Bí quyết xử lý tường bị thấm nước hiệu quả dài lâu
17-09-2024Lượt xem: 40

Bí quyết xử lý tường bị thấm nước hiệu quả dài lâu

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Tường nhà bị thấm nước có thể khiến môi trường sống bạn trở nên xuống cấp và không còn lành mạnh. Vì thế, nếu gặp tình trạng này, bạn cần phải sử dụng những phương pháp cần thiết để khắc phục ngay. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Space T để biết thêm những bí quyết giúp xử lý tường bị thấm nước một cách hiệu quả.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước

Sử dụng vật liệu không chất lượng

Tay nghề thợ không đảm bảo

Không áp dụng chống thấm cho tường

Nước tràn vào nhà và làm ướt bề mặt tường

2. Tường bị thấm nước có sao không?
3. Cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả dài lâu

Đối với tường bị thấm nước tại trần nhà

Đối với tường bị thấm dột

Đối với tường nhà bị thấm do mái nhà

4. Cách chống thấm nước cho tường nhà hiệu quả

1. Nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước

Tường nhà của bạn sẽ bị thấm nước trong trường hợp bề mặt của tường bị tiếp xúc với nước trong một thời gian dài hay nước bị chảy vào bên trong của tường qua các khe nứt trên tường. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tường bị thấm nước, một số các nguyên nhân nổi bật là:

Sử dụng vật liệu không chất lượng

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tường bị thấm nước là do sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng. Các loại gạch, xi măng, vữa không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ làm cho bề mặt tường bị mỏng, dễ thấm nước.

Vật liệu không đảm bảo chất lượng có thể làm tường dễ bị ảnh hưởng mỗi khi tiếp xúc với nước

Vật liệu không đảm bảo chất lượng có thể làm tường dễ bị ảnh hưởng mỗi khi tiếp xúc với nước

Khi tiếp xúc với nước mưa trong một thời gian dài, những giọt nước có thể len lỏi qua các khe hỡ của các nguyên vật liệu ấy và thấm vào bên trong tường. Dần dần, cấu trúc của tường bị phá huỷ và tường trở nên bong tróc, bị ẩm mốc hoặc thậm chí nếu gặp lực tác động có thể sẽ bị đổ.

Tay nghề thợ không đảm bảo

Cùng với việc không sử dụng các nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Việc thi công không đúng cách cũng dễ khiến cho tường xuất hiện các vết nứt, khiến nước dễ tràn vào bên trong và làm hỏng tường. 

Ngoài ra, các vị trí nối giữa tường và các phần khác của ngôi nhà (như cửa sổ, cửa ra vào) nếu không được xử lý tốt sẽ làm tăng khả năng thấm nước. Điều này đòi hỏi tay nghề của thợ xây phải chính xác và có kinh nghiệm để tránh những sai lầm nhỏ nhưng có thể dẫn đến những hệ quả lớn.

Không áp dụng chống thấm cho tường

Tường nhà, nhất là những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, không được sử dụng các loại chống thấm tốt sẽ có thể bị nứt mao mạch ở bên trong và dễ bị nước mưa ngấm vào. Ngoài ra, nếu cách chống thấm cho tường không được thi công đúng cách, nước cũng sẽ dễ dàng thấm vào bên trong tường và phá huỷ cấu trúc hoặc tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Việc chống thấm cho tường rất quan trọng để duy trì và đảm bảo chất lượng của tường

Việc chống thấm cho tường rất quan trọng để duy trì và đảm bảo chất lượng của tường

Nước tràn vào nhà và làm ướt bề mặt tường

Khi lũ hay nước mưa tràn vào bên trong nhà, bề mặt tường có thể tiếp xúc với các loại nước mưa ấy. Nếu trình trạng này kéo dài, tường có thể bị vữa ra và nước sẽ càng thấm sâu vào bên trong hơn. Theo thời gian, kết cấu tường sẽ bị yếu đi và có thể dẫn đến sự đổ vỡ tường. 

Tường nhà bị thấm nước là hiện tượng thường xảy ra ở những vùng có độ ẩm không khí cao

Tường nhà bị thấm nước là hiện tượng thường xảy ra ở những vùng có độ ẩm không khí cao

2. Tường bị thấm nước có sao không?

Tường nhà bị thấm nước có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến thẩm mỹ lẫn sức khoẻ của gia chủ. Dưới đây là một số những ảnh hưởng tiêu cực mà tường bị thấm nước có thể mang lại: 

  • Cấu trúc của ngôi nhà bị xuống cấp: Nước thấm vào bên trong bức tường có thể làm cho kết cấu của ngôi nhà xuống cấp. Khi đó, các vết nứt, vết bong tróc xuất hiện và làm tăng nguy cơ đổ vỡ.
  • Làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà: Các vết nứt, ố vàng do tường bị thấm nước gây ra có thể làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của bức tường.
  • Tăng nguy cơ cháy nổ, chập điện: Nước thấm vào tường nhà có thể làm cho các ổ điện bị ẩm ướt, hư hỏng. Từ đó, chức năng dẫn điện của các thiết bị điện cũng bị giảm, dẫn đến sự nhiễm điện hay chập điện gây cháy.
  • Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người: Nếu sống trong không gian bị ẩm mốc lâu ngày, các virus sẽ có khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh ngoài da hay liên quan đến hô hấp.

