1. Bếp từ là bếp gì?
Bếp từ hay bếp điện từ là loại bếp sử dụng nhiệt lượng được tạo ra từ điện năng để nấu chín thức ăn. Cụ thể khi kết nối điện, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra từ trường trên mặt bếp. Từ đó tỏa nhiệt và làm chín thức ăn trên bếp.
Bếp từ, còn được gọi là bếp điện từ hoặc bếp cảm ứng từ, là một loại bếp sử dụng công nghệ cảm ứng từ để làm nóng nồi nấu ăn thay vì sử dụng lửa hoặc điện trở nhiệt như bếp ga hoặc bếp điện thông thường
Cấu tạo của bếp từ gồm có các bộ phận như sau:
- Mâm nhiệt: Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo cho bếp hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn trong quá trình sử dụng.
- Quạt làm mát: Chức năng chính của bộ phận này là giúp hạ nhiệt cho các linh kiện bên trong bếp. Khi bếp hoạt động ở công suất cao, quạt sẽ tỏa hơi làm mát tức thì. Có hai loại quạt làm mát cho bếp từ là quạt tuabin và quạt đồng trục.
- Bo mạch bếp từ: Đây là phần quan trọng nhất của bếp từ, quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của bếp.
- Mặt kính bếp từ: Hầu hết các bếp từ hiện nay đều được trang bị mặt kính Ceramic, giúp chống trầy xước, chịu được va đập và nhiệt tốt. Ngoài ra, mặt kính còn giúp bảo vệ phần thân bếp và các linh kiện bên trong. Một số dòng bếp từ cao cấp còn sử dụng các loại kính đặc biệt khác như EuroKera và Schott Ceran.
Nguyên lý hoạt động
Bếp từ hoạt động chủ yếu dựa trên dòng điện - cảm ứng từ, điện năng sẽ sinh ra và chạy qua cuộn dây nằm dưới mặt bếp, tạo ra từ trường dao động. Từ trường và nguồn nhiệt lớn truyền trực tiếp đến các dụng cụ nấu như nồi, chảo,... Chính vì thế, đáy nồi cần phải được làm từ vật liệu nhiễm từ để từ trường có thể tác động và sinh nhiệt, làm nóng nồi và nấu chín thức ăn. Cơ chế này cũng giúp giảm thất thoát nhiệt và tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Bếp từ chỉ hoạt động hiệu quả với các loại nồi có đáy làm bằng chất liệu có từ tính. Nếu nồi không có từ tính, bếp từ sẽ không hoạt động.
Phân loại bếp từ
Bếp từ được chia thành 5 loại phổ biến gồm:
- Bếp từ đơn: Có một vùng nấu, phù hợp cho học sinh, sinh viên hoặc gia đình nhỏ. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển.
- Bếp từ đôi: Có hai vùng nấu, giúp nấu nướng nhanh và tiện lợi hơn. Sản phẩm được các bà nội trợ ưa chuộng bởi thiết kế hiện đại và khả năng nấu chín thức ăn nhanh.
- Bếp từ ba vùng nấu trở lên: Tăng công suất và rút ngắn thời gian nấu nướng, phù hợp cho gia đình có đông thành viên
- Bếp từ âm: Thiết kế bếp âm không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ cho căn bếp. Sản phẩm có đa dạng các loại vùng nấu, cho bạn thoải mái chọn lựa
- Bếp từ hồng ngoại: Là sản phẩm kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại, có từ 2 đến 4 vùng nấu khác nhau. Sản phẩm có thiết kế thời thượng, giúp mang đến vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho không gian bếp của gia đình.
Phân loại bếp từ
Ưu điểm của bếp từ
- Bếp từ có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, chuyển đổi hầu hết năng lượng điện thành nhiệt năng. Điều này giúp tiết kiệm điện và giảm chi phí sử dụng.
- Nhiệt được tạo ra trực tiếp tại đáy nồi, giúp tăng tốc quá trình nấu ăn so với bếp gas và bếp điện thông thường.
- Giúp chế biến thức ăn nhanh chín hơn
- Tiết kiệm thời gian và công sức khi nấu nướng.
- Mang lại vẻ đẹp tinh tế và hiện đại cho không gian bếp.
- Được trang bị thêm các tính năng thông minh như khóa trẻ em, hẹn giờ, tự động tắt bếp khi không có nồi,...Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bề mặt bếp thường làm từ kính cường lực, dễ dàng lau chùi và không bị cháy khét thức ăn bám vào.
