Cây kim ngân: Ý nghĩa phong thủy, giá thành và hình ảnh đẹp
16-01-2023Lượt xem: 58264

Cây kim ngân: Ý nghĩa phong thủy, giá thành và hình ảnh đẹp

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận9
Space TCopied to clipboard
Cây kim ngân là một trong những loại cây đẹp được rất nhiều chủ nhà yêu thích và sử dụng trang trí cho tổ ấm. Cùng Space T tìm hiểu về ý nghĩa, giá thành và cách bố trí cây phù hợp cho không gian nội thất và ngoại thất qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Đặc điểm của cây kim ngân

Thân cây kim ngân

Hoa và lá kim ngân

Quả kim ngân

2. Cây kim ngân có những loại nào?
3. Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân
4. Cây kim ngân hợp với mệnh gì, tuổi gì?
5. Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Kỹ thuật chăm sóc cây kim ngân

6. Giá thành cây kim ngân - cập nhật mới nhất
7. Hình ảnh đẹp về cây kim ngân trong trang trí nội thất

Hình ảnh cây kim ngân trong không gian nội thất

Hình ảnh cây kim ngân ở ngoài trời

1. Đặc điểm của cây kim ngân

Cây kim ngân là một loại cây có xuất xứ từ Mexico, vùng Trung hoặc Nam Mỹ. Loài cây này có tên khoa học là Lonicera periclymenum, chuyên sinh sống ở các khu vực đầm lầy.

Cây kim ngân là loài cây ưa bóng râm nên cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu

Cây kim ngân là loài cây ưa bóng râm nên cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu

Thân cây kim ngân

Thân cây kim ngân dẻo và xoắn lại với nhau trông như bím tóc của một cô gái nên cây kim ngân còn có tên gọi khác là cây bím tóc. Trong điều kiện sinh trưởng tốt, cây có thể đạt chiều cao lên đến 20m, còn khi được trồng trong chậu cây có thể cao từ 2-6m.

Kim ngân có thể cao từ 2 đến 6 mét

Kim ngân có thể cao từ 2 đến 6 mét

Hoa và lá kim ngân

Hoa kim ngân thường có màu kem nhạt, cánh hoa to và mùi thơm dịu nhẹ. Thời gian hoa nở là từ tháng 4 đến tháng 11, chủ yếu là vào ban đêm.
Mặc dù rất hiếm khi ra hoa nhưng khi hoa của cây kim ngân nở thì nó lại mang ý nghĩa rất lớn về sự may mắn, sẽ mang lại tiền tài, sự giàu có và thịnh vượng cho gia chủ. Lá cây to có màu xanh tươi mát và xòe rộng như bàn tay, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn.

Hoa kim ngân điểm xuyến sắc màu

Hoa kim ngân điểm xuyến sắc màu

Lá kim ngân dài và xanh mướt

Lá kim ngân dài và xanh mướt

Quả kim ngân

Quả của cây kim ngân thường có hình dạng tròn như quả trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng nâu, bên trong chứa từ 10-20 hạt.

2. Cây kim ngân có những loại nào?

Cây kim ngân hiện nay bao gồm hai loại chính là cây cảnh và cây ngoài tự nhiên:

  • Cây cảnh: Thân cây hình trụ được trồng trong chậu nhỏ hoặc bình thủy sinh. Lá xanh và mọc xum xuê, mỗi nhánh sẽ có từ 5-7 lá.
  • Cây ngoài tự nhiên: Thân cây to, phát triển mạnh và có thể cao đến 20m. Cây có thể ra hoa và kết trái.

3. Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân

Trong tiếng Hán, kim có nghĩa là tiền, vàng còn ngân được hiểu là ngân khố, ngân lượng. Ghép lại thì cây kim ngân ngụ ý chỉ tiền của lúc nào cũng nhiều, dồi dào không bị mất đi mà chỉ tăng lên.

Bên cạnh đó, cây kim ngân có dáng đứng rất hiên ngang, thân cây xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, vững vàng trước sóng gió. Lá cây xum xuê xanh tốt thể hiện sự may mắn và sức sống mãnh liệt. 