Tường nhà bị thấm nước có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho không gian sống

Tường nhà bị thấm nước có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho không gian sống

3. Cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả dài lâu

Để đảm bảo chất lượng cho không gian sống cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, việc thực hiện các phương pháp xử lý ngay khi tường bị thấm nước là điều cần thiết. Dưới đây là một số bước xử lý tường bị thấm nước hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Đối với tường bị thấm nước tại trần nhà

Tường tại trần nhà bị thấm nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: trần bị nứt do kết cấu của nền móng yếu và bị tác động bởi ngoại lực, sân thượng bị đọng nước lâu ngày dẫn đến bị thấm nước tại các khe nứt, không chống thấm cho sân thượng,... Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể xử lý thấm nước cho tường trần nhà kịp thời:

  • Nếu tường bị thấm nước do đường ống nước: Nếu thấm nước xuất phát từ hệ thống ống nước bị rò rỉ bên trong trần nhà, bạn cần xác định vị trí chính xác của vết rò, khóa nguồn cấp nước và tiến hành sửa chữa hoặc thay thế đoạn ống bị hỏng. Sau đó bạn cần xử lý các vết thấm nước bằng cách bả lại tường và sơn chống thấm để ngăn ngừa thấm nước.

Kiểm tra xem các đường ống có bị rò rỉ không

Kiểm tra xem các đường ống có bị rò rỉ không

  • Nếu tường bị thấm nước do sàn nhà: Tình trạng thấm nước từ sàn nhà thường xảy ra khi nước trên sân thượng hoặc sàn nhà phía trên không thoát kịp, dẫn đến đọng nước và thấm xuống trần bên dưới. Trong trường hợp này, cần kiểm tra hệ thống thoát nước trên sàn và đảm bảo không bị tắc nghẽn. 

Đồng thời, nếu sàn bị nứt hoặc thiếu lớp chống thấm, bạn cần thực hiện việc phủ lại lớp chống thấm hoặc xử lý các khe nứt để ngăn nước thấm qua. Sau đó, sửa lại các vị trí tường trần nhà đã bị hư hỏng do thấm nước.

Thấm nước do sàn nhà có thể bị gây ra bởi ống nước của sàn nhà phía trên

Thấm nước do sàn nhà có thể bị gây ra bởi ống nước của sàn nhà phía trên

  • Nếu tường trần nhà bị thấm nước mức độ nhẹ: Nếu mức độ thấm nước của trần nhà chưa nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp xử lý đơn giản hơn. Đầu tiên, vệ sinh và làm sạch bề mặt trần bị thấm, sau đó sơn một lớp sơn chống thấm hoặc sử dụng các sản phẩm chống thấm chuyên dụng để ngăn ngừa nước xâm nhập.

Mức độ thấm nước của trần nhà nếu chưa nghiêm trọng thì bạn có thể thực hiện các biện pháp xử lý đơn giản hơn

Mức độ thấm nước của trần nhà nếu chưa nghiêm trọng thì bạn có thể thực hiện các biện pháp xử lý đơn giản hơn

Đối với tường bị thấm dột

Tường bị thấm dột là tình trạng rất thường xảy ra khi trời mưa hay khi không khí có độ ẩm cao. Nếu như bạn gặp tình trạng như thế này, bạn hãy thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần kiểm tra và xác định chính xác vị trí trên bề mặt tường bị thấm dột. Sau khi xác định được vùng bị thấm nước, bạn tiến hành vệ sinh khu vực này bằng cách loại bỏ bụi bẩn, rong rêu hoặc lớp sơn cũ đã bị bong tróc. 

Vì những chất bẩn này có thể gây cản trở cho quá trình xử lý thấm nước cho tường. Bạn có thể dùng bàn chải sắt hay chổi cứng để làm sạch, đảm bảo cho bề mặt tường được nhẵn mịn và không còn tạp chất nào bám dính.

Cần làm sạch phần tường trước khi xử lý vết thấm nước

Cần làm sạch phần tường trước khi xử lý vết thấm nước

Bước 2: Kiểm tra xem trên bề mặt tường có xuất hiện vết nứt hay vết hở nào không. Những vết nứt hay vết hở ấy có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bị thấm dột và làm tường thấm nước. Do đó, bạn cần sử dụng các loại vữa ngoại thất để trám lại những vết hở hay vết nứt ấy.

