặt ở dưới mặt đất tùy thuộc vào sở thích của gia chủ.
2. Cấu tạo của nhà container
Nhà container có cấu tạo gồm ba bộ phận đó là:
- Khung: Kích cỡ của khung thép phụ thuộc vào kết cấu và số tầng của ngôi nhà. Với nhà container 1 tầng thông thường, phần khung sẽ được làm từ ống thép hộp 150mm.
- Vách: Có 4 loại tường vách thường được sử dụng cho nhà lắp ghép khung thép bao gồm: tấm panel nhựa EPS, tấm bê tông nhẹ, tấm tôn thép với lớp phủ bên trong bằng thạch cao, và tấm gỗ công nghiệp siêu nhẹ
- Sàn: Sàn của nhà container thường là sàn gỗ công nghiệp hoặc gỗ nhựa chống nước. Thiết kế này giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Cấu tạo của nhà container
3. Ưu điểm và nhược điểm của nhà container
Ưu điểm của nhà container
- Xây dựng đơn giản: Nhà Container được xây dựng từ các thùng Container với kết cấu đơn giản và không sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, gạch, đá,... Nhờ có kết cấu gọn nhẹ mà loại hình nhà ở này có thể được sử dụng cho nhiều địa hình khác nhau và dễ dàng di dời khi cần thiết.
- Tiết kiệm chi phí: Mô hình nhà ở container có thể giúp bạn tiết kiệm từ 30-60% chi phí xây dựng so với nhà ở thông thường. Chính vì thế đây là loại hình nhà ở phù hợp với những người có thu nhập thấp hoặc điều kiện tài chính hạn hẹp.
- Tính linh động cao: So với nhà ở truyền thống, nhà container có tính linh động cao khi có thể dễ dàng di dời chỉ bằng việc lắp thêm bánh xe bên dưới. Ngoài ra việc xây dựng và mở rộng không gian sống với nhà container cũng khá đơn giản, gia chủ chỉ cần lắp ráp thêm các thùng container là có thể sở hữu ngày một không gian như ý.
- Tiết kiệm năng lượng: Khi xây dựng một ngôi nhà container, bạn có thể tận dụng các bề mặt tiếp xúc của nhà để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Từ đó giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí sinh hoạt cho gia đình. Đồng thời làm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Sử dụng được cho nhiều mục đích: Mô hình nhà ở này khá linh động về mục đích sử dụng. Bạn rất có thể sử dụng nhà container để làm nhà kho, nhà ở, văn phòng, hàng quán, homestay, cho thuê,…
Ưu điểm của nhà container
Nhược điểm của nhà container
Mặc dù nhà container có nhiều ưu điểm như tính linh hoạt, thời gian xây dựng nhanh và chi phí thấp hơn so với nhà truyền thống, tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm cần lưu ý, bao gồm:
- Chưa phổ biến: Hiện nay, nhà container vẫn còn là một mô hình mới và chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Bởi nó được đánh giá là không phù hợp với cảnh quan đô thị và kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt.
- Tuổi thọ thấp: Tuổi thọ trung bình của những chiếc container thường là trên 50 năm. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam thì tuổi thọ của những căn nhà ở bằng container sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 15 -20 năm. Vì thế mô hình này chỉ phù hợp với nhu cầu ở ngắn hạn.
- Không gian hạn chế: Container thường có kích thước nhỏ và hạn chế về không gian so với nhà truyền thống, do đó, cần phải thiết kế và sử dụng không gian trong nhà một cách tối ưu để đảm bảo tiện nghi cho cuộc sống.
- Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến mức độ thoải mái: Container có khả năng truyền nhiệt tốt hơn so với nhà truyền thống, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ thoải mái trong nhà trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Tiếng ồn và rung động: Container có thể phát ra tiếng ồn và rung động khi có động đất hoặc khi có tiếng ồn bên ngoài.
Nhược điểm của nhà container
4. So sánh nhà container và nhà xây truyền thống
-
Chi phí đầu tư
So với mô hình nhà xây truyền thống, nhà container có chi phí đầu tư xây dựng tương đối thấp. Chủ đầu tư có thể thuê hoặc mua một nhà container về để cải tạo và trang trí theo ý thích mà không cần phải xây dựng hay sửa sang nhiều. Chính vì thế mà loại hình nhà ở này sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những người có điều kiện kinh tế eo hẹp.
Trong khi đó mô hình nhà ở truyền thống đòi hỏi mức phí đầu tư cao hơn so với nhà container với đa dạng các nguyên vật liệu dùng để xây dựng như sắt thép, xi măng, gỗ.
