Tủ đựng chén bát thường xuyên tiếp xúc với các bụi bẩn và dầu mỡ bắn lên từ quá trình nấu ăn nhưng lại ít được quan tâm và vệ sinh thường xuyên. Theo thời gian những vết bẩn này tích tụ lại rất khó để tẩy rửa và ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như gây mất thẩm mỹ cho căn bếp của bạn. Vì vậy bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên, dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà Space T gửi đến bạn để hồi sinh chiếc tủ đựng chén bát của mình.
1. Tại sao cần vệ sinh tủ đựng chén bát
Bạn có thể lau bề mặt bếp thường xuyên, tuy nhiên tủ đựng chén bát lại không được bạn chú ý
nhiều trong việc lau dọn hàng ngày, nhưng đây lại là điều nên được duy trì thường xuyên vì:
- Bụi bẩn, mảnh vụn thức ăn, dầu mỡ trong quá trình nấu ăn theo thời gian sẽ bám dính lấy bề mặt tủ và rất khó để loại bỏ.
- Tủ đựng chén bát không sạch sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, các loại vi khuẩn có thể bám vào tay nắm, thành tủ…
- Việc vệ sinh tủ có thể hạn chế sự xuống cấp, mối mọt, ẩm mốc…
2. Nên vệ sinh tủ đựng chén bát bao lâu 1 lần?
Tốt nhất bạn nên lau bề mặt tủ hàng tuần, hoặc ít nhất hai tuần một lần. Nhưng đối với phần bên trong tủ, bàn cần làm sạch sau vài tháng để đảm bảo vệ sinh. Nếu việc dọn sạch toàn bộ căn bếp nghe có vẻ khó khăn và tốn nhiều thời gian, bạn có thể chia nhỏ công việc và vệ sinh từng phần của căn bếp.
3. Hướng dẫn chi tiết vệ sinh tử đựng chén bát
Dụng cụ vệ sinh tủ đựng chén bát
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị dụng cụ, bao gồm:
- Khăn lau
- Bàn chải đánh răng cũ
- Nước rửa chén
- Chất tẩy rửa, đánh bóng chuyên dụng như Cif Cream
- Baking soda, chanh hoặc giấm
3.1 Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng nhựa
Tủ đựng chén bát bằng nhựa
Bước 1: Làm sạch bụi bẩn bám ở mặt ngoài của tủ
Nếu tủ bếp của bạn vừa khít với trần nhà thì chỉ cần vệ sinh xung quanh tủ, còn nếu không thì bạn cần lưu ý đến nóc tủ, đây là nơi khuất tầm nhìn và dễ đóng bụi bẩn nhất. Đối với tủ nhựa thì các vết bẩn bám lâu sẽ gây ra vết ố và khó để tẩy rửa.
- Bạn có thể dùng chổi để quét bớt bụi sau đó dùng giấm hoặc baking soda, để yên vài phút và lau sạch bằng khăn hoặc giấy.
- Sau đó dùng bình xịt một lớp dung dịch tẩy rửa và lau lại bằng khăn khô.
Bước 2: Dọn sạch mọi thứ có trong tủ đựng chén ra ngoài
Bắt đầu với ngăn tủ cao nhất và dọn sạch đồ bên trong, nếu bạn không có đủ không gian để chứa cùng lúc nhiều món đồ trên mặt bàn, lời khuyên là chia tủ thành nhiều phần và dọn theo từng ngăn.
Lưu ý:
- Dọn tủ và lau chùi từ trên xuống;
- Kiểm tra hạn sử dụng của một số sản phẩm;
- Bỏ đi những thứ không dùng nữa;
- Sắp xếp và cho các món đồ còn dư vào túi;
- Rửa lại đồ bị dính bụi bẩn;
Bước 3: Làm sạch bên trong tủ
- Pha nước rửa chén vào tô nước nhỏ
- Sử dụng miếng bọt biển hoặc khăn thấm dung dịch và lau sạch các vết bẩn
- Lau mặt trên, dưới, hai mặt cạnh, các khe úp chén…
- Thay nước rửa khi thấy nó chuyển sang màu sẫm do bụi bẩn
- Để khô hoặc sử dụng khăn khô để lau lại bề mặt
Bước 4: Làm sạch mặt trước của tủ
Đối với tủ nhựa, bạn thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, không sử dụng bàn chải cứng để chà sát vết bẩn vì nó sẽ làm tróc lớp sơn phủ trên bề mặt, gây mất thẩm mỹ. Lưu ý lău cả phần bản lề mặt trên của cửa tủ.
- Sử dụng một miếng vải hoặc khăn sạch, ẩm để lau
- Thấm dung dịch và lau từ trên xuống theo chuyển động tròn
- Lau lại lần hai với nước sạch để đảm bảo sạch xà phòng
- Dùng khăn khô lau lại bể mặt
Bước 5: Lau phần cửa kính hoặc gương trên bề mặt tủ (nếu có)
- Xịt nước lau kính hoặc hỗn hợp giấm trắng pha loãng vào khăn, không xịt trực tiếp vào bề mặt kính vì dung dịch tẩy rửa có thể làm hỏng phần keo và mối nối với khung.
- Lau sạch và dùng vải sợi hoặc khăn giấy khô để lau lại một lần nữa.
Bước 6: Lau tay cầm và bản lề
- Sử dụng nước rửa chén pha loãng để loại bỏ vết dầu mỡ.