- Bếp từ có thiết kế phẳng, mỏng và gọn gàng, tiết kiệm không gian bếp và tạo cảm giác hiện đại.
Ưu điểm của bếp từ
Nhược điểm của bếp từ
- Chỉ sử dụng được với các loại nồi có đáy nhiễm từ. Người dùng có thể phải mua mới hoặc thay thế bộ nồi chảo hiện có để phù hợp với bếp từ, gây thêm chi phí ban đầu.
- Giá thành đắt hơn so với các loại bếp thông thường.
- Từ trường phát ra có thể ảnh hưởng đến thiết bị điện tử y học như máy trợ tim
- Bếp từ yêu cầu nguồn điện ổn định và thường có công suất cao, có thể gây áp lực lên hệ thống điện trong nhà, đặc biệt ở những nơi có điện áp không ổn định
- Khi có sự cố kỹ thuật, bếp từ thường đòi hỏi dịch vụ bảo trì và sửa chữa từ chuyên gia, có thể tốn kém và mất thời gian.
2. Bếp hồng ngoại là gì?
Bếp hồng ngoại là loại bếp hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi dòng điện đi qua, sẽ đốt nóng cuộn dây điện trở, tạo ra nhiệt và truyền đến mặt bếp. Nhiệt lượng sẽ làm nóng đáy nồi hoặc chảo để nấu chín thức ăn.
Bếp hồng ngoại là loại bếp sử dụng công nghệ bức xạ hồng ngoại để tạo ra nhiệt, làm nóng nồi nấu và thực phẩm. Khác với bếp từ, bếp hồng ngoại có thể sử dụng với hầu hết các loại nồi chảo và không yêu cầu nồi có đáy từ tính.
Cấu tạo của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại có cấu tạo đơn giản với các bộ phận chính sau:
- Thân và đáy bếp:
- Thân bếp: Làm bằng thép sơn tĩnh điện có tác dụng chống gỉ, hạn chế trầy xước và bảo vệ các bo mạch điện tử bên trong.
- Đáy bếp: Được trang bị quạt tản nhiệt để làm mát các linh kiện bên trong bếp trong quá trình nấu nướng, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và giảm nguy cơ cháy nổ.
- Bộ vi mạch điện tử và mâm nhiệt: Bếp hồng ngoại sử dụng bóng đèn halogen hoặc dây mayso với tuổi thọ khoảng 2500 giờ. Trong khi mâm nhiệt sử dụng dây carbon siêu bền, có tuổi thọ lên đến 8000 giờ (khoảng 21 năm).
- Mặt kính: Phần mặt bếp thường được làm từ kính cường lực, không dẫn điện, có khả năng chống va đập và chịu nhiệt tốt lên đến 1000 độ C.
Cấu tạo của bếp hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại là loại bếp điện có nguyên lý hoạt động dựa trên bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Cụ thể khi bạn cắm điện, dòng điện sẽ đốt nóng các cuộn dây điện trở ở bên trong để tạo ra nhiệt. Sau đó truyền đến mặt bếp và làm nóng đáy nồi, từ đó giúp nấu chín thức ăn.
So với bếp từ, bếp hồng ngoại có thể dùng được cho tất cả các loại nồi từ nồi inox, nồi nhôm, nồi gang cho đến nồi thủy tinh, nồi đất. Không những thế sản phẩm còn có thể được dùng để nướng thức ăn.
Ưu điểm của bếp hồng ngoại
- Không kén các loại loại chảo, nồi: Với bếp hồng ngoại, bạn có thể sử dụng bất kỳ loại chảo, nồi nào từ gang, inox, nhôm đến cho đến nồi đất, thủy tinh, sứ,….
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng: Bếp hồng ngoại giúp nấu chín thức ăn nhanh hơn đến 50% so với bếp ga. Nhờ đó giúp bạn rút ngắn đáng kể thời gian nấu nướng và chuẩn bị thức ăn. Ngoài ra các bà nội trợ có thể giữ ấm thức ăn bằng cách tiếp tục đặt nồi, chảo trên bếp sau khi đã tắt nguồn.
- Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt của bếp hồng ngoại được làm từ kính cường lực không chỉ mang lại khả năng chịu lực chịu nhiệt tốt mà còn dễ dàng lau chùi vệ sinh sau khi sử dụng.
- An toàn khi sử dụng: Bếp hồng ngoại thường được trang bị nhiều tính năng an toàn như cảnh báo khi mặt bếp quá nóng, chức năng tự động ngắt khi nhiệt độ quá cao, khóa an toàn cho trẻ em,… giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình nấu nướng.
Ưu điểm của bếp hồng ngoại
Nhược điểm của bếp hồng ngoại
- Nhiệt độ bề mặt cao: Do bề mặt bếp thường có nhiệt độ cao nên người dùng hoàn toàn có thể bị bỏng nếu chạm vào các vòng hồng ngoại trên mặt bếp.
- Lãng phí năng lượng: Đối với bếp hồng ngoại, kể cả sau khi đã tắt bếp thì nhiệt lượng vẫn tiếp tục bị thất thoát ra ngoài. Điều này làm cho thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng để làm nguội bề mặt bếp.
- Giá thành cao: Bếp hồng ngoại thường có giá thành cao hơn so với bếp ga, dao động từ 3 - 25 triệu đồng
3. So sánh chi tiết bếp từ và bếp hồng ngoại
Cả bếp từ và bếp hồng ngoại đều là những lựa chọn phổ biến trong nhà bếp hiện đại, nhưng mỗi loại bếp có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa bếp từ và bếp hồng ngoại:
Điểm tương đồng của bếp từ và bếp hồng ngoại
Bếp từ và bếp hồng ngoại có nhiều điểm tương đồng về thiết kế và tính năng:
- Thiết kế: Cả hai loại bếp đều có nhiều mẫu mã đa dạng như bếp đơn, bếp đôi,... Mặt bếp của cả hai đều được làm từ kính cường lực, mang lại độ bền cao bà dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.
- Nguồn điện: Cả bếp từ và bếp hồng ngoại đều sử dụng nguồn điện có công suất lớn để hoạt động, công suất thường dao động từ 2000 đến 5800W.
- Tính năng thông minh: Cả hai loại bếp đều được trang bị các tính năng như hẹn giờ nấu, khóa an toàn và tự ngắt khi quá nhiệt, đảm bảo tiện lợi và an toàn cho người sử dụng.
So sánh chi tiết bếp từ và bếp hồng ngoại
Điểm khác nhau
Bếp từ và bếp hồng ngoại là 2 loại bếp quen thuộc được nhiều người chọn mua vì dễ sử dụng cũng như khả năng nấu nhanh chóng. Tuy nhiên giữa 2 loại bếp này vẫn còn có một số điểm khác biệt.
Tiêu chí |
Bếp từ |
Bếp hồng ngoại |
Độ bền |
7 - 10 năm. |
5 - 7 năm. |
Tiết kiệm điện |
Có. |
Có, nhưng nhiệt còn bị thất thoát ra bên ngoài nhiều. |
Bảo vệ khỏi bỏng |
- Có. Chỉ tác động sinh nhiệt lên nồi chảo, mặt bếp luôn trong tình trạng mát. Bếp chỉ hoạt động khi có nồi thích hợp, không nóng nhiều trong khi nấu, nên không lo bị bỏng khi lỡ tay chạm vào. - Không thể vệ sinh khi đang đun nấu. |
- Không. Mặt bếp bắt đầu sinh nhiệt khi khởi động, dễ bị bỏng nếu lỡ tay chạm vào trong khi nấu hoặc sau khi nấu. - Có thể vệ sinh ngay cả khi đang đun nấu. |
Tự ngắt khi quá nhiệt |
Có |
Có |
Món nấu thích hợp |
- Thích hợp hơn với các món nấu nhanh, đơn giản (canh, lẩu, soup). - Không phù hợp dùng cho các món rim kho hay ninh hầm cần mức nhiệt nhỏ, ổn định. - Chiên, xào nhiệt độ không ổn định, chỉ tập trung ở tâm chảo hay nồi nấu, dễ bị cháy thức ăn ở giữa. - Không nướng được. |
- Nấu các món nấu nhanh, đơn giản (canh, lẩu, soup) không nhanh bằng bếp từ. - Các món rim kho hay ninh hầm nấu tốt hơn bếp từ. - Chiên, xào nhiệt độ ổn hơn bếp từ, tuy nhiên nồi, chảo sử dụng cần có đáy thật phẳng, đều. - Nướng được trên mặt bếp, tuy nhiên hơi khó vệ sinh vết cháy. |
Thời gian nấu |
- Nhanh do làm nóng bằng từ trường không tốn thời gian làm nóng mặt bếp. - Đun 1 lít nước mất 4 phút. |
- Tốn thời gian hơn, do phải làm nóng mặt bếp mới truyền nhiệt lên nồi nấu thức ăn. - Đun 1 lít nước mất 7 phút. |
Mặt bếp khi nấu |
Không phát sáng. |
Phát sáng, có màu đỏ hoặc hồng. |
Không gian bếp khi nấu |
Đẹp, sang trọng, hiện đại, vùng nấu thường không có màu khi đun. |
Đẹp, sang trọng, hiện đại, vùng nấu thường có màu đỏ khi đun. |
Loại nồi sử dụng |
Kén nồi, chỉ sử dụng được nồi chảo có đáy nhiễm từ tính (nồi hút được nam châm). |
Không kén nồi, sử dụng được nồi inox, nồi gang, nồi đất, nồi thủy tinh, nồi nhôm,... |
Hiệu suất |
>90%. |
~60%. |
Công suất |
2000W - 2100W. |
2000W - 2100W. |
Tầm giá |
- Mặt bằng chung có nhỉnh hơn bếp hồng ngoại, giá từ 600 ngàn trở lên (được cập nhật vào tháng 10/2023, có thể thay đổi theo thời gian). - Phải mua bộ nồi chảo chuyên dụng. |
- Giá thấp hơn, từ 500 ngàn trở lên (được cập nhật vào tháng 10/2023, có thể thay đổi theo thời gian). - Có thể tận dụng được các loại nồi chảo sẵn có nên tiết kiệm chi phí đáng kể. |
4. Nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại?
Việc quyết định nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, và điều kiện cụ thể của gia đình bạn. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp:
Khi nào nên chọn mua bếp từ?
- Bếp từ thường có giá cao hơn so với các loại bếp khác, nên phù hợp với những người có tài chính tốt, cần đầu tư vào nồi chảo từ tính
- Bếp từ giúp giảm thiểu tình trạng thất thoát nhiệt và tiết kiệm năng lượng.
- Bếp từ có tính năng hẹn giờ giúp bạn nấu ăn nhanh mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức
- Bếp từ an toàn hơn bếp hồng ngoại vì mặt bếp không nóng lên nhiều. Hạn chế nguy cơ gây bỏng cho người sử dụng
- Bạn ưu tiên tốc độ nấu ăn nhanh, hiệu quả năng lượng cao, và an toàn. Bạn sẵn sàng đầu tư vào bộ nồi chảo từ tính và chịu được chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
- Nếu bạn có nhu cầu cần chế biến các món như súp, xào, luộc, nấu canh thì bếp từ sẽ phù hợp nhất
Nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại?
Khi nào nên chọn mua bếp hồng ngoại?
- Bếp hồng ngoại có giá thành rẻ hơn so với bếp từ và không kén nồi như bếp từ, không cần đầu tư thêm vào nồi chảo, phù hợp hơn nếu ngân sách hạn chế.
- Bếp hồng ngoại thích hợp cho việc nấu các món nướng, kho, rim hơn so với bếp từ.
- Bạn có thể chọn bếp hồng ngoại đôi với 2 vùng nấu hoặc các mẫu bếp có 3 vùng nấu trở lên để rút ngắn thời gian nấu nướng
- Bạn cần sự linh hoạt trong việc sử dụng các loại nồi chảo, có ngân sách hạn chế, và chấp nhận việc mặt bếp nóng lên nhiều trong quá trình nấu.
- Nếu bạn có nhu cầu cần chế biến các món cần lửa lớn như chiên, xào trực tiếp thì bếp hồng ngoại sẽ phù hợp nhất
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm bếp từ hồng ngoại (bếp điện kết hợp giữa các vùng nấu từ và hồng ngoại) để tận dụng được ưu điểm của cả 2 loại bếp. Từ đó mang đến sự tiện lợi tối đa cho quá trình nấu nướng và chế biến thức ăn.
Trên đây những giải đáp cho câu hỏi nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại cho gia đình. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được mẫu bếp phù hợp cho không gian bếp của gia đình. Đừng quên theo dõi chuyên mục nguồn cảm hứng của Space T để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Space T là nền tảng nội thất, kết nối gia chủ và công ty nội thất hoàn toàn miễn phí chỉ sau một quy trình kết nối vô cùng đơn giản. Đồng thời, Space T cũng cung cấp nền tảng Shop mua sắm nội thất, đồ gia dụng, đồ trang trí...với vô vàn sản phẩm, giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi. Tham khảo Space T Shop ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm đồ nội thất, đồ trang trí, đồ gia dụng tại Space T Shop:
1. Nội thất Phòng bếp
2. Tủ bếp
3. Bàn ăn
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!