Cây kim ngân chứa đựng ý nghĩa phong thuỷ vô cùng độc đáo

Cây kim ngân chứa đựng ý nghĩa phong thuỷ vô cùng độc đáo

Số cây kim ngân được trồng trong chậu cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau như:

  • Chậu trồng 1 cây kim ngân, thân cây to được xem là thế “trụ thiên”. Thế cây này mang hàm ý cho sự vững vàng, kiên định.
  • Chậu trồng 3 cây kim ngân xoắn, tết lại với nhau là thế “phúc - lộc - thọ”. Thế cây  như ẩn dụ hình ảnh bền chặt song hành của phúc - lộc - thọ.
  • Chậu trồng 5 cây kim ngân biểu tượng 5 yếu tố “phúc - lộc - thọ - an - khang”, một số khác quan niệm là 5 yếu tố ngũ hành “kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ”. Nhờ đó giúp mang lại sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng và duy trì sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình.

4. Cây kim ngân hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Về bản chất, kim ngân là loài cây thân gỗ và tượng trưng cho hành Mộc nên sẽ rất hợp người có mệnh Mộc và Hỏa (Mộc sinh Hỏa). Chưa kể loài cây này có thân cây màu nâu cũng tương hợp với mệnh Kim. 

Những người mang mệnh Mộc hợp với cây kim ngân:

1942, 2002 (Nhâm Ngọ)

1959, 2019 (Kỷ Hợi)

1988, 1928 (Mậu Thìn)

1943, 2003 (Quý Mùi)

1972, 2032 (Nhâm Tý)

1989, 1929 (Kỷ Tỵ)

1950, 2010 (Canh Dần)

1973, 2033 (Quý Sửu)

1951, 2011 (Tân Mão)

1980, 2040 (Canh Thân)

1958, 2018 (Mậu Tuất)

1981, 2041 (Tân Dậu)

Những người mang mệnh Hỏa hợp với cây kim ngân:

  • Giáp Tuất: 1934, 1994
  • Đinh Dậu: 1957, 2017
  • Bính Dần: 1986, 1926
  • Ất Hợi: 1935, 1995
  • Giáp Thìn: 1964, 2024
  • Đinh Mão: 1987, 1927
  • Mậu Tý: 1948, 2008
  • Ất Tỵ: 1965, 2025
  • Kỷ Sửu: 1949, 2009
  • Mậu Ngọ: 1978, 2038
  • Bính Thân: 1956, 2016
  • Kỷ Mùi: 1979, 2039

Về tuổi thì cây kim ngân sẽ là sự lựa chọn lý tưởng với những người tuổi Tuất, Thân và Tý. Việc trồng cây kim ngân trong nhà sẽ giúp họ khắc phục được những nhược điểm trong tính cách, dung hòa và thuận lợi hơn trong công việc.

Cây kim ngân hợp với mệnh Mộc, Hoả, Kim

>>> Xem thêm các loại cây cảnh hợp với mệnh Mộc như cây thiết mộc lan, cây kim tiền, cây trầu bà, cây ngũ gia bì, cây tùng thơm,...

>>> Xem thêm các loại cây cảnh hợp với mệnh Hỏa như cây hồng môn, cây bạch mã hoàng tử, cây trạng nguyên, cây phú quý,...

5. Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây kim ngân vô cùng đơn giản, dễ thực hiện:

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

  • Đất trồng

Trước khi trồng cây kim ngân, gia chủ nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và có thể trộn với mùn gỗ đã được ủ mục. Hoặc bạn có thể sử dụng loại đất TS2 với các thành phần dinh dưỡng có khả năng giúp kích thích cho rễ cây mọc nhanh hơn, hút nước và mau lớn.

Đất trồng cây kim ngân phải giàu dinh dưỡng, tơi và xốp

  • Phương pháp trồng cây kim ngân

Cây kim ngân có thể được trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Thời gian tốt nhất để bạn giâm cành cho cây mau lớn là vào mùa hè.

  • Kỹ thuật trồng cây kim ngân
    • Bước 1: Rải một lớp sỏi vào đáy chậu để giúp cây thoát nước nhanh.
    • Bước 2: Cho đất vào ½ chậu và bỏ cây vào.
    • Bước 3: Cho nốt phần đất còn lại vào chậu để giúp cố định cây thẳng đứng. 
    • Bước 4: Tưới một lượng nước vừa đủ cho cây và đặt cây ở nơi bóng râm cho đến khi cây ra rễ.
    • Bước 5: Di chuyển cây đến nơi có ánh sáng phù hợp.

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Kỹ thuật chăm sóc cây kim ngân

  • Kỹ thuật tưới nước

Do là loài cây chuyên sống ở các khu vực đầm lầy nên cây kim ngân không cần tưới nước nhiều.

Nếu trồng cây ở trong nhà bạn có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần cho cây theo kiểu phun sương. Còn đối với cây được trồng ở ngoài tự nhiên thì cứ 1,5 tuần, bạn có thể tưới nước cho cây theo kiểu tưới ngập gốc.

Tưới nước cho cây kim ngân

Tưới nước cho cây kim ngân

  • Nhiệt độ phù hợp

Những cây kim ngân tự nhiên có thể sinh trưởng tốt trong nền nhiệt độ từ 10-40 độ C. Còn đối với những loại cây được trồng trong chậu thì nhiệt độ phù hợp sẽ dao động từ 15-25 độ C.

Tuy nhiên gia chủ cần lưu ý là cây kim ngân rất dễ bị sốc nhiệt nếu phải đột ngột chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh. Vì vậy đối với những cây được trồng trong điều kiện tự nhiên, bạn nên đặt cây vào phòng để cây quen với nhiệt độ và sau đó bật điều hòa để cây phát triển bình thường.

Nhiệt độ thích hợp để chăm sóc kim ngân

Nhiệt độ thích hợp để chăm sóc kim ngân

  • Ánh sáng thích hợp

Là loài cây ưa bóng râm nên bạn không nên đặt cây kim ngân ở những nơi có ánh nắng quá gay gắt. Thay vào đó gia chủ nên đặt cây ở những nơi có lượng ánh sáng vừa phải để cây sinh trưởng tốt hơn.

  • Dinh dưỡng cần thiết

Để tăng cường dinh dưỡng cho cây, gia chủ có thể bón thêm phân NPK cho cây bằng cách hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc theo biên độ từ 1-2 tháng/lần.

6. Giá thành cây kim ngân - cập nhật mới nhất

Hiện nay cây kim ngân đang được bán với mức giá từ 120.000 đến 300.000 đồng tùy thuộc vào kích cỡ và số lượng cây được trồng trong chậu.

Ngoài ra giá thành của cây còn phụ thuộc vào hình thức của chậu, thế cây và tuổi của cây. Với những cây có thế Tam Tài, Phúc - Lộc - Thọ, Ngũ Phúc thì giá thành tương đối cao hơn, dao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng.

Giá thành cây kim ngân dao động tuỳ thuộc vào kích cỡ của cây (thấp nhất là từ 120.000 cho đến 2 triệu đồng)

Giá thành cây kim ngân dao động tuỳ thuộc vào kích cỡ của cây (thấp nhất là từ 120.000 cho đến 2 triệu đồng)

7. Hình ảnh đẹp về cây kim ngân trong trang trí nội thất

Hình ảnh cây kim ngân trong không gian nội thất

Với sức sống dẻo dai cùng ý nghĩa phong thủy to lớn, cây kim ngân được nhiều người lựa chọn để làm đồ trang trí cho không gian nội thất. Ngoài việc là loại cây phong thủy mang ý nghĩa vượng tài, cây kim ngân còn giúp thanh lọc không khí, mang đến mỹ quan xanh mát cho không gian nhà.

Những khu vực nhiều ánh sáng tự nhiên trong nhà như phòng khách, hành lang hay khu vực gần ban công, gần cửa kính,... là những vị trí lý tưởng để bố trí cây kim ngân. Các mẫu kim ngân đặt ở những vị trí này thường có chiều cao và kích cỡ lớn, đem lại sự cân bằng và tính thẩm mỹ cho không gian.

Cây kim ngân thường được đặt ở phòng khách

Chậu cây lớn cùng kiểu dáng độc đáo tăng nét thu hút cho không gian nội thất

Chậu cây lớn cùng kiểu dáng độc đáo tăng nét thu hút cho không gian nội thất

Bạn nên đặt cây ở những vị trí thoáng sáng để cây sinh trưởng tốt

Bạn nên đặt cây ở những vị trí thoáng sáng để cây sinh trưởng tốt

Bố trí cây kim ngân lớn ở khu vực gần cửa sổ phòng khách

Bố trí cây kim ngân lớn ở khu vực gần cửa sổ phòng khách

Một cách bày trí cây khác cũng rất được nhiều người lựa chọn là đặt cây tại các vị trí trên bàn như bàn trà, bàn làm việc, bàn học,... Các chậu cây kim ngân để bàn có kích cỡ nhỏ gọn, không những là điểm nhấn cho không gian mà còn giúp lọc bụi và hút bức xạ từ các thiết bị điện tử.

