Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Top 9 cách chống thấm sàn mái đơn giản, độ bền cao
10-08-2023Lượt xem: 3054

Top 9 cách chống thấm sàn mái đơn giản, độ bền cao

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Sàn mái là nơi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài trên cả căn nhà. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp chi tiết Top 9 cách chống thấm sàn mái đơn giản, độ bền cao. Tham khảo ngay cùng Space T nhé!
Mục lục
1. Vì sao sàn mái bị thấm?
2. Có nên chống thấm sàn mái không?
3. Cách chống thấm sàn mái đơn giản, hiệu quả

Chống thấm sàn mái bằng bê tông nhựa đường

Chống thấm sàn mái bằng Sika

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum

Chống thấm sàn mái bằng Epoxy

Chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Chống thấm sàn mái bằng Kova

Chống thấm sàn mái bằng polyurethane

Chống thấm sàn mái bằng quét bitum

Chống thấm sàn mái bằng xi măng

1. Vì sao sàn mái bị thấm?

Do phải chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố ngoại cảnh như môi trường, thời tiết, nhiệt độ,… sàn mái thường rất dễ bị ẩm mốc. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến sàn mái bị thấm và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Sàn mái trong quá trình thi công chưa được lựa chọn vật liệu đủ chất lượng và quy trình thi công chưa đạt tiêu chuẩn làm sàn bị lão hóa nhanh.
  • Hệ thống thoát nước của sàn mái kém khiến nước mưa, nước sinh hoạt trên sàn mái bị ngưng tụ dài ngày rồi thẩm thấu xuống sàn mái.
  • Sàn mái chưa được xử lý đàn hồi kỹ nên khi phủ lớp chống thấm lần đầu không triệt để, co giãn kém dẫn đến nứt nẻ.

Chống thấm sàn mái

Chống thấm sàn mái

2. Có nên chống thấm sàn mái không?

Sàn mái bị thấm dột sẽ ảnh hưởng đến nét đẹp của ngôi nhà, không chỉ phần sàn mái bên ngoài mà còn cả phần trần nhà bên trong. Những phần mái bị thấm dột lâu ngày không xử lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kết cấu và giảm tuổi thọ công trình.

Sàn mái bị ẩm mốc

Sàn mái bị ẩm mốc

Chống thấm sàn mái là việc nên làm vì nấm mốc có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của những người sống trong nhà. Ngoài ra, chi phí thi công chống thấm sàn mái từ đầu sẽ thấp hơn đáng kể so với việc phải sửa chữa sàn mái đã bị thấm dột. 

3. Cách chống thấm sàn mái đơn giản, hiệu quả

Chống thấm sàn mái bằng bê tông nhựa đường

Bê tông nhựa đường là loại vật liệu quen thuộc được sử dụng cho việc chống thấm bởi khả năng thẩm thấu và độ bền kết dính của mình. Chống thấm sàn mái bằng bê tông nhựa đường sẽ tạo nên một lớp vỏ ngăn nước hiệu quả, với tuổi thọ hàng chục năm. 

Chống thấm sàn mái bằng bê tông nhựa đường

Chống thấm sàn mái bằng bê tông nhựa đường

Để chống thấm sàn mái bằng nhựa đường hiệu quả, người thợ cần lưu ý làm sạch bề mặt hoàn toàn khỏi bụi bẩn, dầu, dị vật và mài phẳng những phần sàn mái bị gồ ghề. Sau khi hoàn thành quét lớp nhựa đường, cần ngâm thử phần sàn mái trong 24 tiếng để kiểm tra hiệu quả.

Chống thấm sàn mái bằng Sika

Sika có tên đầy đủ là Sikaproof Membrane, thường ở dạng hồ hoặc lỏng. Sika có thành phần gồm những hạt vật liệu có khả năng lấp kín lỗ rộng và kỵ nước như nhôm sunfat, nhôm clorua, silicat của soda.

Chống thấm sàn mái bằng Sika

Chống thấm sàn mái bằng Sika

Quy trình chống thấm sàn mái bằng Sika bắt đầu với việc pha sika với theo theo tỉ lệ 1:1, sau đó tiếp tục được phun hoặc quét lên sàn mái. Các bề mặt có độ hút nước cao cần làm ẩm bằng nước sạch.

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum chính là phương pháp chống thấm sàn mái khò nóng thường thấy. Màng bitum có khả năng chống thấm gần như tuyệt đối, chịu được lực vì có độ đàn hồi cao. Phương pháp chống thấm sàn mái này cũng thích ứng được với điều kiện thời tiết có nhiệt độ thay đổi thất thường như ở Việt Nam.

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum

Chống thấm sàn mái bằng Epoxy

Sơn chống thấm Epoxy đã và đang được ưa chuộng rộng rãi bởi khả năng chống thấm hiệu quả của mình. Chống thấm sàn mái bằng Epoxy sẽ đảm bảo được việc giữ cho sàn mái có độ cứng cao, chịu lực tốt hơn. Một ưu điểm nữa của sơn Epoxy đó là có thể bám dính tốt trên nhiều bề mặt và có nhiều màu sắc nên tính thẩm mỹ cao.

Chống thấm sàn mái bằng Epoxy

Chống thấm sàn mái bằng Epoxy

Khi thực hiện thi công chống thấm bằng Epoxy, người thợ cần lưu ý sơn kĩ 2 lớp lót và lớp phủ. Sau khi sơn 24 tiếng, chúng ta nên bơm nước để kiểm tra độ hiệu quả. Sàn mái sau khi sơn 7 ngày thì có thể sử dụng bình thường.

Chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Flinkote là chất liệu chống thấm sàn mái có độ hiệu quả cao và chi phí thi công hợp lý. Quy trình chống thấm sàn mái bằng Flinkote cũng cần lớp lót và lớp phủ nhưng lớp phủ sẽ được quét hai lần để đảm bảo độ phủ tuyệt đối. Lớp lót theo tỉ lệ 1:1 và 0,2 ml/m2 và quét theo 1 chiều. Lớp phủ có tỉ lệ tương đương nhưng quét theo chiều vuông góc.

 Chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Chống thấm sàn mái bằng Kova

Kova, hay Kova CT-11A plus, là vật liệu chống thấm đang khá được ưa chuộng hiện nay do ứng dụng thi công cao và chi phí thi công phải chăng. Chống thấm sàn mái bằng Kova có thể giúp tăng độ bền của sàn mái lên đến 15 năm, chịu được điều kiện thời tiết thay đổi liên tục như ở nước ta.

Chống thấm sàn mái bằng Kova

Chống thấm sàn mái bằng Kova

Thành phần của Kova an toàn với người tiêu dùng và môi trường. Để thi công đạt hiệu quả với Kova, người thợ được khuyến nghị nên phủ từ 2-3 lớp Kova lên sàn mái định kỳ 6-8 giờ 1 lớp. Lớp cuối nên để khô từ 3 đến 4 ngày cho toàn bộ bề mặt được hoàn chỉnh.

Chống thấm sàn mái bằng polyurethane

Polyurethane là loại hợp chất dạng lỏng dùng để ngăn hơi ẩm và nước cho bề mặt. Có thể nói, chống thấm sàn mái bằng polyurethane có độ ổn định về chất lượng và tính bền vững cao. Ngoài chống thấm, phương pháp này còn có thể chống được tia UV và tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà khi che đi được những vết nứt bề mặt.

Chống thấm sàn mái bằng polyurethane

Chống thấm sàn mái bằng polyurethane

Chống thấm sàn mái bằng quét bitum

Ngoài màng chống thấm bitum như đã nêu ở phần trên, bitum còn có dạng sơn chống thấm chứa gốc bitum. Quy trình chống thấm bằng quét bitum sẽ gồm ba lớp. 

  • Lớp 1: Bitum được pha với 50% nước lạnh và quét đều lên phần bề mặt.
  • Lớp 2: Sau khi quét xong lớp đầu 2 tiếng, lớp thứ 2 tiếp tục được quét với định mức 0.5 kg/m2.
  • Lớp 3: Lớp này cũng tương tự như lớp 2.

Chống thấm sàn mái bằng quét bitum

Chống thấm sàn mái bằng quét bitum

Chống thấm sàn mái bằng xi măng

Trong tất cả những phương pháp kể trên, chống thấm sàn mái bằng xi măng có lẽ là phương pháp dễ thực hiện nhất. Quy trình thực hiện gồm 3 bước căn bản là pha xi măng với nước, quét và ngâm nước xi măng chống thấm. Lưu ý khi quét xi măng đó là nên quét thành hai lớp để đảm bảo độ phủ và mỗi lớp nên cách nhau khoảng 10 phút.

Chống thấm sàn mái bằng xi măng

Chống thấm sàn mái bằng xi măng

Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết Top 9 cách chống thấm sàn mái đơn giản, độ bền cao. Hi vọng thông qua bài viết từ Space T, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất với mình. Hãy truy cập vào mục chăm sóc nhà của Space T để tìm hiểu thêm về những phương pháp hữu ích để cải thiện không gian sống!

Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối chủ nhà và công ty nội thất uy tín. Chỉ sau một bước gửi nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với các đơn vị uy tín và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với nhu cầu. Tìm hiểu quy trình kết nối ngay!

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. 
Đèn sàn
2. Thảm vải
3. Thảm lau chân
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone