Top 7 cách chống tốc mái tôn trước bão cực hiệu quả
19-09-2024Lượt xem: 139

Top 7 cách chống tốc mái tôn trước bão cực hiệu quả

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Với mức độ tàn phá kinh khủng, bão có thể làm cho mái tôn bị hư hỏng nặng nề. Vì thế, các gia đình và cá nhân đều nên có những biện pháp chống tốc cho mái tôn thật kỹ càng để chuẩn bị bão. Dưới đây là những mẹo chống tốc cho mái tôn cực hiệu quả, hãy cùng Space T khám phá ngay nhé!
Mục lục
1. Dùng nẹp chống bão
2. Dùng ke chống bão
3. Vít chặt lại mái tôn vào khung kết cấu
4. Cố định lại các góc của mái lợp
5. Giằng xà gồ vào tường để chống bay hệ xà gồ và mái tôn
6. Sử dụng tấm bê tông đúc
7. Sử dụng bao cát, bao gạch

1. Dùng nẹp chống bão

Nẹp chống bão với độ bền cao, không gỉ sét và sức chịu bão lên đến cấp 11 hay 12 sẽ là một công cụ chống tốc hữu hiệu cho mái nhà bằng tôn.

Bạn có thể sử dụng các loại nẹp chống bão có kích thước 40 x 4 cm làm từ sắt, gỗ hoặc tre để nẹp mái nhà theo chiều ngang cách nhau khoảng 1.5 - 2m. Để hiệu quả chống bão có thể được tốt hơn, bạn có thể sử dụng vít cường độ cao hay dây thép để cố định các thanh nẹp vào xà gồ.

Nẹp chống bão có thể giúp cố định mái tôn hiệu quả

Nẹp chống bão có thể giúp cố định mái tôn hiệu quả

>>> Tham khảo thêm cách chằng chống nhà cửa an toàn trước bão

2. Dùng ke chống bão

Ke chống bão cho mái tôn có khả năng làm tăng liên kết của tấm lợp tôn với khung kèo mái. Đồng thời, ke chống bão còn giúp thu hẹp độ khít của các điểm giao giữa hai tấm tôn, ngăn luồn gió vào và giữa cho mái với xà gồ không bị tốc bay đi khi gặp gió bão.

Ke chống bão có thể thu hẹp độ khít của các điểm giao giữa hai tấm tôn

Ke chống bão có thể thu hẹp độ khít của các điểm giao giữa hai tấm tôn

3. Vít chặt lại mái tôn vào khung kết cấu

Vì tôn có đặc tính khá nhẹ nên chúng có khả năng bị tốc bay cao khi gặp gió bão, đặc biệt là ở những vùng phải hứng chịu những cơn bão lớn liên tiếp. Vì thế, người dân cần phải thực hiện các công tác gia cố cho mái tôn để chúng có thể chống chịu với gió bão.

Để thực hiện thi công, gia chủ cần vít chặt toàn bộ mái lợp vào khung mái nhà để tăng cường hiệu quả chống bão cho mái nhà. Nếu cảm thấy mái nhà chưa được vít chặt, bạn có thể gia tăng thêm số lượng vít.

Vì đặc tính nhẹ, nên mái tôn cần được vít chặt vào khung kết cấu để không bị tốc đi

Vì đặc tính nhẹ, nên mái tôn cần được vít chặt vào khung kết cấu để không bị tốc đi

4. Cố định lại các góc của mái lợp

Cố định lại các góc của mái lợp cũng là một cách để ngăn không cho mái tôn không bị gió tốc đi trong bão. Những vật liệu mà bạn cần sử dụng là các đinh vít hoặc bu lông chuyên dụng cho mái tôn, được gắn tại các vị trí góc của tấm tôn và xà gồ.

Trước tiên, kiểm tra kỹ các mép tôn để đảm bảo chúng khớp chặt với nhau. Sau đó, khoan các lỗ nhỏ ở góc và sử dụng đinh vít hoặc bu lông có vòng đệm cao su để tăng độ kín và chống thấm nước. Đảm bảo rằng mọi góc của mái tôn đều được cố định chặt để tránh tình trạng gió mạnh hoặc mưa lớn làm hỏng cấu trúc.

Cố định các góc của mái lợp cũng giúp tăng khả năng chống tốc cho mái tôn

Cố định các góc của mái lợp cũng giúp tăng khả năng chống tốc cho mái tôn

5. Giằng xà gồ vào tường để chống bay hệ xà gồ và mái tôn

Để giằng xà gồ vào tường nhằm chống bay hệ xà gồ và mái tôn khi gặp gió mạnh, bạn cần sử dụng các thanh giằng (thanh thép hoặc thanh giằng chịu lực) nối từ xà gồ vào các tường chịu lực của công trình. 

Trước hết, xác định vị trí xà gồ cần được giằng và gắn các thanh giằng vào xà gồ bằng đinh vít hoặc bu lông. Sau đó, bạn gắn đầu còn lại của thanh giằng vào tường hoặc cột trụ để tạo sự kết nối vững chắc giữa hệ xà gồ và kết cấu tường.

Để giằng xà gồ vào tường, bạn cần sử dụng các thanh giằng nối từ xà gồ vào các tường chịu lực

Để giằng xà gồ vào tường, bạn cần sử dụng các thanh giằng nối từ xà gồ vào các tường chịu lực

6. Sử dụng tấm bê tông đúc

Sử dụng tấm bê tông đúc để chống tốc mái nhà là một giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ ngôi nhà khỏi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là gió bão mạnh. Các tấm bê tông đúc sẵn, với đặc tính nặng và chắc chắn, có thể được lắp đặt trực tiếp lên khung mái hoặc hệ xà gồ. 

Các tấm bê tông đúc sẵn, với đặc tính nặng và chắc chắn, có thể được lắp đặt trực tiếp lên khung mái

Các tấm bê tông đúc sẵn, với đặc tính nặng và chắc chắn, có thể được lắp đặt trực tiếp lên khung mái

7. Sử dụng bao cát, bao gạch

Bao cát, bao gạch là một trong những vật liệu phổ biến giúp chống tốc cho mái nhà bằng tôn một cách hiệu quả. Trọng lượng của bao cát hoặc gạch sẽ giúp gia tăng độ bám, giữ cho mái tôn không bị lật hay bay trong gió lớn. 

Bạn cần đặt các bao cát hoặc gạch ở các mép tôn, đặc biệt là tại những vị trí dễ bị gió hất lên như rìa mái và các góc. Tuy nhiên, cần chú ý phân bổ đều trọng lượng để tránh gây áp lực quá mức lên một vị trí của mái tôn, làm hỏng cấu trúc mái. 

Bao cát, bao gạch là một trong những vật liệu phổ biến giúp chống tốc cho mái nhà bằng tôn

Bao cát, bao gạch là một trong những vật liệu phổ biến giúp chống tốc cho mái nhà bằng tôn

Trên đây là top 7 cách chống tốc cho mái nhà bằng tôn trước bão cực hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng, những thông tin mà Space T chia sẻ có thể giúp cho bạn gia cố và chống tốc cho mái nhà một cách hữu hiệu nhất. Hãy truy cập vào mục chăm sóc nhà của Space T để tìm hiểu thêm nhiều mẹo chống bão hữu ích khác!

Space T - nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và đơn vị nội thất hoàn toàn miễn phí qua một bước trong quy trình kết nối vô cùng đơn giản.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:

1. Đồ gia dụng

2. Điện gia dụng

3. Đồ dùng sinh hoạt

Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Space T phoneSpace T zalo