-
Thời gian xây dựng
Nhà container có thời gian xây dựng và hoàn thiện tương đối nhanh chỉ trong vòng 2-3 tháng kể từ khi khởi công. Nhờ đó giúp cho gia chủ nhanh chóng được bàn giao công trình và đi vào sử dụng.
Trong khi đó việc xây dựng nhà ở truyền thống có thể mất từ 6-8 tháng, tùy vào diện tích của ngôi nhà, quy mô và điều kiện thời tiết.
So sánh nhà container và nhà xây truyền thống
-
Vật tư khai thác
Nhà container thường được thiết kế theo hình dạng nguyên khối, cho phép chủ đầu tư có thể dễ dàng lắp ghép từ hai hoặc nhiều thùng container lại với nhau để tạo thành một ngôi nhà hoàn chỉnh. Việc cải tạo nhà container thường diễn ra không quá phức tạp và không đòi hỏi quá nhiều vật tư như nhà xây truyền thống. Chỉ với các bước cơ bản như lát sàn gỗ, sơn phủ, ốp tường,... là bạn đã có ngay một nhà container hoàn hảo cho riêng mình.
Trong khi đó đối với nhà ở truyền thống, việc xây dựng cần đến rất nhiều công đoạn và vật tư khác nhau. Chẳng hạn như đối với phần móng, đây là phần quan trọng nhất của ngôi nhà và cần phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông cốt thép và sắt đá. Bên trong ngôi nhà, bạn có thể lát sàn gỗ hoặc sàn gạch tùy theo nhu cầu sử dụng.
Vật tư khai thác của nhà container tiết kiệm và cơ bản hơn nhà truyền thống
-
Khả năng di dời
Một trong những điểm đặc biệt của nhà container đó là nó có khả năng di dời dễ dàng chỉ bằng các loại xe chuyên dụng. Việc di dời được diễn ra nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu của nhà.
Trong khi đó, đối với nhà ở truyền thống việc di dời là vô cùng khó khăn bởi kết cấu nhà được giữ cố định bởi phần nền móng vững chắc. Do đó chủ đầu tư không thể di dời nhà mà chỉ có thể đập đi để xây lại.
Cần xem xét đến khả năng di dời
-
Kích thước
So với nhà ở truyền thống, nhà container bị giới hạn đáng kể về kích thước. Kích thước của thùng là cố định kể cả khi được lắp ghép mở rộng diện tích. Độ của trần container cũng được cố định và thường không quá cao.
Ngược lại nhà ở truyền thống thường không bị giới hạn về diện tích hay kích thước. Gia chủ có thể xây dựng nhà với diện tích mong muốn và không cần phải lắp ghép như nhà container. Độ cao của trần nhà truyền thống cũng thường cao hơn so với nhà container.
Kích thước của nhà container bị giới hạn
-
Khả năng cách nhiệt và cách âm
Nhà container thường bị hạn chế về khả năng cách nhiệt và cách âm do lớp vỏ ngoài bằng thép dễ dẫn đến tình trạng hấp thụ nhiệt. Vì thế gia chủ cần lắp thêm những thiết bị làm mát cho nhà container hoặc kính cách âm để đảm bảo sự riêng tư cho gia đình.
5. Top 30+ mẫu nhà container độc đáo khi được ứng dụng vào đời sống
Nhà container có thể được thiết kế đơn giản hoặc được tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, đặc biệt là trong các dự án xây dựng tạm thời hoặc các dự án xây dựng nhanh. Dưới đây là top 30+ mẫu nhà container độc đáo được ứng dụng vào đời sống để bạn đọc tham khảo:
Nhà container có thể di chuyển dễ dàng và được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như nhà ở, văn phòng, cửa hàng hoặc các trạm bảo vệ
Nhà container thường có chi phí xây dựng thấp hơn so với các loại nhà truyền thống
Container được làm từ thép và có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là gió và bão.
Ngoài ra, việc sử dụng container đã qua sử dụng giúp giảm lượng rác thải và tài nguyên tiêu thụ trong quá trình xây dựng.
Nhà container có thể được thiết kế để có đầy đủ các tiện nghi như điều hòa, đèn chiếu sáng, hệ thống nước và điện.
Chúng cũng có thể được thiết kế để tối ưu hóa không gian và chức năng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau.
Cũng cần lưu ý rằng nhà container có một số hạn chế như sự hạn chế về không gian và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như chỗ đỗ xe, hệ thống thoát nước và nước sạch.