- Đối với các khớp nối tay cầm, bạn nên dùng bàn chải đánh răng cũ để cọ rửa
Lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hỏng và xước lớp sơn phủ bên ngoài tủ nhựa.
Vệ sinh tay cầm và bản lề tủ
Bước 7: Sắp xếp lại các vật dụng
Sau khi hoàn thành việc vệ sinh, bẹn nên để chúng khô tự nhiên hoặc cách 1-2 giờ để sắp xếp lại đồ dùng nhằm tránh bị ẩm mốc và ám mùi chất tẩy rửa. Lời khuyên hữu ích ở đây là bạn nên đặt một tờ giấy thấm dầu trên đế của các ngăn tủ chứa các món đồ khó lau chùi như mật ong, gia vị, dầu ăn…
3.2 Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng inox
Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng inox tương tự với các bước vệ sinh tủ bằng nhựa ở phía trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Inox là vật liệu phổ biến được sử dụng trong nhiều sản phẩm gia dụng. Nó thường được mạ một lớp crôm để chống ăn mòn và xỉn màu. Tuy nhiên, theo thời gian lớp bảo vệ này có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn và dầu mỡ.
- Chất tẩy rửa nên dùng cho inox: Baking soda, giấm, Dab, dầu đánh bóng, Windex…
- Sử dụng dầu đánh bóng để tủ đựng chén của bạn trông như mới.
- Không nên dùng bàn chải hoặc miếng chà xoong bằng sắt để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu vì nó có thể làm xước lớp mạ và gây rỉ sét, ố màu.
3.3 Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng nhôm và kính
Vệ sinh tủ đựng chén bằng nhôm
Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng nhôm tương tự với các bước vệ sinh đầu bài và để có một chiếc tủ đựng chén bát trắng sáng như mới, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Nhôm là kim loại có tính bền vững, không bị ăn mòn và không bắt lửa. Tủ bếp bằng nhôm khá chắc chắn, an toàn, vệ sinh, không bị mối mọt, không thấm nước và chống han gỉ.
- Loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bằng miếng vải hoặc khăn ẩm. Rửa sạch với nước và lau khô.
- Lau sạch các vết bẩn bám lâu ngày bằng Cif hoặc dung dịch tẩy rửa.
- Để tủ khô hoàn toàn mới bắt đầu sắp xếp đồ dùng vào.
3.4 Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng gỗ nhân tạo
Tủ đựng chén bát bằng gỗ nhân tạo
Làm tương tự các bước hướng dẫn ở trên và những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn đánh bóng chiếc tủ bằng gỗ nhân tạo của mình.
- Sử dụng baking soda để xử lý các vết bẩn đóng dày: Trộn baking soda với nước tạo thành hỗn hợp đặc, nhúng một miếng khăn vào nó và bắt đầu xử lý vết bẩn. Nếu nó vẫn không nhúc nhích, hãy bôi hỗn hợp lên vết bẩn và ngâm chúng trong 15 phút, sau đó và sạch.
- Đánh bóng mặt ngoài của tủ bằng sáp đánh bóng: Chà chất đánh bóng lên một phần tử theo chuyển động tròn, bạn nên chia tủ thành nhiều phần để không bỏ sót bất kỳ phần nào của tủ.
- Hạn chế sử dụng nước quá nóng vì nó có thể gây bong lớp phủ gỗ nhân tạo.
- Nếu tủ đựng chén bát của bạn có quá nhiều vết sứt mẻ, ố màu trông không đẹp mắt, hãy xem xét việc sơn lại tủ.
3.5 Cách vệ sinh tủ đựng chén bát bằng gỗ tự nhiên
Tủ đựng chén bát bằng gỗ
Gỗ tự nhiên là loại vật liệu chắc chắn, có tuổi thọ cao. Tuy nhiên chúng lại dễ bám bẩn nhất nếu không được lau dọn thường xuyên, theo thời gian tủ gỗ của bạn sẽ bị xỉn màu và mất thẩm mỹ.
Bạn thực hiện vệ sinh tủ đựng chén bát theo các bước đầu bài và lưu ý một số điểm sau để giúp tủ gỗ của bạn trông tươi mới hơn.
- Pha dung dịch giấm trắng với nước để làm sạch, nên sử dụng chất làm sạch nhẹ để không làm cong vênh, biến màu hoặc mất lớp sơn phủ.
- Không lau bằng khăn quá ướt và để tủ bị đọng nước.
- Thường xuyên lau chùi phần bên ngoài tủ đựng chén bát bằng gỗ
- Đánh bóng phần gỗ bằng sáp, nếu không có sáp chuyên dụng bạn có thể pha hỗn hợp dầu thực vật với baking soda, sau đó xoa đều lên mặt gỗ và lau lại bằng khăn khô.
Với tất cả những hướng dẫn và mẹo làm sạch tủ đựng chén bằng các dụng cụ có sẵn trong nhà, việc vệ sinh chúng chưa bao giờ dễ dàng hơn. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về cách vệ sinh tủ đựng chén bát sẽ giúp ích cho bạn. Theo dõi Space T để cập nhật những bài viết chia sẻ kiến thức thú vị nhé!
Bình luận

Kết nối nhanh với đối tác nội thất của Space T
Báo giá từ nhiều công ty đối tác của Space T
Bài viết liên quan