Chậu cây kim ngân đặt trên bàn trà tạo điểm nhấn cho không gian

Chậu cây kim ngân đặt trên bàn trà tạo điểm nhấn cho không gian

Cây kim ngân để bàn làm việc giúp hút bức xạ điện tử, giúp bảo vệ sức khỏe và giảm stress (Nguồn: Sài Gòn Hoa)

Cây kim ngân đặt bàn phòng khách với chậu gốm mang lại nét trẻ trung tươi mát cho không gian

Cây kim ngân đặt bàn phòng khách với chậu gốm mang lại nét trẻ trung tươi mát cho không gian

Cây kim ngân trang trí tại góc thư giãn của gia đình

Lựa chọn một cây kim ngân nhỏ để bàn cũng sẽ tạo nên một điểm nhấn cho căn phòng của bạn

Lựa chọn một cây kim ngân nhỏ để bàn cũng sẽ tạo nên một điểm nhấn cho căn phòng của bạn

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cây kim ngân để tạo set chụp hình như thế này cũng rất đẹp mắt đấy

Cây kim ngân cũng được dùng để trang trí tại các văn phòng, vừa giúp cân bằng về mặt phong thủy, vừa là vật trang trí nội thất tuyệt vời cho không gian

Nếu bạn có một góc nhỏ trong nhà để chill mỗi ngày thì cây kim ngân là một lựa chọn xuất sắc cho việc trang trí đấy

Nếu bạn có một góc nhỏ trong nhà để chill mỗi ngày thì cây kim ngân là một lựa chọn xuất sắc cho việc trang trí đấy

Hình ảnh cây kim ngân ở ngoài trời

Bên cạnh bố trí cho không gian nội thất, bạn cũng có thể đặt cây kim ngân ở các khu vực ngoài trời như sân vườn, sân thượng, ban công, lô gia,... Tuy nhiên loại cây này ưa nắng nhẹ nên cần lưu ý không nên đặt cây ở vị trí nắng trực tiếp quá gắt.

Cây kim ngân cũng có thể đặt ngoài trời, đặc biệt là khu vực mặt tiền, mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Cây kim ngân ưa bóng râm nên cần được đặt ở vị trí ít chịu nắng gắt

Những chậu kim ngân cao lớn, kết hợp cây trầu bà có thể được dùng để trang trí ngoài sảnh tòa nhà như thế này

Những chậu kim ngân cao lớn, kết hợp cây trầu bà có thể được dùng để trang trí ngoài sảnh tòa nhà như thế này

Hoặc bạn có thể bày một chậu kim ngân nhỏ ở ban công cửa sổ, nó sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn vào mỗi buổi sáng thức dậy đấy.

Hoặc bạn có thể bày một chậu kim ngân nhỏ ở ban công cửa sổ, nó sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn vào mỗi buổi sáng thức dậy đấy.

Cây kim ngân trang trí ngoài sân vườn đang rất được các gia chủ ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh cao, trang nhã của nó

Cây kim ngân trang trí ngoài sân vườn đang rất được các gia chủ ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh cao, trang nhã của nó

Rất nhiều gia chủ lựa chọn cây kim ngân để trang trí ngoài ban công nhà, vừa giúp thanh lọc không khí, vừa làm đẹp cho quang cảnh ngoài ban công. Nguồn: Lan Decor

Nếu nhà bạn có một khu vui chơi riêng, việc đặt cây kim ngân tại đây để trang trí cũng là một lựa chọn rất tuyệt đấy.

Nếu nhà bạn có một khu vui chơi riêng, việc đặt cây kim ngân tại đây để trang trí cũng là một lựa chọn rất tuyệt đấy

Trên đây là những điều cần biết về cây kim ngân, ý nghĩa, giá thành cũng như cách bố trí cây phù hợp trong không gian nội ngoại thất. Bạn nên sở hữu cho mình một cây kim ngân trong nhà để rước thêm thật nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình nhé. Và đừng quên theo dõi Space T để cập nhật các chủ đề chăm sóc nhà mỗi ngày nhé!

Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối gia chủ và công ty nội thất uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại thông tin và nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với các đơn vị nội thất và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Cây

2. Bình hoa - Chậu cây

3. Chậu cây

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Space T phoneSpace T zalo