1. Sơn gốc nước là gì?
Để tìm hiểu sơn gốc nước là gì, bạn cần hiểu rõ thành phần của sơn trước. Đối với một sản phẩm sơn thông thường, thành phần sơn sẽ bao gồm 4 chất:
- Nhựa: Thành phần chịu trách nhiệm cho độ bám dính và độ bền màu sơn của sản phẩm
- Bột màu: Thành phần chịu trách nhiệm cho màu sắc của sơn
- Dung môi: Thành phần tạo độ nhớt, hỗ trợ sơn để tạo ra bề mặt mịn màng
- Phụ gia: Thành phần tạo nên một số tính chất đặc biệt của sơn như chống thấm, bền, bám dính tốt,...
Sơn gốc nước là loại sơn sử dụng nước làm dung môi để tạo độ nhớt và độ mịn màng của sơn khi sử dụng trên các bề mặt khác nhau. Như vậy, dung môi khác nhau, người ta cũng có thể tạo ra nhiều loại sơn gốc khác nhau như sơn gốc nhựa, sơn gốc dầu, sơn gốc kẽm, sơn gốc cao su, sơn gốc PU, sơn gốc vôi,...
Sơn gốc nước có lịch sử khá lâu đời nhưng do sự hạn chế về công nghệ, sơn gốc nước trước đây có chất lượng cực kỳ tệ, đến nỗi người ta đã quên lãng nó trong một thời gian khá lâu. Sau năm 1950, người ta bắt đầu áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, đưa sơn gốc nước trở thành một trong những loại sơn được ưa thích nhất hiện nay.
So với sơn gốc dầu, sơn gốc nước hiện nay không hề thua kém về chất lượng. Thêm vào đó, sơn gốc nước còn có tính thẩm mỹ rất cao và thân thiện với môi trường.
Sơn gốc nước là loại sơn sử dụng nước để làm dung môi
>>> Tham khảo các màu sơn nội thất và ngoại thất đẹp nhất hiện nay
2. Phân loại sơn gốc nước
Sơn gốc nước được phân loại dựa trên ứng dụng của sơn và được chia thành 5 loại chính:
- Sơn gốc nước Epoxy: Sơn gốc nước Epoxy có khả năng chịu nước và hóa chất rất tốt, thường được ứng dụng để sơn các bề mặt cần độ bám dính cực cao và chịu được tác động mạnh trong thời gian dài mà không bị bong tróc như sàn nhà xưởng, sàn hầm xe, bể bơi,...
- Sơn tường gốc nước: Sơn tường gốc nước được sử dụng cho các bề mặt tường trong nhà như tường, thạch cao, gạch, xi măng,...những nơi ít chịu nắng gió và điều kiện khắc nghiệt của môi trường nhưng lại có độ bám dính và chống thấm cực tốt.
- Sơn gốc nước kim loại: Đây là loại sơn thường được sử dụng để sơn lên các bề mặt kim loại như đồ nội thất kim loại, cửa ra vào, hàng rào, cửa sổ,... Đặc điểm đặc biệt của loại sơn này là khả năng chống rỉ và độ ăn mòn rất tốt.
- Sơn gốc nước chống thấm: Sơn chống thấm gốc nước có khả năng chống thấm cực kỳ tốt, do vậy, nó được sử dụng để chống thấm cho các bề mặt các vật liệu xây dựng như đất sét, bê tông, xi măng,...
- Sơn gốc nước gỗ: Đây là loại sơn dùng cho các bề mặt gỗ, giúp các sản phẩm gỗ được bảo vệ khỏi ẩm mốc, tia UV, côn trùng, mối mọt,...Sơn gốc nước gỗ thường được dùng cho các sản phẩm như tủ quần áo gỗ, kệ sách gỗ, bàn ghế phòng khách gỗ, bàn ghế phòng ăn gỗ,...
>>> Tham khảo thêm về sơn giả đá hiện đại nhất hiện nay
3. Ưu điểm của sơn gốc nước
Sơn gốc nước đang dần trở nên phổ biến và chiếm được nhiều “cảm tình” của người dùng bởi một số ưu điểm vượt trội sau:
- An toàn cho sức khỏe cho thợ sơn và người sử dụng: Hàm lượng VOCs (chất gây mùi khó chịu trong sơn và gây độc hại cho người hít phải) trong sơn gốc nước vô cùng thấp, giúp loại sơn này giảm thiểu tối đa mùi hôi đặc trưng của sơn và tạo sự an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
- Thân thiện với môi trường: Sơn gốc nước không chứa chì, thủy ngân hay các kim loại nặng, không gây ô nhiễm môi trường và cũng không gây phá hủy tầng ozone. Đây là một điểm cộng rất lớn của loại sơn này.
- Khả năng bám dính tốt và màu sắc đẹp: Sơn gốc nước có khả năng bám dính khá tốt và màu sơn lên bề mặt tường, sàn hay đồ kim loại, đồ gỗ khá đẹp, mang tính thẩm mỹ cao.
- Dễ dàng vệ sinh: Sơn gốc nước sử dụng nước làm dung môi, thay vì các loại dung môi độc hại khác nên quá trình thi công với sơn gốc nước rất dễ, đồng thời dụng cụ rất dễ được vệ sinh sạch sẽ sau quá trình sử dụng. Bề mặt sơn sau khi thi công cũng dễ dàng vệ sinh.
Ưu điểm của sơn gốc nước
>>> Tham khảo thêm về các loại sơn nước được ưa chuộng nhất hiện nay
6. Nhược điểm của sơn gốc nước
Bên cạnh những ưu điểm trên đây thì sơn gốc nước cũng có một số nhược điểm:
- Giá thành cao: Giá thành của sơn gốc nước cao hơn khá nhiều so với sơn dung môi khác. Tuy nhiên, vì sức khỏe và môi trường, bạn có thể cân nhắc sử dụng loại sơn này.
- Lâu khô hơn: Thời gian cần thiết kế sơn gốc nước khô trên bề mặt thường lâu hơn rất nhiều so với thời gian khô của sơn gốc dung môi khác. Vì vậy mà thời gian cần để thi công sơn gốc nước cũng lâu hơn những loại sơn dung môi khác.
- Yêu cầu bề mặt trước khi sơn: Sơn gốc nước sẽ không thể bám dính trên những bề mặt dầu mỡ, bởi vậy, trước khi thi công, bạn cần làm sạch bề mặt cẩn thận. Trường hợp bề mặt thi công dính dầu mỡ, bạn có thể lựa chọn lớp primer thích hợp để giải quyết.
>>> Tham khảo thêm các loại sơn chống nóng được ưa chuộng nhất hiện nay
4. Một số câu hỏi liên quan đến sơn gốc nước
Sơn gốc nước có hại không?
Các loại sơn có tính độc hại là bởi vì thành phần của sơn có chứa VOCs. VOCs là một loại hóa chất nhân tạo, được tạo ra để làm dung môi công nghiệp, phục vụ cho việc xử lý nước, làm nhiên liệu dầu mỏ, làm chất lỏng thủy lực hay chất tẩy rửa khô. VOCs cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Đặc tính của VOCs là dễ bay hơi, gây nên mùi khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị hít vào. Bởi vậy, khi VOCs được sử dụng trong dung môi của sơn, chúng cũng gây nên mùi khó chịu cho các loại sơn trong quá trình sử dụng, và làm hại đến sức khỏe của thợ sơn cũng như gia chủ.
Trong sơn gốc nước cũng có chứa VOCs, tuy nhiên, vì dung môi của sơn gốc nước là nước nên lượng VOCs được giảm xuống tối thiểu. Cụ thể, nếu trong sơn gốc dầu có chứa đến 800g/l VOCs thì trong sơn gốc nước, lượng VOCs chỉ là 100g/l. Đây là một mức VOCs khá thấp và không gây hại cho sức khỏe con người.
Do vậy, đối với câu hỏi sơn gốc nước có độc hại không thì câu trả lời là mức độ độc hại của sơn gốc nước cực thấp, không gây nên vấn đề nghiêm trọng và hầu như có thể xem là an toàn với người sử dụng.
Sơn gốc nước khác sơn gốc dầu như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, sự khác nhau lớn nhất giữa sơn gốc nước và sơn gốc dầu là ở dung môi mà từng loại sơn sử dụng. Sơn gốc nước sử dụng nước làm dung môi và sơn gốc dầu sử dụng dầu làm dung môi. Vì dung môi sử dụng khác nhau nên ứng dụng, chất lượng và sự an toàn với sức khỏe của hai loại sơn này cũng khác nhau.
Sơn gốc dầu có giá thành rẻ hơn nhưng lại gây hại đến sức khỏe và môi trường hơn. Ngược lại, sơn gốc nước có giá thành cao hơn nhưng lại rất an toàn với cả người sử dụng và môi trường. Bạn có thể cân nhắc yếu tố này để đưa ra quyết định.
Sơn gốc nước và sơn gốc dầu có nhiều điểm khác biệt, với những ưu điểm và nhược điểm riêng
Trên đây là toàn bộ thông tin về sơn gốc nước mà Space T tổng hợp gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được về sơn gốc nước, những ưu điểm và nhược điểm của loại sơn này và đưa ra quyết định có sử dụng sơn cho gia đình bạn hay không. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức khác, hãy tham khảo các bài viết tại chuyên mục kiến thức nội thất của Space T nhé.
Và tham khảo thêm nhiều món đồ nội thất, đồ trang trí, đồ gia dụng,...với mức giá cực kỳ hấp dẫn tại Space T Shop ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Nội thất Phòng khách
2. Nội thất Phòng ngủ
3. Nội thất Phòng bếp
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!