Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Top 9 cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả nhất 2024
11-08-2023Lượt xem: 2156

Top 9 cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả nhất 2024

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Nhà vệ sinh bị thấm không chỉ để lại nhiều vết ẩm mốc mà còn là nguyên nhân gây ra các loại bệnh do nấm ký sinh trên con người. Tại bài viết này, hãy cùng Space T điểm qua các nguyên nhân gây thấm nước trong nhà vệ sinh và 9 cách chống thấm hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Vì sao nhà vệ sinh bị thấm nước?

Sàn nhà vệ sinh luôn ở trạng thái nước đọng

Hệ thống ống nước bị rò rỉ

Tường, nền trần nối đến sân thượng hoặc trần nhà vệ sinh bị ngấm nước nhưng không được sửa chữa kịp thời

Lắp đặt thiết bị vệ sinh không đúng cách

Gạch lát sàn nhà vệ sinh bị bong tróc, tạo ra khe hở cho nước thấm vào

2. Nhà vệ sinh bị thấm nước gây ra vấn đề gì?
3. Các hạng mục cần kiểm tra kỹ trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh

Kiểm tra cống thoát nước sàn nhà vệ sinh

Kiểm tra mặt sàn nhà vệ sinh

Kiểm tra hệ thống đường ống nước

Kiểm tra kết cấu tường, trần nhà vệ sinh

4. 9 cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay

Chống thấm cho trần, tường và sàn nhà vệ sinh

Chống thấm cho cổ ống và thiết bị nhà vệ sinh

5. Lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh

1. Vì sao nhà vệ sinh bị thấm nước?

Phòng tắm và nhà vệ sinh là một trong những khu vực quan trọng trong ngôi nhà, tuy nhiên, vấn đề thấm nước có thể gây ra nhiều phiền toái và hỏng hóc, hơn nữa còn mang đến vô số căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm cho con người. 

Các vị trí thường xuyên chịu ảnh hưởng của sự thấm dột là: Sàn nhà vệ sinh, chân tường (Nơi tiếp xúc giữa tường và sàn), cổ ống xuyên sàn, v.v.

Trong nhà vệ sinh, các dạng thấm nước phổ biến thường được bắt gặp với những biểu hiện như sau:

  • Phần tường và trần nhà vệ sinh có dấu hiệu bị tác động bởi nấm mốc (Có màu đen, xanh rêu loang lổ), thậm chí có sự rỉ nước ra bên ngoài do thấm dột kéo dài.
  • Nền gạch trên sàn nhà vệ sinh biểu hiện trạng thái gãy vỡ hoặc bị nứt nẻ, tạo nên những khe hở khiến nước đọng lại, thường có vệt đen đặc trưng.
  • Dù không có hiện tượng nấm mốc, nhưng mùi hôi khó chịu bất ngờ xuất hiện. Có thể lý do là do việc lắp đặt bồn cầu không hoàn thiện đúng cách, dẫn đến tình trạng thấm nước trong nhà vệ sinh sau một khoảng thời gian sử dụng.
  • Các thiết bị trong nhà vệ sinh có hiện tượng rỉ nước liên tục.

Nhà vệ sinh bị thấm nước gây ẩm mốc

Có nhiều lý do khiến nhà vệ sinh của bạn không khô ráo như mong muốn. Trong đó, những nguyên nhân sau được cho là phổ biến nhất nhưng ít khi được chú ý bởi gia chủ:

Sàn nhà vệ sinh luôn ở trạng thái nước đọng

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thấm trong nhà vệ sinh là bởi sàn nhà luôn ở trạng thái nước đọng. Nước thấm vào sàn và không có cơ hội thoát ra, dẫn đến tình trạng thấm dột. Nguyên nhân chính của hiện tượng này thường là do hệ thống thoát nước không hoạt động hiệu quả hoặc có vấn đề về thiết kế. 

Sàn nhà vệ sinh đọng nước là một trong những nguyên nhân gây thấm dột phổ biến

Hệ thống ống nước bị rò rỉ

Hệ thống ống nước trong phòng tắm có thể bị rò rỉ do nhiều nguyên nhân khác nhau như việc sử dụng ống nước kém chất lượng, sự hỏng hóc do tuổi thọ sản phẩm hoặc sai sót trong quá trình lắp đặt. Khi hệ thống ống nước bị rỉ, nước có thể thấm vào các vùng khác nhau trong nhà vệ sinh, gây hỏng hóc và thấm nước nhanh chóng. 

Hệ thống ống nước bị rò rỉ

Hệ thống ống nước bị rò rỉ

Tường, nền trần nối đến sân thượng hoặc trần nhà vệ sinh bị ngấm nước nhưng không được sửa chữa kịp thời

Một vấn đề quan trọng khác gây thấm dột trong nhà vệ sinh là việc tường hoặc trần bị ngấm nước mà không được sửa chữa kịp thời, đặc biệt là khi trần nhà vệ sinh được nối trực tiếp đến sân thượng, nơi hứng chịu mưa bão thường xuyên. 

Trần nhà bị thấm dột nhưng không được sửa chữa sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển

Trần nhà bị thấm dột nhưng không được sửa chữa sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển

Khi những vùng này không được xử lý sau hư hại, nước sẽ thấm vào các lớp vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng thấm nước và phát triển nấm mốc. 

Lắp đặt thiết bị vệ sinh không đúng cách

Thiết bị nhà vệ sinh không được lắp ráp đúng cách, gây rò rỉ

Thiết bị nhà vệ sinh không được lắp ráp đúng cách, gây rò rỉ

Nếu các vật liệu và thiết bị vệ sinh không được lắp đặt chặt chẽ và ăn khớp, đặc biệt ở các vị trí vòi nước, bồn toilet, v.v. Nước có thể dễ dàng thấm qua các khe hở và ngóc ngách bị bỏ sót. Điều này sẽ góp phần tạo ra những vùng chứa nước lâu ngày, có độ ẩm mốc cao.

Cần đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động tốt để chống thấm cho nhà vệ sinh

Cần đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động tốt để chống thấm cho nhà vệ sinh

Gạch lát sàn nhà vệ sinh bị bong tróc, tạo ra khe hở cho nước thấm vào

Nhiều gia chủ không biết rằng gạch lát thường chịu sự tác động mạnh mẽ từ nước và hóa chất làm sạch. Khi đó, chúng sẽ bị bong tróc hoặc xuống cấp nặng nề, các khe hở sẽ xuất hiện và tạo cơ hội cho nước thấm vào lớp vật liệu dưới.

Điều này dẫn đến hiện tượng thấm nước và gây tổn hại cho cơ sở vật chất của nhà vệ sinh.

Cần đảm bảo các nền gạch lát được se khít, không tạo khe hở

Cần đảm bảo các nền gạch lát được se khít, không tạo khe hở

2. Nhà vệ sinh bị thấm nước gây ra vấn đề gì?

Một khi căn phòng vệ sinh của bạn bị thấm nước, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Điều này là bởi điều kiện ẩm ướt là một môi trường sống ưa thích của vi khuẩn và nấm mốc.

Chống thấm nước cho nhà vệ sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các loại bệnh nguy hiểm

Các vị trí thường xuyên bị thấm ẩm có thể kể đến như sàn nhà vệ sinh, trần nhà vệ sinh, cổ ống, chân tường, v.v.

Trần nhà vệ sinh bị thấm nước lâu ngày

Trần nhà vệ sinh bị thấm nước lâu ngày

Tường nhà vệ sinh bị thấm dột

Tường nhà vệ sinh bị thấm dột

Sau một thời gian ngắn, chỉ từ 5-7 ngày, các vùng đọng nước sẽ tạo thành những vệt ố vàng, có mùi hôi khó chịu và lan tỏa trong bán kính khá rộng. Những vết ố này là nơi mà vi khuẩn tích tụ thành cụm và hình thành một “hệ sinh thái” của riêng chúng. Khi tiếp xúc lâu ngày, con người ta sẽ bị nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, khó điều trị.

3. Các hạng mục cần kiểm tra kỹ trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh

Trước khi tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần kiểm tra kỹ một số hạng mục để đảm bảo quá trình chống thấm diễn ra thuận lợi, không gặp khó khăn gì. Dưới đây là một số hạng mục mà Space T tổng hợp và muốn gửi tới bạn đọc.

Kiểm tra cống thoát nước sàn nhà vệ sinh

Cống nước thoát sàn nhà vệ sinh là một trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất. Trong quá trình thi công, cống nước thoát sàn cần được xử lý rất kỹ và cẩn thận, đặc biệt là phần miệng cống. Nếu không được xử lý đúng cách, lâu ngày, miệng cống bị tách lớp hay bị co lại thì hiện tượng thấm nước sẽ xảy ra.

Kiểm tra mặt sàn nhà vệ sinh

Phần lớn nhà vệ sinh hiện nay đều được lát gạch nền chắc chắn. Tuy nhiên, trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn vẫn nên kiểm tra lại một lần nữa tình trạng lát sàn có bị nứt ở đâu hay không, độ dốc của sàn nhà có đủ để nước chảy về phía cống thoát nước nhanh và không gây ứ tắc trên sàn nhà hay không.

Kiểm tra hệ thống đường ống nước

Hệ thống đường nước là một yếu tố quan trọng mà bạn cần kiểm tra kỹ trước khi tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh. Đường ống nước lâu ngày sẽ rất dễ bị nứt hoặc vỡ, gây rò rỉ nước, nước bị rò rỉ sẽ ngấm qua các khe nứt tường, trần và thấm vào sàn nhà, dẫn đến tình trạng thấm, lâu dần có thể dẫn đến hư kết cấu công trình nhà ở.

Kiểm tra kết cấu tường, trần nhà vệ sinh

Tường và trần nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng quyết định đến việc nhà vệ sinh có bị thấm hay không. Do vậy, trước khi tiến hành thi công chống thấm, bạn cần kiểm tra kỹ trên trần và tường có vết nứt nào không. Nếu có xuất hiện hoặc có dấu hiệu của vết nứt, cần phải nhanh chóng trám lại để tránh tình trạng bị thấm nước qua các vết nứt này.

Cần kiểm tra kỹ một số hạng mục trước khi tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh

Cần kiểm tra kỹ một số hạng mục trước khi tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh

4. 9 cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay

Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, Space T xin chia sẻ 9 cách chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả. Bằng cách thực hiện những biện pháp đơn giản sau đây, bạn có thể bảo vệ phòng vệ sinh khỏi tình trạng thấm nước và tạo ra không gian sạch sẽ, thoải mái hơn:

Chống thấm cho trần, tường và sàn nhà vệ sinh

Sử dụng Sika Latex

Sika Latex là một chất kết dính có khả năng chống thấm tốt. Bằng cách sử dụng Sika Latex làm lớp kết dính trước khi lát gạch, bạn có thể tạo ra một lớp bảo vệ chống thấm nước tốt cho tường và sàn phòng vệ sinh. Sika Latex cũng giúp tăng cường độ bám dính của lớp gạch, giúp chúng không bị nứt nẻ hay bong tróc.

Sika Latex là chất kết dính chống thấm nhà vệ sinh tốt cho gạch nền và tường

Sika Latex là chất kết dính chống thấm nhà vệ sinh tốt cho gạch nền và tường

Sử dụng sơn Kova

Kova là một loại sơn chống thấm nước được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Bằng cách sơn lớp Kova lên bề mặt tường, trần và sàn phòng tắm, bạn có thể tạo ra một lớp màng chống thấm và chống nứt cực kỳ hiệu quả. Kova còn giúp bảo vệ bề mặt khỏi tác động của nước và hơi ẩm, ngăn chặn sự hình thành mốc và vi khuẩn.

Sơn Kova chống thấm và chống nước hiệu quả

Sơn Kova chống thấm và chống nước hiệu quả

Sử dụng lớp màng khò chống thấm

Phương pháp này thường được sử dụng trong xây dựng để tạo ra lớp màng chống thấm trên bề mặt tường và sàn nhà vệ sinh. Màng chống thấm này có thể là màng PVC, màng cao su tự dính hoặc màng bitum. Lớp màng chống thấm này ngăn chặn nước thấm qua bề mặt, giúp bảo vệ cấu trúc phía sau khỏi tác động của nước.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Sử dụng sơn chống thấm Epoxy

Epoxy là một loại hợp chất chống thấm cao cấp. Bằng cách pha trộn hai thành phần gốc nhựa epoxy lại với nhau và sơn lên bề mặt sàn, tường và trần nhà vệ sinh, bạn có thể tạo ra một lớp chống thấm vô cùng mạnh mẽ. Epoxy có khả năng chống lại nước, hóa chất và va đập, làm tăng tuổi thọ của các vị trí trong nhà vệ sinh một cách hiệu quả

Một lớp sơn epoxy có thể hỗ trợ chống thấm nhà vệ sinh vô cùng hiệu quả

Một lớp sơn epoxy có thể hỗ trợ chống thấm nhà vệ sinh vô cùng hiệu quả

Sử dụng lưới chống thấm từ sợi thủy tinh

Loại lưới chống thấm này được dệt từ các sợi thủy tinh (fiberglass) đan khít vào nhau. Đây là loại sản phẩm chống thấm có đặc tính chống kiềm, ngăn axit ăn mòn cực tốt, thêm vào đó là khả năng kháng nước, nấm mốc và côn trùng đặc trưng.

Lưới chống thấm từ sợi thủy tinh mang các đặc tính kháng nước, kháng lực hiệu quả

Lưới chống thấm từ sợi thủy tinh mang các đặc tính kháng nước, kháng lực hiệu quả

Ngoài ra, loại lưới này còn mang lại tính kháng lực, chịu xung kích tương đối tốt, góp phần tăng cường an ninh cho căn nhà. Chính vì vậy, lưới chống thấm từ sợi thủy tinh cũng rất được tin dùng cho các vị trí tường và trần trong phòng tắm, nhà vệ sinh, sân thượng, v.v.

Sử dụng keo chống thấm

Keo chống thấm là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng keo chống thấm để bảo vệ các khớp nối, góc cạnh và các khe hở trong nhà vệ sinh. Keo chống thấm giúp ngăn nước thấm qua những vùng dễ bị thấm nước nhất.

Sử dụng keo chống thấm để bảo vệ các khe hở, vết nứt nẻ trong tường, sàn nhà vệ sinh

Sử dụng keo chống thấm để bảo vệ các khe hở, vết nứt nẻ trong tường, sàn nhà vệ sinh

Sử dụng Vật Liệu Composite

Vật liệu composite, thường bao gồm sợi thủy tinh và nhựa epoxy, có khả năng chống thấm nước tốt. Bằng cách sử dụng composite để tạo lớp bảo vệ cho phòng tắm, bạn có thể ngăn chặn nước thấm qua bề mặt và đồng thời tạo ra một lớp vật liệu bền bỉ và chống ăn mòn cực kỳ hiệu quả.

Vật liệu composite chống thấm cho nhà vệ sinh

Vật liệu composite chống thấm cho nhà vệ sinh

Chống thấm cho cổ ống và thiết bị nhà vệ sinh

Thiết kế đường ống nước một cách tỉ mỉ, chặt chẽ

Thiết kế hợp lý cho hệ thống ống nước cũng là yếu tố quan trọng trong việc chống thấm. Gia chủ nên đảm bảo rằng các cổ ống hoạt động hiệu quả và được xây dựng sao cho nước không thể dễ dàng rò rỉ qua các đoạn ống.

Thiết kế đường ống, cổ ống một cách tỉ mỉ để chống thấm nước hiệu quả

Thiết kế đường ống, cổ ống một cách tỉ mỉ để chống thấm nước hiệu quả

Thiết bị vệ sinh cao cấp

Lựa chọn thiết bị vệ sinh cao cấp sẽ cung cấp khả năng chống thấm và chống ẩm tuyệt đối. Các sản phẩm có thể kể đến là vòi sen, bồn tắm và bồn vệ sinh chất lượng cao. Những sản phẩm này thường đi kèm với các kỹ thuật tiên tiến để ngăn nước ứ đọng và tạo sự thoải mái tối đa cho người dùng.

Sử dụng những thiết bị chất lượng cao để phục vụ nhu cầu chống thấm nước hiệu quả

Ngoài 9 cách bảo vệ, chống thấm cho nhà vệ sinh như trên, các gia chủ cũng nên chú ý kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho vị trí này. Điều này là bởi chúng chịu tác động liên tục từ áp suất nước và có thể dẫn đến hư hỏng thường xuyên.

Kiểm tra và bảo trì định kỳ để giúp nhà vệ sinh luôn giữ khả năng chống thấm tốt

Việc chống thấm cho nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ ngôi nhà của bạn. Bằng cách đầu tư vào các biện pháp chống thấm chính xác và sử dụng vật liệu chất lượng, bạn sẽ mang lại một môi trường an toàn, khô ráo và thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình của mình.

5. Lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh

Khi thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý tới một số điểm sau đây:

  • Đảm bảo vật liệu thi công phù hợp với tình trạng thấm của nhà vệ sinh: bạn cần kiểm tra vật tư chống thấm để xem vật tư đó có phù hợp với dấu hiệu thấm của nhà vệ sinh hay không. Nó không chỉ giúp bạn chống thấm hiệu quả mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Kiểm tra vật tư đạt tiêu chuẩn và còn hạn sử dụng: Vật tư thi công là yếu tố cốt lõi quyết định tới hiệu quả của quá trình chống thấm, do vậy, bạn cần kiểm tra thật kỹ xem vật tư sử dụng có phải là vật tư chất lượng cao hay không, có còn hạn sử dụng hay không và có đạt tiêu chuẩn hay không. Điều này sẽ đảm bảo cho độ bền cho việc thi công của bạn.
  • Yêu cầu thợ có tay nghề cao: Thi công chống thấm là một quy trình phức tạp và khó hơn rất nhiều so với việc xây dựng lần đầu. Thợ chống thấm cần có tay nghề cao và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo không có sai sót xảy ra trong quá trình chống thấm.
  • Cần đảm bảo dụng cụ chuyên dụng: Bên cạnh thợ lành nghề thì bạn cũng cần lưu ý tới những dụng cụ mà thợ sẽ sử dụng để thi công. Dụng cụ thi công cần có đầy đủ và chất lượng để đảm bảo chất lượng cho việc thi công chống thấm nhà vệ sinh của bạn.

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin tổng quan về Top 9 cách chống thấm nước nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này của Space T sẽ giúp bạn nâng cao trải nghiệm đời sống của mình cũng như giữ được tính vệ sinh, thẩm mỹ cho ngôi nhà một cách tối ưu

Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối gia chủ và công ty nội thất uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại thông tin và nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với các đơn vị nội thất và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!

Theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều chăm sóc nhà mới mỗi ngày nha!

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Vòi hoa sen
2. Combo phòng tắm
3. Đèn trần
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone