1. Bảng giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Dưới đây là giá thành của một số loại gỗ công nghiệp phổ biến mà Space T đã tìm hiểu và tổng hợp.
Các loại gỗ công nghiệp |
Kích thước |
Giá tham khảo |
Gỗ dán (Plywood) |
1220 x 2440mm |
125.000 - 360.000đ tùy từng độ dày và lớp phủ bề mặt |
Gỗ MDF |
1220×1440mm |
150.000 - 400.000đ tùy từng độ dày |
Gỗ HDF |
|
150.000 - 1.4000.000đ |
Gỗ Veneer |
1220×1440mm |
265.000 - 380.000đ/tấm tùy từng độ dày |
Gỗ MFC Melamine |
1220×1440mm |
285.000 - 500.000đ/tấm tùy từng độ dày |
Gỗ nhựa |
140x2200mm |
150.000 - 250.000đ/m2 |
Gỗ ghép |
1220×1440mm |
|
2. Tìm hiểu về gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp, hay còn được biết đến là gỗ nhân tạo, được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ, cùng với các chất kết dính hoặc phương pháp định hình bất kỳ để tạo thành một tấm ván lớn. Gỗ công nghiệp phần lớn thường được làm từ các nguyên liệu thừa, tận dụng hoặc tái sinh ngọn cành của những cây gỗ tự nhiên mà nên.
Gỗ công nghiệp là gì?
Cấu tạo của gỗ công nghiệp
Cấu tạo của các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm 2 thành phần chính là lớp cốt và lớp phủ bề mặt.
- Lớp cốt được sản xuất từ các sợi gỗ dăm hoặc mảnh gỗ. Những sợi gỗ này đều được thông qua quá trình xử lý bằng hóa chất hoặc nhiệt độ cao để làm giảm độ ẩm và loại bỏ các chất béo, dầu mỡ và nhựa còn lưu lại bên trong. Tiếp đó, sợi gỗ sẽ được nghiền nhuyễn và kết dính bằng keo để tạo thành tấm gỗ nhân tạo.
- Lớp phủ bề mặt là lớp phủ bên trên lớp cốt gỗ công nghiệp, giúp cho tấm gỗ có thêm các đặc tính như có độ bền cao, tính thẩm mỹ cao, khả năng chống cong vênh,...
Cấu tạo của gỗ công nghiệp
So sánh gỗ công nghiệp với gỗ tự nhiên
Các vật liệu gỗ tự nhiên và nhân tạo đều có những ưu - nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng và không gian nội thất mà bạn có thể lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp nhất.
Để làm được nhiều đó, bạn có thể tham khảo một số ưu - nhược điểm của các chất liệu này trong bảng dưới đây:
Gỗ công nghiệp |
Gỗ tự nhiên | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
3. Đặc điểm của các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Cốt ván ép gỗ dán (Plywood)
Cốt gỗ ván ép Plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo thớ vân gỗ của mỗi lớp. Loại gỗ công nghiệp này được sản xuất có chất lượng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và số lượng lớp ván được ép.
Độ dày thông dụng của loại gỗ này bao gồm: 3ly, 5ly, 6ly, 8ly, 10ly, 12ly, 15ly, 18ly, 20ly và 25ly.
Gỗ dán thường được ứng dụng để gia công đồ nội thất gia đình hoặc văn phòng, làm lõi cho bề mặt veneer. Đối với loại gỗ chịu nước còn được ứng dụng làm coppha và gia cố ngoài trời.
- Ưu điểm:
- Có đặc tính dẻo, không cong vênh, chống thấm và chịu nước tốt hơn cả gỗ MFC và MDF.
- Cường độ chịu lực cao và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình.
- Nhược điểm:
- Bề mặt không phẳng nhẵn như các loại gỗ khác.
Cốt ván ép gỗ dán (Plywood)
Cốt ván dăm (Okal / Particle Board)
Cốt gỗ ván dăm được cấu tạo từ gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với chất kết dính chuyên dụng và ép thành gia cường theo quy cách được yêu cầu trước đó.
Độ dày phổ biến của gỗ Okal là khoảng 9ly, 12ly, 18ly và 25ly.
Nhờ những đặc tính trên mà gỗ ép được sử dụng gia công phần thô cho đồ nội thất gia đình, làm lớp cốt hoàn thiện cho nhiều loại vật liệu, bao gồm cả sơn các loại.
- Ưu điểm:
- Không co ngót, ít bị mối nhọt, có khả năng chịu lực vừa phải.
- Bề mặt phẳng mịn tương đối cao.
- Nhược điểm:
- Các loại gỗ ép dăm thông thường có các cạnh dễ bị sứt mẻ.
- Khả năng chịu ẩm kém.