Nếu tường có vết nứt, cần trám lại bằng các vật liệu chuyên dụng

Nếu tường có vết nứt, cần trám lại bằng các vật liệu chuyên dụng

Bước 3: Sau khi đã làm sạch bề mặt tường và trám lại các vết nứt, bạn cần sử dụng sơn chống thấm để phủ lên toàn bộ bề mặt tường cần chống thấm. Lớp sơn này giúp tạo ra một lớp bảo vệ ngăn không cho nước thấm vào bên trong bức tường. Để có thể tạo ra được hiệu quả tối ưu nhất cho tường, bạn nên sử dụng từ 1 đến 3 lớp sơn.

Sơn chống thấm cho tường

Sơn chống thấm cho tường

Đối với tường nhà bị thấm do mái nhà

Tường bị thấm nước do mái nhà là một vấn khá phổ biến, nhất là đối với những khu vực có độ ẩm không khí cao. Hiện tượng này không chỉ làm cho tường nhà bị hư hỏng mà còn có khả năng làm hỏng kết cấu của công trình. Dưới đây là một số bước xử lý tường nhà bị thấm nước do mái nhà mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Bạn cần kiểm tra kỹ mái nhà để xác định vị trí bị rò rỉ hay những vùng mà nước dễ thấm qua. Đồng thời, bạn cũng có thể kiểm tra các điểm nối nhau giữa mái nhà và tường để xem có xuất hiện vết nứt hay không.

Kiểm tra mái nhà để xác định vị trí rò rỉ

Kiểm tra mái nhà để xác định vị trí rò rỉ

Bước 2: Sau khi xác định được vị trí bị rò rỉ, bạn cần sửa lại mái nhà để ngăn chặn nguy cơ thấm dột trong tương lai. Bạn có thể sử dụng keo chống thấm hay các vật liệu chuyên dụng để trám kín lại các khe nứt đó.

Bước 3: Để ngăn chặn tình trạng thấm nước từ mái nhà trong tương lai, việc phủ một lớp chống thấm mới là rất cần thiết. Có thể sử dụng sơn chống thấm, màng chống thấm, hoặc vật liệu chống thấm chuyên dụng cho mái nhà. Bạn cần chú trọng vào những khu vực nối, điểm tiếp giáp giữa mái và tường để đảm bảo nước không thể thấm qua.

Sử dụng các vật liệu chuyên dụng để sửa lại mái nhà, ngăn chặn nguy cơ thấm dột sau này

Sử dụng các vật liệu chuyên dụng để sửa lại mái nhà, ngăn chặn nguy cơ thấm dột sau này

Bước 4: Sau khi đã sửa chữa và chống thấm mái nhà, bạn cần xử lý những vị trí tường đã bị thấm nước. Đầu tiên, hãy làm sạch khu vực tường bị ẩm, loại bỏ lớp sơn hoặc vữa cũ đã bị bong tróc. Tiếp theo, sử dụng các vật liệu chuyên dụng để trám các vết nứt, lỗ hổng trên tường.

Sau khi xử lý bề mặt, bạn có thể sơn lại tường bằng sơn chống thấm để ngăn nước tiếp tục thấm qua trong tương lai.

Cần sửa lại tường để ngăn tình trạng thấm nước

Cần sửa lại tường để ngăn tình trạng thấm nước

Bước 5: Để ngăn ngừa nước mưa tích tụ trên mái và thấm xuống tường, hãy đảm bảo rằng hệ thống thoát nước từ mái nhà hoạt động tốt. Hãy thường xuyên kiểm tra và làm sạch các máng xối, ống thoát nước để nước có thể dễ dàng thoát ra ngoài và không bị ứ đọng trên mái. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ nước thấm qua các khe hở hoặc làm hỏng mái nhà.

4. Cách chống thấm nước cho tường nhà hiệu quả

Chuẩn bị:

  • Sơn lót, sơn chống thấm, keo chống thấm,...
  • Bột bả tường
  • Chổi quét sơn, xô chậu

Cách làm:

  • Bước 1: Xác định bề mặt tường cần chống thấm và vệ sinh bề mặt ấy.
  • Bước 2: Trét bột bả lên bề mặt tường cần được chống thấm và làm phẳng bề mặt tường.
  • Bước 3: Tiến hành sơn lót lên trên bề mặt tường.
  • Bước 4: Đợi khoảng 4 - 6h để cho lớp sơn lót khô hẳn thì sơn nước sơn chống thấm lên.

Sử dụng sơn chống thấm để giảm thiểu khả năng tường bị thấm nước

Sử dụng sơn chống thấm để giảm thiểu khả năng tường bị thấm nước

Trên đây là tổng hợp những bí quyết xử lý tường nhà bị thấm nước hiệu quả mà bạn có thể tham khảo cho ngôi nhà của mình. Hãy truy cập vào mục chăm sóc nhà của Space T để tìm hiểu thêm nhiều phương pháp cải tạo và nâng cấp cho không gian sống của bản thân nhé!

Space T - nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và đơn vị nội thất hoàn toàn miễn phí qua một bước trong quy trình kết nối vô cùng đơn giản.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Đồ gia dụng

2. Điện gia dụng

3. Đồ dùng sinh hoạt

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Space-TSpace-T

Bài viết liên quan