Nội thất giá sỉReferral ProgramTiếp thị liên kếtĐối tác nội thấtKênh người bánTải ứng dụng
Space T
Space TSpace T
Kết nối với chúng tôi
Ván ép: Giá thành và 19 mẫu ứng dụng trong không gian nội thất
07-04-2023Lượt xem: 4352

Ván ép: Giá thành và 19 mẫu ứng dụng trong không gian nội thất

Space TLưu trữ0
Space TThích0
Bình luận0
Space TCopied to clipboard
Hiện nay, xu hướng sử dụng ván ép ngày càng phổ biến khi loại vật liệu này có thể thay thế cho gỗ tự nhiên. Vì sao chất liệu này lại được ưa chuộng đến vậy? Bài viết dưới đây Space T sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Mục lục
1. Bảng giá ván ép (tham khảo)
2. Tìm hiểu về ván ép

Ván ép là gì?

Cấu tạo của ván ép

Phân loại ván ép

Quy trình sản xuất ván ép

Ưu và nhược điểm của ván ép

3. Tổng hợp 19 không gian nội thất đẹp ứng dụng ván ép

Không gian phòng khách ứng dụng ván ép

Hoàn thiện phòng ăn, nhà bếp với ván ép

Ứng dụng ván ép làm vách lối đi, trần nhà

1. Bảng giá ván ép (tham khảo)

Giá ván ép luôn thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Do vậy, bảng giá ván ép mà Space T cung cấp dưới đây chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào độ dày, kích thước thi công theo nhu cầu của bạn.

Kích thước

Độ dày

Giá bán (VND)

Tiêu chuẩn

1000 x 2000mm

4mm

58.000

BC

1000 x 2000mm

6mm

78.000

BC

1000 x 2000mm

8mm

98.000

BC

1000 x 2000mm

10mm

120.000

BC

1000 x 2000mm

12 - 30mm

140.000 - 340.000

BC

1220 x 2440 mm

4mm

78.000

BC

1220 x 2440 mm

6mm

98.000

BC

1220 x 2440 mm

8mm

125.000

BC

1220 x 2440 mm 

10mm

155.000

BC

1220 x 2440 mm

12 - 30mm

175.000 - 497.000

BC

2. Tìm hiểu về ván ép

Ván ép là gì?

Ván ép là loại ván gỗ ép công nghiệp được tạo thành từ các lớp ván mỏng (veneer gỗ hay gỗ ván lạng) bằng chất kết dính là nhựa kết dính hoặc keo ép ván. Sau đó, chúng được ép bằng máy thủy lực để đảm bảo rằng các lớp ván được dính chặt với nhau.

Tìm hiểu về ván ép

Tìm hiểu về ván ép

Ván ép có đặc tính ổn định, có độ sáng và độ cứng nhất định. Đồng thời, loại gỗ này còn có khả năng chống bám bụi, chống cong vênh trước những tác động vật lý.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ván ép khác nhau, mỗi loại có những đặc tính riêng, và tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại ván ép phù hợp với mình.

Cấu tạo của ván ép

Cấu tạo của ván ép là nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày khoảng 1mm với kích thước bằng nhau, ép chồng vuông góc bằng lớp keo chuyên dụng. Lớp keo đó có thể là:

  • Keo phenol: Giúp gia tăng độ cứng và khả năng chịu nước, chịu ẩm cho ván ép.
  • Keo Formaldehyde: Có khả năng chống cong vênh, co ngót và biến dạng cho sản phẩm.

Thông thường, gỗ ván ép gồm ít nhất 3 lớp ván dán với nhau.

Phân loại ván ép

Ván ép là chất liệu nội thất được sản xuất từ nhiều loại gỗ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của nội thất mà bạn có thể lựa chọn chất liệu ván ép phù hợp với ngôi nhà của mình. Bạn có thể tham khảo một số loại ván ép sau đây:

Ván ép dăm

Ván ép dăm (Okal) được sản xuất từ các mảnh gỗ dăm ép lại với nhau bằng chất kết dính. Loại chất liệu này thường được dùng trong nhiều công trình trang trí nội thất bởi giá thành thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo.

  • Ưu điểm:
    • Độ bền cao, chịu lực tốt và ít bị cong vênh, co ngót.
    • Khả năng chống nước, chống mối mọt tốt hơn so với nhiều loại ván ép khác.
    • Giá thành rẻ.
    • Đặc biệt phù hợp để sử dụng trong những công trình xây dựng như: vách ngăn, trần, sàn nhà, đóng tàu,...
  • Nhược điểm:
    • Bề mặt của ván không bằng phẳng và mịn.
    • Không thể sơn trực tiếp lên bề mặt ván ép dăm được mà cần phải xử lý bề mặt trước.
    • Mặt ván ép dăm có thể bị vỡ, nứt nếu bị tác động mạnh.

Ván ép Plywood

Một loại ván ép được sản xuất từ nhiều lớp gỗ mỏng ép chồng lên nhau theo chiều dọc và ngang, giữa các lớp gỗ là keo kết dính. 

  • Ưu điểm:
    • Độ bền và độ cứng cao, chịu lực tốt và ít bị cong vênh.
    • Có khả năng chống nước, chống mối mọt.
    • Bề mặt phẳng và mịn, có thể dễ dàng cắt, khoan, mài, vẽ, chạm khắc hoặc phủ bề mặt bằng sơn hoặc các loại lớp phủ.
    • Phù hợp để sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như: đóng vách ngăn, trần, sàn nhà, đóng tàu, làm ván chắn, trụ, cột, cầu thang,...
  • Nhược điểm:
    • Giá thành của ván ép Plywood thường cao hơn so với các loại ván ép khác.
    • Có thể bị cong hoặc co ngót nếu bị ướt hoặc bị đặt trong môi trường ẩm ướt.
    • Mặt ván ép Plywood có thể bị nứt, vỡ nếu bị tác động mạnh hoặc bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao.

Quy trình sản xuất ván ép

Quy trình sản xuất ván ép được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Thu hoạch lớp ván gỗ

Ở giai đoạn này, đơn vị sản xuất sẽ tìm và lựa chọn các cây gỗ phù hợp, phổ biến nhất có thể kể đến là gỗ lá rộng, gỗ lá kim,... Sau đó, họ sẽ sử dụng máy cắt để lấy phần thân gỗ, đồng thời loại bỏ cành và lá cây và vận chuyển về nhà máy.

  • Giai đoạn 2: Xử lý phần thân gỗ

Thân gỗ sau khi được đưa về sẽ ngâm trong hồ nước khoảng một thời gian nhất định, điều này sẽ giúp cho máy dễ dàng bóc vỏ và cắt theo nhiều kích thước khác nhau tùy vào nhu cầu của khách hàng.

Quy trình sản xuất ván ép

Quy trình sản xuất ván ép

  • Giai đoạn 3: Tiến hành sản xuất ván ép

Giai đoạn sản xuất ván ép bao gồm 10 bước như sau:

  • Bước 1: Bóc vỏ và cắt gỗ thành từng khúc theo kích thước được yêu cầu trước đó;
  • Bước 2: Miếng gỗ được đưa vào máy cắt để tạo thành tấm gỗ mỏng;
  • Bước 3: Từng tấm gỗ mỏng sẽ được đưa lên dây chuyển để cắt theo kích thước yêu cầu và phân thành các loại riêng biệt;
  • Bước 4: Đưa tấm gỗ mỏng vào máy sấy khô để đạt được độ ẩm theo quy định;
  • Bước 5: Sử dụng công nghệ quét, nhằm kiểm tra các khuyết tật trên tấm gỗ, đồng thời tiến hành sửa lỗi để tạo nên thành phẩm hoàn hảo nhất;
  • Bước 6: Tiến hành làm sạch và phủ đều keo kết dính lên 2 mặt tấm ván và xếp chúng chồng lên nhau;
  • Bước 7: Đưa tấm ván vào máy ép lạnh để làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối một cách đồng đều nhất;
  • Bước 8: Đưa tấm ván đi ép nóng trong khoảng thời gian quy định để các tấm gỗ mỏng được liên kết chặt chẽ với nhau;
  • Bước 9: Tiếp đến, ván ép sẽ được làm nguội và đưa vào máy cắt tỉa, loại bỏ cạnh, chà nhám và làm mịn bề mặt;
  • Bước 10: Cuối cùng là kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi giao đến tay khách hàng.

