1. Phòng chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng
Mái nhà lợp tôn, fibro xi măng có khả năng chịu áp lực tốt và không dẫn điện. Khả năng này góp phần nâng cao khả năng chống lại tác động của mưa bão. Vì thế, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu đơn giản như bao cát để chống tốc cho mái nhà tôn hay fibro xi măng.
Đối với nhà có độ dốc lớn
Nhà có độ dốc lớn sẽ gặp nguy cơ bị tốc mái cao bởi gặp nhiều gió mạnh. Vì thế, bạn có thể đặt các bao cát hoặc bao chứa nước có trọng lượng 15 - 20kg ép sát mái và buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái để cho bao cát tránh bị trượt.
Bao cát có thẻ giúp chống tốc mái nhà bằng tôn
Các bao cát ở vùng giữa mái nên được đặt cách nhau 1,5m và các bao nằm xung quanh nên cách nhau 1m. Đồng thời, bạn có thể đặt các bao cát lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm để tăng khả năng bảo vệ.
Đối với nhà có độ dốc nhỏ
Vì độ dốc không lớn nên các bao cát sẽ khó bị trượt hơn. Do đó, bạn có thể xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái. Tương tự với mái nhà có độ đốc cao, bạn nên đặt các bao cát ở đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm. Các bao cát cũng nên cách nhau 1,5m với các bao nằm ở giữa mái và 1m với các bao nằm ở xung quanh.
2. Phòng chống tốc mái nhà lợp ngói
Mái nhà lợp ngói có thể giảm thiểu tiếng ồn và hạn chế hấp thụ nhiệt. Tuy nhiên, khả năng chịu áp lực lại kém hơn so với mái nhà nên gạch sẽ là lựa chọn chống tốc mái chắc chắn và phù hợp hơn cho các mái nhà lợp ngói. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể sử dụng.
- Xây bờ chảy mái: Đầu tiên, bạn sử dụng các viên gạch để XÂY thành 1 hàng gạch đôi và 1 hàng gạch đơn cách nhau khoảng 1,5m. Vữa xi măng cát sử dụng cho bờ chảy mái nên có tỉ lệ lần lượt là 1:3.
- Xây các con trạch mái: xây các hàng gạch đơn dọc mái nhà, mỗi hàng gạch nên cách nhau khoảng 1,5m. Tương tự xây bờ chảy mái, bạn nên trộn vữa xi măng cát với tỷ lệ 1:3.
- Xây bờ nóc bằng viên úp nóc: Sử dụng các viên úp nóc để dính lên trên các viên ngói khác bằng vữa xi măng cát được trộn theo tỉ lệ 1:3.
- Gia cố ngói lợp: Bạn sử dụng các cuộn dây thép có đường kính khoảng 2mm để buộc mái ngói vào li tô (mè). Sau đó, buộc chặt các vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui) và li tô (mè) với lại nhau. Cuối cùng, chèn vữa xi măng cát theo tỷ lệ 1:3 các viên ngói.
Chống tốc cho nhà lợp mái ngói
3. Phòng chống tốc mái nhà lợp tranh, rạ
Vì mái nhà lợp tranh hay rạ được làm từ vật liệu khá đặc thù nên sử dụng các hệ giằng, tre sẽ giúp gia tăng sự kiên cố cho mái nhà hơn.
Đầu tiên, bạn nên đặt phên, liếp, lưới mắt cáo lên mái. Sau đó, bạn có thể đặt thanh chặn ngang bằng tre, gỗ, luồng, thép... đè lên lớp phên, liếp cách nhau 1m. Tiếp theo, bạn tiến hành hệ giằng chữ “a” cách nhau khoảng 2,5 m buộc thanh chặn ngang và giằng chữ “a” vào nhau. Cuối cùng, dùng dây chão, dây thép để neo các thanh giằng thép lại.
Mái nhà lợp tranh có kết cấu không được chắc chắn nên thanh tre sẽ phù hợp hơn để chằng chống cho mái nhà lợp tranh
4. Phòng chống cho cửa sổ, cửa đi
Ngoài việc gia cố mái nhà, bạn cũng cần làm củng cố thêm cho cửa sổ hay cửa ra vào của ngôi nhà để nâng cao sức chịu đựng trong bão.
Gia cố cửa sổ
- Đối với cửa sổ nhỏ: Vì cửa sổ có diện tích khá nhỏ, bạn có thể sử dụng một tấm ván có kích thước lớn hơn cửa và đóng đinh hoặc bắt vít vào khuôn cửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một thanh chốt đóng đinh hay bắt vít vào khuôn cửa và lấy băng dính bản rộng bịt kín các phần cửa kính lại để kính không bị vỡ.
- Đối với hệ vách kính tấm lớn: Vì kích thước của hệ vách kính này quá lớn nên để tiết kiệm các vật liệu bảo vệ, bạn có thể sử dụng xe tải hay xe bồn đặt trước các hệ vách kính ấy.
Sử dụng xe tải chắn trước hệ vách kính lớn
Gia cố cửa đi
- Cửa cánh đóng: Sử dụng một thanh chốt vắt ngang, đóng đinh vào tường và buộc chặt với cửa đi. dùng băng dính bản rộng dán các phần cửa kính lại để không cho kính bị vỡ.
- Đối với cửa nhôm cuốn: Bạn có thể sử dụng các thanh chống đứng để chắn cho cửa. Bạn có thể sử dụng thép hộp hoặc thép ống để buộc sát vào cửa, còn phần chân cây chống sẽ gia cố chắc vào sàn.
- Đối với cửa sắt xếp: Vì cửa sắt xếp có chiều đóng ngang, bạn có thể sử dụng các thanh bằng thép hộp hay thép ống vắt ngang và buộc chặt vào các mấu xếp để gia cố cho cửa.
Chằng chống cho cửa sắt xếp
5. Phòng chống cho bồn nước
Bồn nước có kích thước khá lớn nên nếu bị ảnh hưởng bởi bão dẫn đến đổ vỡ sẽ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng. Vì thế, bạn có thể tham khảo các cách chằng chống dưới đây để bảo vệ các bồn nước:
- Đối với bồn nước không có giá đỡ: Sử dụng 4 bản mã thép và bắt bu lông xuống sàn bê tông ở 4 góc. Tiếp theo, lấy các đoạn dây thép hay dây cáp để cố định bồn nước và buộc các đầu dây vào các bản mã thép.
- Đối với bồn nước có giá đỡ cao: Bạn cũng bắt bu lông 4 bản mã thép xuống sàn bê tông ở 4 góc. Sau đó, bạn lấy một dây đai bằng thép buộc xung quanh bồn nước. Cuối cùng sử dụng các đoạn dây thép, buộc chặt và cố định đai thép vào các bản mã thép.
Bồn chứa nước cũng cần được gia cố lại để không bị bão làm ngã
6. Phòng chống cho cục nóng điều hòa
Cục nóng điều hoà thường được đặt ngoài nhà nên chúng cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi bão rất cao. Dưới đây là một số cách chằng chống cho cục nóng điều hoà mà bạn có thể tham khảo:
- Đối với cục nóng treo tường: Bạn sử dụng hai đoạn dây đai bằng thép dẹt và buộc cố định cục nóng vào tường. Sau đó, dùng vít nở cố định các đoạn dây đai.
- Đối với cục nóng để sàn: Bạn cũng sử dụng hai đoạn dây đai bằng thép và cố định cục nóng chắc chắn vào sàn bê tông. Cuối cùng, cố định hai đoạn dây vào sàn bằng bu lông.
Do được đặt ở ngoài nên các cục nóng điều hoà cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ cơn bão
7. Phòng chống cho cây xanh
Mỗi khi có bão xuất hiện, các trường hợp cây bị đổ và gây thương tích cho người dân cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vì thế, việc cố định cho cây xanh cũng là một việc cần thiết phải làm trước khi có bão.
Đầu tiên, bạn sử dụng đai thép dẹt buộc quanh thân cây và nối đai thép với cây chống bằng thép ống dài 2,5m. Sử dụng bu lông M14 để cố định hai phần này lại với nhau. Cuối cùng, đóng cây chống sâu xuống lòng đất (hơn 30m) để cố định cho cây chống.
Cố định cây xanh bằng vòng đai và cây chống
>>> Tham khảo hướng dẫn đầy đủ cách chằng chống nhà cửa an toàn trước bão
Trên đây là tổng hợp các thông tin về cách chằng chống cho nhà cửa trước bão mà bạn nên tham khảo. Space T hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thể bảo vệ ngôi nhà của mình được kiên cố hơn trước bão. Hãy truy cập ngay vào mục chăm sóc nhà của Space T để tìm hiểu thêm nhiều phương pháp cải tạo và nâng cấp cho không gian sống của bản thân nhé!
Space T - nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và đơn vị nội thất hoàn toàn miễn phí qua một bước trong quy trình kết nối vô cùng đơn giản.
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Đồ gia dụng
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!