Nếu bạn yêu thích phong cách cổ điển, bạn có thể chọn thiết kế nhà container cổ điển với các vật liệu bằng gỗ và sử dụng màu sắc truyền thống để tạo ra một không gian ấm cúng và độc đáo
Lưu ý rằng có nhiều kiểu thiết kế khác nhau cho nhà container, và tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của bạn, bạn có thể tùy chỉnh và thiết kế riêng cho mình một kiểu nhà container đẹp và độc đáo.
Đây là một kiểu nhà container được xây dựng theo kiểu tầng, tạo ra một không gian rộng hơn với nhiều phòng.
Mẫu nhà container này thường được thiết kế theo phong cách hiện đại, với các vật liệu đa dạng như gỗ, kính và kim loại.
Những nhà container được thiết kế với một mặt tiền độc đáo sẽ giúp nó trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý.
Nhà container xanh cũng có thể được thiết kế với các khu vườn đứng trên mái hoặc tường để tăng cường không gian sống xanh và tạo ra các khu vực nghỉ ngơi ngoài trời.
Mẫu nhà container này thường được thiết kế cho các vùng đất có khí hậu ấm áp và nhiệt độ cao. Nhà container được kết hợp với khu vườn để tạo ra một không gian sống và giải trí hoàn hảo.
Để tạo sự khác biệt cho nhà container, bạn có thể sử dụng các họa tiết nghệ thuật để trang trí bề mặt container. Những họa tiết tươi sáng, sắc nét, độc đáo sẽ giúp nhà container của bạn trở nên đẹp mắt và thu hút sự chú ý của người xung quanh.
Sử dụng kính để tạo ra không gian rộng và thoáng đãng cho nhà container. Kính cũng giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên, mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên và giúp tiết kiệm điện năng.
Với sự kết hợp của các tấm kính, kim loại, gỗ hoặc các loại vật liệu khác có thể mang đến một vẻ đẹp và phong cách độc đáo cho ngôi nhà container của bạn.
Nhà container tầng thường được thiết kế tối ưu hóa không gian và sử dụng các vật liệu cao cấp để tạo ra một không gian sống tiện nghi và đẹp mắt.
Top mẫu nhà container độc đáo khi được ứng dụng vào đời sống
Nhà container kết hợp cùng sân vườn
Mẫu nhà container trong mơ của rất nhiều người
Ngôi nhà container 2 tầng tiện nghi và có thể di chuyển theo ý thích của gia chủ
Một chiếc vila sân vườn tuyệt đẹp cùng nhà container
Từ thùng container cũ mà chúng ta vẫn có thể tạo ra một tổ ấm cho gia đình
Nhiều người ưa thích nhà container bởi sự tối ưu hóa của chúng trong chi phí và thời gian thi công
Với nhà container, bạn có thể mang chúng đi tới bất cứ nơi nào mà bạn thích
Nhà container thường có tuổi thọ lên đến 40 năm
6. Tham khảo chi phí xây dựng nhà container hiện nay
Hiện nay chi phí xây dựng nhà ở container khá đa dạng, tùy thuộc vào diện tích của thùng container. Nếu thùng container bạn sử dụng là loại 40 feet sẽ có giá khoảng 60-90 triệu đồng, loại 20 feet sẽ có giá từ 50-60 triệu đồng. Ngoài ra, với những loại container có kết cấu dầy thì có mức giá khoảng 50 triệu đồng.
Tham khảo chi phí xây dựng nhà container hiện nay
Sau khi mua những thùng container này, gia chủ chỉ cần bỏ ra khoảng 25-50 triệu đồng để sơn sửa và trang trí là đã có ngay một ngôi nhà hoàn hảo cho riêng mình. Nếu như bạn không còn nhu cầu sử dụng nữa thì có thể bán lại với giá bằng 1 nửa giá trị nhà lúc ban đầu.
>>> Xem thêm về Nhà tiền chế, Nhà sàn và Nhà vườn
Với những ưu điểm vượt trội như thông tin Space T viết trên, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích và lựa chọn được một mẫu nhà container phù hợp cho mình. Và nhớ theo dõi chúng mình để được luôn cập nhật những kiến thức nội thất mới nhất nhé!
Space T - nền tảng kết nối chủ nhà với các chuyên gia xây dựng một cách nhanh chóng, luôn sẵn sàng hỗ trợ mang đến cho bạn không gian sống tiện nghi theo phong cách bạn yêu thích. Bạn có thể kết nối miễn phí đến các nhà thầu uy tín chỉ sau một bước. Tìm hiểu chi tiết tại đây.
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Phòng khách
3. Kệ trang trí
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!