Sản xuất ván ép tại nhà máy

Sản xuất ván ép tại nhà máy

Sau khi hoàn tất cả 3 giai đoạn, các tấm ván ép sẽ được đóng gói theo quy chuẩn và bảo quản trong kho hoặc phân phối đến các đại lý.

Ưu và nhược điểm của ván ép

Ván ép là một vật liệu xây dựng và nội thất rất phổ biến, được sản xuất bằng cách ép các tấm ván mỏng lại với nhau, bằng một chất kết dính. Dưới đây là ưu và nhược điểm của ván ép:

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực tốt: Ván ép được làm từ các tấm ván mỏng được ép lại với nhau, nhờ đó làm tăng khả năng chịu lực của nó.
  • Độ bền và độ cứng cao: Có khả năng chịu được va đập, biến dạng và nứt tốt hơn so với gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng, mịn và đồng đều: Bề mặt phẳng, mịn và đồng đều hơn so với gỗ tự nhiên, giúp cho việc sơn, dán giấy, hoặc phủ mặt đá, thảm trải sàn dễ dàng hơn.
  • Dễ dàng gia công: Dễ dàng để cắt, khoan, phay, gia công và sơn, giúp cho quá trình lắp đặt và thi công diễn ra thuận lợi.
  • Giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên: Là loại vật liệu xây dựng nội thất phổ biến, thế nhưng ván ép lại có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên rất nhiều.

Nhược điểm:

  • Không có tính thẩm mỹ cao: Bề mặt của ván ép không mang vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, điều này có thể làm giảm giá trị thẩm mỹ của nội thất hoặc sản phẩm xây dựng.
  • Không chịu được nước và độ ẩm: Nếu không được bao phủ hoặc sử dụng các loại ván ép chống ẩm, thì chất liệu này có thể bị phồng, hư hỏng khi tiếp xúc với nước và độ ẩm.
  • Không chịu được nhiệt độ và lửa: Ván ép thường rất dễ bị cháy và nhanh chóng bị phá huỷ nếu tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt độ cao.
  • Một số loại ván ép không thân thiện với môi trường: Các loại keo kết dính trong ván ép có thể chứa các hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất hoặc bỏ đi khi bị hư hỏng.

3. Tổng hợp 19 không gian nội thất đẹp ứng dụng ván ép

Ván ép hiện đang là chất liệu rất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong nội thất bởi các đặc tính nổi bật của nó. Space T gợi ý đến bạn một số không gian nội thất được ứng dụng ván ép dưới đây.

Không gian phòng khách ứng dụng ván ép

Trong phòng khách, ván ép có thể được sử dụng để làm các đồ nội thất như bàn ghế, kệ TV, tủ,... Ngoài ra, ván ép còn có thể được sử dụng để làm vách ngăn, ốp tường,...

Với sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc, ván ép giúp tạo nên những không gian phòng khách đẹp mắt và ấn tượng. Tùy theo phong cách thiết kế của phòng khách, bạn có thể lựa chọn loại ván ép phù hợp.

Dưới đây là một số gợi ý ứng dụng ván ép trong phòng khách:

Tổng hợp 19 không gian nội thất đẹp ứng dụng ván ép

 Tổng hợp 19 không gian nội thất đẹp ứng dụng ván ép

 

Với không gian nội thất đơn giản, sử dụng ván ép để lót sàn giúp ngôi nhà trở nên ấn tượng, mang đến cảm giác thư giãn và gần gũi hơn

Với không gian nội thất đơn giản, sử dụng ván ép để lót sàn giúp ngôi nhà trở nên ấn tượng, mang đến cảm giác thư giãn và gần gũi hơn

Bạn có thể sử dụng ván ép làm vách ngăn để chia không gian thành những khu vực riêng biệt

Bạn có thể sử dụng ván ép làm vách ngăn để chia không gian thành những khu vực riêng biệt

Vách ngăn ván ép giúp tiết kiệm được diện tích nhưng vấn đáp ứng được các nhu cầu về sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Vách ngăn ván ép giúp tiết kiệm được diện tích nhưng vấn đáp ứng được các nhu cầu về sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Những sản phẩm ván ép đều mang tính thẩm mỹ cao, đồng thời khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như: biến dạng, mối mọt,...

Những sản phẩm ván ép đều mang tính thẩm mỹ cao, đồng thời khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như: biến dạng, mối mọt,...

 

Chúng có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến phức tạp.