Cốt ván ép dăm (Okal / Particle Board)
Cốt gỗ MFC
Gỗ MFC viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu từ gỗ rừng trồng ngắn ngày như: bạch đàn, cao su, keo,... được ép lại và phủ bề mặt bằng chất liệu Melamine. Lớp Melamine này có tác dụng chống trầy xước, chống thấm, đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ cho bề mặt.
Gỗ MFC thường được ứng dụng nhiều trong nội thất gia đình hay văn phòng. Bạn có thể sử dụng chất liệu gỗ này cho các vật dụng nội thất ở những khu vực khô ráo như: tủ đầu giường, tủ quần áo, hay bàn học,...
- Ưu điểm:
- Màu sắc đa dạng giúp bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp với không gian nhà.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng gia công.
- Nhược điểm:
- Hạn chế về độ dày và thường không liền mạch.
- Khả năng chống ẩm kém.
Cốt gỗ MFC
Cốt gỗ MDF
Cốt gỗ MDF hay Medium Density Fiberboard, là ván sợi với mật độ trung bình, được ra ra từ liên kết các sợi gỗ, cùng với chất phụ gia, có thể là chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, hay keo trộn,... ép lại. Loại gỗ công nghiệp này có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn gỗ MFC, bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít cũng tốt hơn.
Độ dày phổ biến của gỗ MDF bao gồm: 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, và 25ly. Kích thước tấm ván của loại gỗ này khoảng 1220mm * 2440mm.
Gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng nhiều trong việc gia công đồ nội thất gia đình, văn phòng, vách ngăn,...
- Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý và phù hợp với các căn hộ chung cư hoặc văn phòng.
- Kiểu dáng độc đáo, đa dạng thích hợp cho nhiều kiểu dáng nội thất khác nhau.
- Có khả năng chịu ẩm cao, loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh. Trong khi đó, lõi màu đỏ có khả năng chống cháy hiệu quả.
- MDF có khả năng thay thế gỗ tự nhiên trong việc thi công các sản phẩm nội thất thông thường nhờ chất lượng tuyệt vời.
- Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực thấp.
- Tấm ván gỗ tương đối mềm.
Cốt gỗ MDF
Cốt gỗ HDF
Gỗ HDF hay High Density Fiberboard, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia và chất kết dính. HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, do vậy luôn mang đến những món đồ nội thất có độ bền cao.
Độ dày phổ biến của gỗ HDF là 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 17ly, 18ly, 20ly và 25ly.
Gỗ công nghiệp HDF thường được ứng dụng nhiều trong việc làm sàn nhà, làm cửa, hoặc gia công các món đồ nội thất cao cấp như tủ quần áo, quầy và kệ trong văn phòng.
- Ưu điểm:
- Bề mặt nhẵn mịn, cùng với khả năng chống ẩm và chống trầy xước tốt.
- Chịu được tải trọng lớn, nên các thành phẩm từ gỗ HDF đều có độ bền cao.
- Khả năng chịu nhiệt tốt.
- Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn hẳn so với gỗ MFC và MDF.
Cốt gỗ HDF
Cốt gỗ ghép
Cốt gỗ ghép được cấu tạo từ những thanh gỗ nhỏ, áp dụng công nghệ để ghép chúng lại thành các tấm lớn. Thanh gỗ nhỏ để tạo nên gỗ ghép thường là gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ thông, keo, quế hoặc gỗ trẩu.
Các loại gỗ ghép thường sử dụng nhiều hình thức ghép khác nhau như ghép song song, ghép kiểu tam giác, ghép mặt, ghép cạnh,... mang đến những thành phẩm đa dạng.
Với độ dày thông dụng là 12ly và 18ly, gỗ ghép được ứng dụng nhiều trong các công trình nội thất gia đình và văn phòng.
- Ưu điểm:
- Gần với các đặc điểm của gỗ tự nhiên.
- Bề mặt phẳng mịn, với khả năng chịu nhiệt tốt.
- Nhược điểm:
- Độ bền không cao.
- Khả năng chịu lực thấp.
Cốt gỗ ghép
Cốt gỗ nhựa
Gỗ nhựa là một loại vật liệu được tạo thành từ bột nhựa PVC, cùng với một số chất phụ gia làm đầy khác có gốc cellulose hoặc vô cơ. Đây được biết đến là loại gỗ công nghiệp phổ biến được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian tổ ấm của mình.
Gỗ nhựa có độ dày thông dụng là khoảng 5ly, 9ly, 12ly và 18ly.
Gỗ nhựa thường được ứng dụng trong nhiều công trình nội thất nhà ở hoặc văn phòng. Ngoài ra, loại gỗ công nghiệp này còn được dùng làm cốt để phủ các loại acrylic.
- Ưu điểm:
- Khả năng chịu ẩm tốt.
- Trong lượng nhẹ và dễ dàng gia công thành nhiều món đồ nội thất khác nhau.
- Nhược điểm:
- Độ bền không cao.
- Khả năng chịu lực thấp.
Cốt gỗ nhựa
4. Đặc điểm của các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Lớp phủ Melamine
Melamine là lớp phủ bề mặt được sản xuất bằng các lớp giấy mỏng có chứa hạt Melamine, dùng để phủ lên bề mặt của gỗ công nghiệp MDF hoặc gỗ tự nhiên. Lớp giấy sẽ được ép nhiệt và dán chặt vào bề mặt của tấm gỗ.
- Ưu điểm:
- Đa dạng màu sắc và hoa văn, đáp ứng được nhiều nhu cầu trang trí.
- Có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt và kháng hóa chất tốt, giúp tăng độ bền của sản phẩm.
- Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng.
- Giá thành thấp.
- Nhược điểm:
- Khó phục hồi khi bị hư hỏng hoặc trầy xước, phải thay thế hoàn toàn.
- Không tạo ra được các hiệu ứng bóng cao như các loại lớp phủ khác.
- Có thể bị giòn, bong tróc khi sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc không được bảo quản đúng cách.
Lớp phủ Melamine
Lớp phủ Laminate
Laminate là loại lớp phủ bề mặt có chứa melamine và phenol (resin tổng hợp). Quá trình ép nhiệt giúp cho các tấm resin tổng hợp liên kết với nhau tạo ra một lớp phủ bề mặt có độ bền cao và có khả năng chịu mài mòn tốt.
- Ưu điểm:
- Có độ bền cao và chịu mài mòn tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như ánh nắng, độ ẩm, hoá chất.
- Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng, không cần sử dụng các loại chất tẩy rửa đặc biệt để làm sạch, không bị xước, trầy xước, dễ dàng lau chùi.
- Khả năng tồn đọng bụi bẩn trên bề mặt ít hơn so với các loại lớp phủ khác như sơn PU, sơn NC.
- Nhược điểm:
- Không thể tái sử dụng hoặc phục hồi khi bị hư hỏng hoặc trầy xước.
- Giá thành cao.
Lớp phủ Laminate
Lớp phủ Veneer
Lớp phủ Veneer là lớp gỗ mỏng được dán lên bề mặt của tấm gỗ bằng chất kết dính hoặc keo dán đặc biệt.
- Ưu điểm:
- Mang vẻ đẹp tự nhiên với các đường vân gỗ từ tự nhiên.
- Độ bền cao và khả năng chịu mài mòn tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.
- Được sản xuất từ nhiều loại gỗ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong việc trang trí.
- Mang dáng vẻ của gỗ tự nhiên nhưng giá thành thấp hơn so với việc sử dụng gỗ tự nhiên nguyên khối.
- Nhược điểm:
- Khi bị hư hỏng hoặc trầy xước, phải thay thế hoàn toàn.
- Dễ bị trầy xước và ảnh hưởng bởi các tác nhân cơ học.
- Có thể bị biến dạng hoặc nứt nẻ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc không được bảo quản đúng cách.
Lớp phủ Veneer
Lớp phủ Acrylic
Lớp phủ Acrylic hay polymethyl methacrylate, là một dạng sơn được phủ lên bề mặt gỗ, sau đó sẽ được sấy khô, tạo nên một lớp phủ bóng, mịn và cứng.
- Ưu điểm:
- Bề mặt mịn, bóng, đẹp, rất dễ lau chùi, đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
- Có độ dày và độ bền tốt hơn so với lớp phủ Melamine và Laminate, có thể duy trì thời gian sử dụng mà không lo bị trầy xước hay mất màu.
- Đa dạng mẫu mã khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Dễ bị trầy xước và ảnh hưởng bởi các tác nhân cơ học.
- Cần phải được bảo quản đúng cách để tránh bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại lực như nhiệt độ, độ ẩm.
Lớp phủ Acrylic
Thông qua bài viết trên, Space T đã chia sẻ đến các bạn đọc về đặc điểm, phân loại cũng như bảng giá của các loại gỗ công nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ lựa chọn được chất liệu gỗ phù hợp với nhu cầu và không gian nhà của mình.
Space T - Nền tảng kết nối chủ nhà với các chuyên gia thi công nội thất gỗ công nghiệp nhanh chóng, luôn sẵn sàng hỗ trợ mang đến cho bạn không gian sống tiện nghi theo phong cách bạn yêu thích. Tìm hiểu chi tiết tại đây.
Theo dõi chúng mình để có thêm nhiều kiến thức nội thất bổ ích mỗi ngày nha!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. Combo phòng khách
2. Tủ phòng cho bé
3. Phòng cho bé
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!