Chúng có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến phức tạp.

Ván ép cũng có thể được sơn hoặc phủ laminate để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt

Ván ép cũng có thể được sơn hoặc phủ laminate để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt

 

Nội thất từ gỗ ván ép có thể được thiết kế và sản xuất với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, tùy thuộc vào phong cách và sở thích của từng người.

Nội thất từ gỗ ván ép có thể được thiết kế và sản xuất với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, tùy thuộc vào phong cách và sở thích của từng người.

Hoàn thiện phòng ăn, nhà bếp với ván ép

Hiện nay, ván ép được sử dụng rộng rãi trong việc hoàn thiện phòng ăn, nhà bếp. Ván ép có thể được sử dụng để làm tủ bếp, bàn ăn, ghế ăn, kệ bếp,... mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và tiện nghi cho không gian bếp.

Dưới đây là một số gợi ý để sử dụng ván ép trong thi công hoàn thiện phòng ăn, nhà bếp:

Ván ép làm trần nhà

Gỗ ván ép được ứng dụng trong nhiều món nội thất như: tủ, bàn ghế, tủ đựng giày dép, bàn làm việc hay bàn học

Vì tính năng ưu việt của nó, ván ép đã trở thành một vật liệu xây dựng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Vì tính năng ưu việt của nó, ván ép đã trở thành một vật liệu xây dựng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Nội thất từ gỗ ván ép thường có vẻ ngoài đẹp và sang trọng.

Nội thất từ gỗ ván ép thường có vẻ ngoài đẹp và sang trọng.

Các sản phẩm nội thất từ ván ép thường bao gồm các món đồ như bàn ghế, tủ kệ, giường, tủ quần áo, tủ sách, vách ngăn và các vật dụng trang trí khác

Các sản phẩm nội thất từ ván ép thường bao gồm các món đồ như bàn ghế, tủ kệ, giường, tủ quần áo, tủ sách, vách ngăn và các vật dụng trang trí khác

Ngoài ra, ván ép gỗ dán còn có tính năng cách âm, giảm tiếng ồn trong không gian sống và làm việc.

Ngoài ra, ván ép gỗ dán còn có tính năng cách âm, giảm tiếng ồn trong không gian sống và làm việc.

 

Nội thất từ ván ép là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một giải pháp nội thất đẹp, bền, dễ vệ sinh

Nội thất từ ván ép là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một giải pháp nội thất đẹp, bền, dễ vệ sinh

Nó cũng rất linh hoạt và có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nội thất đa dạng như bàn, ghế, tủ, kệ, giường và các vật dụng trang trí khác.

Nó cũng rất linh hoạt và có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nội thất đa dạng như bàn, ghế, tủ, kệ, giường và các vật dụng trang trí khác.

Ứng dụng ván ép làm vách lối đi, trần nhà

Ván ép là một vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm vách lối đi và trần nhà. Ván ép có nhiều ưu điểm như nhẹ, dễ thi công và giá thành hợp lý.

Dưới đây là một số gợi ý về cách ứng dụng ván ép làm vách lối đi, trần nhà:

Ván dán có độ dày đồng đều và mặt bề mịn, giúp cho sản phẩm hoàn thiện có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh.

Ván dán có độ dày đồng đều và mặt bề mịn, giúp cho sản phẩm hoàn thiện có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh.

Ván ép rất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong nội thất

Ván ép rất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong nội thất

 

 

Ván ép okoume làm trần nhà

Ván ép okoume làm trần nhà

Trên đây là những thông tin về ván ép mà Space T muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể tìm được loại vật liệu phù hợp với không gian nội thất của ngôi nhà. Hãy truy cập vào mục kiến thức nội thất của Space T để tìm hiểu thêm!

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công nội thất ván ép uy tín và chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Space T để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Space T - nền tảng kết nối chủ nhà với các chuyên gia thi công nội thất một cách nhanh chóng, luôn sẵn sàng hỗ trợ mang đến cho bạn không gian sống tiện nghi theo phong cách bạn yêu thích. Bạn có thể kết nối miễn phí đến các nhà thầu uy tín chỉ trong 30 giây. Tìm hiểu chi tiết tại đây.

Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop:
1. 
Bàn trang trí
2. Phòng cho bé
3. Bàn học
Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!

0

Bình luận

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí
Space T zaloSpace T phone